Nhận diện vũ khí “khủng” trong duyệt binh của Indonesia
Hàng nghìn binh lính cùng hàng trăm vũ khí hiện đại của Indonesia vừa có cuộc duyệt binh lớn kỉ niệm 69 năm thành lập quân đội.
Quân đội Indonesia là một trong những lực lượng quân sự mạnh nhất khu vực Đông Nam Á. Ước tính quân thường trực khoảng 476.000 người, ngân sách quốc phòng năm 2013 ước tính 8,4 tỷ USD.
Quân đội Indonesia được trang bị dàn vũ khí hiện đại thuộc hàng bậc nhất khu vực. Ngoài ra, nước này còn tự chủ được sản xuất không ít các loại vũ khí gồm có súng, pháo, xe thiết giáp, máy bay, tàu chiến. Có thể nói, công nghiệp quốc phòng Indonesia đứng đầu khu vực cùng Singapore.
Trong ảnh là đội hình xe tăng chiến đấu hạng nhẹ AMX-13 của Lục quân Indonesia. Đây từng là là loại xe tăng “xương sống” của lực lượng tăng – thiết giáp Indonesia (số lượng 275 chiếc). AMX-13 do Pháp sản xuất, trang bị pháo 75mm.
Xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại Leopard 2A4 của Lục quân Indonesia trong màn thao diễn cùng các binh sĩ. Indonesia đã mua 103 xe tăng Leopard 2A4/2A6 từ Đức để tăng cường sức mạnh, hiện đã nhận 26 chiếc. Đây là một trong những loại xe tăng hiện đại nhất thế giới hiện nay, trang bị giáp phức hợp, pháo nòng trơn 120mm cùng hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến.
Xe chiến đấu bộ binh mạnh nhất thế giới BMP-3 của Lính thủy Đánh bộ Indonesia trong cuộc duyệt binh.
Xe chiến đấu bộ binh mới nhất của Lục quân Indonesia Marder 1A3 mới được nhập khẩu từ Đức cùng lô xe tăng Leopard 2A4. Loại xe này được trang bị pháo 20mm cùng tên lửa chống tăng Milan.
Video đang HOT
Xe đặc chủng của lực lượng đặc nhiệm Indonesia.
Các binh sĩ Lính thủy đánh bộ Indonesia trong bài đồng diễn chiến đấu.
Vận tải cơ CN-295 do Indonesia sản xuất theo công nghệ của Airbus Military đang thả lính dù.
Trên biển, đội hình tàu chiến và máy bay của Hải quân Indonesia thực hiện cuộc duyệt binh hoành tráng phô diễn sức mạnh của xứ sở vạn đảo. Hải quân Indonesia được xem là lực lượng quân sự trên biển lớn nhất Đông Nam Á với quân thường trực 74.000 người, 150 tàu các loại và 55 máy bay.
Một trong các tàu vận tải độ bộ lớn nhất Hải quân Indonesia thuộc lớp Makassar mang tên KRI Banda Aceh (593). Con tàu có lượng giãn nước toàn tải 11.394 tấn, dài 122-125m, chở được 40 xe thiết giáp, 218 lính, 2 tàu đổ bộ nhỏ.
Trực thăng tấn công hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á AH-64E bay bên cạnh tàu hộ vệ tên lửa KRI Ahmad Yani (351).
Hải quân Indonesia hiện sở hữu tới 13 tàu hộ vệ tên lửa cỡ lớn, tương lai con số này sẽ là 15 khi hoàn thành việc chế tạo 2 tàu hộ vệ Sigma 10514.
Hải quân Indonesia cũng có đội tàu săn ngầm đông nhất khu vực Đông Nam Á, với tổng cộng 16 tàu hộ vệ săn ngầm Project 133 Parchim mua từ Đức. Con tàu được trang bị pháo 57mm AK-725, 30mm AK-230, rocket chống ngầm RBU-6000 và ngư lôi 400mm.
Xe chiến đấu bộ binh mạnh nhất thế giới của Lính thủy đánh bộ Indonesia “vừa bay vừa bắn”. BMP-3 do Nga sản xuất, được trang bị pháo 100mm tích hợp bắn tên lửa chống tăng qua nòng, pháo bắn nhanh 30mm, đại liên 7,62mm, có khả năng lội nước tốt.
Không quân Indonesia cũng thuộc lớn trong khu vực với 37.850 quân cùng 510 máy bay (trong đó có 110 chiến đấu cơ). Indonesia sở hữu nhiều loại chiến đấu cơ hiện đại như Su-27/30l F-16, Hawk Mk.209…
Trong ảnh là một trong các máy bay chiến đấu đa năng F-16 của Không quân Indonsia bay biễu diễn trong ngày kỷ niệm 69 năm thành lập quân đội.
Trực thăng hải quân AS565 Panther do Pháp sản xuất, trang bị cho Quân đội Indonesia.
Theo_Kiến Thức
Cuộc đối đầu mới ở biển Đông
Quan hệ giữa Indonesia và Trung Quốc sẽ là một trong những thách thức hàng đầu trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Joko Widodo, người dự kiến tuyên thệ nhậm chức vào tháng 10 này.
Sự gia tăng hiện diện của Trung Quốc ở biển Đông đang đưa tàu tuần tra và tàu cá nước này vào thế đối đầu với tàu của Indonesia. Ngay cả khi Jakarta tuyên bố không có tranh chấp nào với Bắc Kinh thì những hành động của Trung Quốc cho thấy điều ngược lại.
Dù không phải là nước duy nhất có ngư dân đánh bắt bất hợp pháp trong vùng biển Indonesia nhưng chỉ Trung Quốc mới sử dụng lực lượng an ninh biển để khuyến khích và hỗ trợ trực tiếp ngư dân mình đánh bắt trên vùng biển của nước khác.
Tình trạng này nếu tiếp diễn chắc hẳn sẽ gây căng thẳng, nhất là khi những tuyên bố trong suốt chiến dịch tranh cử và sau đắc cử của ông Widodo đều nhấn mạnh việc bảo vệ lợi ích trên biển, trong đó có nỗ lực đối phó tàu cá nước ngoài hoạt động trái phép.
Tổng thống đắc cử Indonesia gần đây tuyên bố nước này cần quyết liệt ngăn chặn thất thoát tài nguyên biển - một dấu hiệu cho thấy ông sẽ quyết đoán hơn đối với một số ưu tiên đối ngoại.
Căn cứ không quân Ranai trên quần đảo Natuna. Ảnh: Reuters
Bên cạnh nỗi lo mất tài nguyên, điều khiến Indonesia quan ngại hơn về lâu dài là sự bành trướng của Trung Quốc ở biển Đông. