Nhận diện vũ khí trên không đáng sợ nhất của Trung Quốc
Tên lửa siêu thanh, máy bay ném bom H-6, tên lửa DH-10, máy bay cảnh báo KJ-2000 là những thứ vũ khí trên không khiến Mỹ e dè.
Tạp chí National Interest của Mỹ cho hay, Không quân Trung Quốc đang sở hữu các loại vũ khí tác chiến trên không rất mạnh có thể thách thức các cường quốc như Mỹ và Nhật Bản. Trong đó vũ khí siêu thanh WU-14 đứng vị trí đầu tiên. Loại vũ khí này trong tương lai có thể sẽ được dùng để vận chuyển vũ khí hạt nhân tới mọi “ngóc ngách” trên thế giới.
Tên lửa siêu thanh WU-14
Trung Quốc đang tích cực nghiên cứu hệ thống vũ khí siêu thanh (tốc độ 5 – 10 Mach), ngày 7/8/2014 nước này đã thực hiện cuộc thử nghiệm thứ 2 đối với thiết bị bay lướt siêu thanh WU-14 tại trung tâm phát triển vệ tinh Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, nhưng lần thử nghiệm này đã bị thất bại.
Tên lửa siêu thanh WU-14
Lần thử nghiệm gần đây của Trung Quốc liên quan đến việc sử dụng cái gọi là phương thức “đẩy” để thiết bị bay đạt tốc độ siêu thanh. Vũ khí do tên lửa đẩy hoặc tên lửa đạn đạo đặc biệt vận chuyển vào tầng khí quyển, sau đó với tốc độ siêu thanh quay lại trái đất.
Lợi thế về tốc độ đồng nghĩa với việc vũ khí siêu âm có thể bay với vận tốc rất nhanh, đồng thời vũ khí siêu thanh này rất khó bị hệ thống phòng không của đối phương đánh chặn.
Máy bay cảnh báo sớm KJ-2000
KJ-2000 là máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không do Trung Quốc phát triển, dùng khung thân cơ sở máy bay vận tải Il-76 của Nga.
Giống với thiết kế E-3 Sentry của Mỹ, KJ-2000 là một loại máy bay thân rộng, phía trên được lắp radar hình đĩa có thể xoay, có thể phát hiện máy bay ngoài phạm vi hơn 300 dặm.
Đối với các hoạt động của không quân hiện đại trong vùng chiến sự, không quân cần phải bảo vệ không phận có diện tích lớn, hoặc không quân phải thực hiện nhiệm vụ viễn chinh thì máy bay cảnh báo sớm và kiểm soát là rất quan trọng. Đối với Trung Quốc, máy bay cảnh báo KJ-2000 chủ yếu được sử dụng để mở rộng phạm vi bao phủ của mạng lưới giám sát của Trung Quốc, đưa Biển Đông và biển Hoa Đông vào trong phạm vi bao phủ của nó.
Máy bay cảnh báo sớm KJ-2000
Video đang HOT
KJ-2000 chủ yếu được dùng để tìm kiếm máy bay đối phương, chỉ huy và kiểm soát máy bay chiến đấu Trung Quốc đánh chặn, tấn công. Một máy bay KJ-2000 có thể sử dụng radar quét máy bay đối phương từ các phía, để máy bay chiến đấu của Trung Quốc có thể tắt radar của máy bay, tăng độ khó cho đối phương trong việc tìm máy bay chiến đấu của Trung Quốc.
Với khoảng cách của hoạt động trên không và bờ biển của Trung Quốc không ngừng mở rộng, khoảng cách đến radar mặt đất ngày càng xa, dường như máy bay cảnh báo sớm như KJ-2000 là tài sản không thể thiếu chỉ dẫn cho máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Loại máy bay này cũng đã được Trung Quốc triển khai đến cái gọi là “vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông”.
Việc thiếu máy bay cảnh báo sớm của Trung Quốc cũng hạn chế khả năng duy trì hoạt động trên không của nước này tại Hoa Đông và Biển Đông. Nếu Không quân Trung Quốc muốn duy trì hoạt động trên không quy mô lớn và tần suất cao trong một thời gian tương đối dài, thì phài có nhiều máy bay cảnh báo trên không.
Máy bay ném bom H-6
H-6 là một loại máy bay ném bom hạng nặng đầu tiên của Trung Quốc, cũng là duy nhất hiện nay của nước nay. Sau khi có được giấy phép sản xuất của Liên Xô và bắt đầu chế tạo loại máy bay ném bom H-6, thì Trung Quốc cũng không ngừng tiến hành nâng cấp đối với loại máy bay này.
Có thông tin cho rằng, Không quân Trung Quốc hiện có khoảng 80 máy bay ném bom H-6 có khả năng mang vũ khí hạt nhân và tên lửa hành trình. Ngoài ra, còn có chừng 10 máy bay tiếp dầu trên không được phát triển dựa trên H-6 (nhưng tính năng hạn chế, chỉ tiếp dầu được cho máy bay J-8II, J-10).
Không quân Hải quân Trung Quốc cũng có khoảng 30 máy bay H-6 dùng để thực hiện nhiệm vụ trinh sát và chống hạm, những máy bay này trang bị tên lửa chống hạm YJ-83.
Máy bay ném bom H-6
Tầm bay xa và tải trọng lớn là 2 đặc điểm mạnh nhất của máy bay ném bom H-6. Biến thể H-6K có thể mang được 6 quả tên lửa hành trình tầm xa CJ-10. Việc máy bay H-6 phối hợp với tên lửa CJ-10 có thể cung cấp khả năng tấn công chính xác từ xa đối với mục tiêu mặt đất cho quân đội Trung Quốc.
Hiện nay Trung Quốc đang nghiên cứu máy bay ném bom kiểu mới có thể thay thế H-6, lý do có thể là tiềm lực của máy bay H-6 tương đối có hạn. Máy bay thay thế của H-6 được các nhà quan sát quân sự Trung Quốc gọi là “H-X”, loại máy bay ném bom mới này chắc chắn sẽ có tính năng tàng hình và khả năng tiếp dầu trên không.
Tên lửa hành trình DH-10
Khả năng của tên lửa hành trình Trung Quốc được bảo phủ một lớp cát bí mật, thế giới bên ngoài biết rất ít về loại tên lửa hành trình của nước này.
Tên lửa hành trình DH-10 của Trung Quốc đã phát triển mười mấy năm, việc nghiên cứu phát triển loại tên lửa này có thể đã được nước này sử dụng công nghệ tên lửa Tomahawk của Mỹ. Tuy nhiên, cũng có thông tin cho rằng DH-10 sao chép công nghệ các mẫu tên lửa của Liên Xô.
Lầu Năm góc dự đoán tầm bắn của tên lửa hành trình DH-10 khoảng 3.000-4.00km, tương đương với phiên bản mới nhất của tên lửa Tomahawk Block IV-E.
Tên lửa hành trình DH-10A
Tên lửa DH-10 được trang bị nhiều công nghệ dẫn đường gồm: dẫn đường quán tính; dẫn đường vệ tinh; hệ thống so sánh biên dạng địa hình… cho độ chính xác cực cao, CEP 10m.
Các chuyên gia nhận định, DH-10 có thể thay thế máy bay tiêm kích có người lái tấn công mục tiêu từ xa. Điểm khác với tên lửa đạn đạo là tên lửa hành trình có thể tránh được radar đối phương và có thể tấn công chính xác mục tiêu. Tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo hiệp đồng tác chiến, áp chế hệ thống phòng vệ đối phương là một phương thức triển khai lý tưởng.
Máy bay chiến đấu J-20
Trung Quốc đã gia nhập vào cuộc đua máy bay chiến đấu thế hệ 5 với chương trình J-20 do Tập đoàn Thành Đô chủ trì. Đây là dự án máy bay chiến đấu tham vọng nhất của Trung Quốc, tuy nhiên thiết kế này vẫn đang trong giai đoạn phát triển, nhưng đối với ngành công nghiệp hàng không tương đối trẻ của Trung Quốc mà nói, thì việc có được những thành tựu này vẫn điều ấn tượng.
Có thông tin cho rằng, mẫu thử J-20 trang bị động cơ phản lực WS-10 của nước này hoặc động cơ AL-31F của Nga, nhưng gần như có thể khẳng định rằng 2 loại động cơ này đều là lựa chọn tạm thời của Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu J-20
Vấn đề lớn nhất liên quan đến máy bay chiến đấu J-20 là mục đích thiết kế của nó. Hai khoang vũ khí của máy bay có thể mang được tên lửa không đối không, không đối đất hoặc đối hạm. Loại máy bay chiến đấu 2 động cơ này giống với máy bay chiến đấu F-111 của Mỹ hoặc Su-30 của Nga, tầm bay và khoang vũ khí có thể giúp nó trở thành máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không hoặc cũng có thể trở thành máy bay ném bom. Nó thậm chí có thể trở thành máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ giống như F-15E Strike Eagle của Mỹ.
Dự kiến, máy bay chiến đấu J-20 sẽ được trang bị vào năm 2020. Tuy nhiên có suy đoán cho rằng, với kinh nghiệm thiết kế máy bay chiến đấu của Trung Quốc còn yếu so với Nga-Mỹ thì việc phát triển tiêm kích hệ 5 là rất khó khăn. Cho nên, việc J-20 có thể gia nhập không quân trong 6 năm tới là không khả thi.
Theo Kiến Thức
Hải quân, không quân Trung Quốc tập trận lớn nhất lịch sử
Trung Quốc cho biết cuộc tập trận chung giữa lực lượng hải quân và không quân nước này ở trên Hoa Đông sẽ là cuộc tập trận lớn nhất trong lịch sử, khác xa với các cuộc tập trận truyền thống trước đó, nhằm chuẩn bị tốt hơn cho những cuộc chiến thật sự.
Cuộc tập trận sắp tới mà Trung Quốc loan báo sẽ khác với các cuộc tập trận truyền thống, nhằm nâng cao khả năng chiến đấu thực sự của quân đội.
Không quân và hải quân sẽ lần đầu tiên tổ chức một cộc tập trận không quân chung, đặt binh sỹ nước này trong những cuộc đối đầu thực sự, thay vì những kịch bản đã lên kế hoạch, nhằm nâng cao tính sẵn sàng chiến đấu, trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ trên Hoa Đông với Nhật vẫn còn âm ỉ.
Theo tờ PLA Daily, cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc, cuộc tập trận có sự tham gia của một đơn vị không quân thuộc Hạm đội Hoa Đông của hải quân và một đơn vị chiến đấu cơ của lực lượng không quân, thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).
Các binh sỹ sẽ tiến hành các cuộc đối đầu trực tiếp và sẽ có sự tham gia của chiến đấu cơ thế hệ thứ ba của Trung Quốc, loại được sử dụng rộng rãi trên đất liền.
Tờ báo không cho biết chi tiết về vị trí và thời gian của cuộc tập trận.
Tập trận nhằm phá vỡ rào cản giữa các nhánh khác nhau của PLA và sẽ mở đường cho các cuộc tập trận hỗn hợp thường xuyên hơn nữa, tờ báo cho hay.
Bài báo cũng nhận định cuộc tập trận cho thấy đây là hình thức thử nghiệm và nâng cao khả năng chiến đấu của các lực lượng trong quân đội.
"Tập trận quân sự của Trung Quốc trước thường có kịch bản đã soạn sẵn giữa "quân đỏ" và "quân xanh", kẻ thù. Dĩ nhiên "quân đỏ" sẽ thắng", nhà phân tích quân sự ở Ma Cao Antony Wong Dong cho hay. "Những cuộc tập trận không quân như kế hoạch mới này rất phổ biến ở Mỹ. Nhưng Trung Quốc đã bị bỏ xa".
Vì vậy sự chuyển hướng trong các cuộc tập trận này phản ánh chỉ đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, người thường xuyên kêu gọi tập trận quân sự cần phải giống chiến trận thật hơn nữa.
"Phi công Trung Quốc không ở trong một cuộc chiến thật trong suốt nhiều năm qua. Họ đã có những giờ bay rất dài, chủ yếu là trình diễn, nhưng kỹ năng chiến đấu của họ lại rất yếu", tướng về hưu Xu Guangyu cho biết. "Khi căng thẳng leo thang mới tập luyện sẽ là quá muộn".
Wong cho biết đơn vị chiến đấu cơ tham gia tập trận chắc chắn thuộc quân khu Nam Kinh và cuộc tập trận nhiều khả năng diễn ra trên Hoa Đông. "Chắc chắn cuộc tập trận là lời cảnh báo tới Nhật, và thậm chí là Mỹ", ông cho hay.
Hồi cuối tháng 7, một loạt chuyến bay ở các sân bay chính tại miền đông Trung Quốc đã bị trễ giờ khi PLA tiến hành đợt tập trận ở ngoài khơi bờ đông nam nước này.
Trung Anh
Theo SCMP
Trung Quốc: Chiến đấu cơ Nhật Bản xâm phạm vùng phòng không ADIZ Trung Quốc tuyên bố một số chiến đấu cơ Nhật Bản ngày 6/8 đã xâm phạm vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Trung Quốc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trinh sát. Tân Hoa Xã dẫn lời phát ngôn viên Không quân Trung Quốc, ông Shen Jinke tuyên bố ngày 7/8 nói rằng các máy bay Trung Quốc đã theo dõi...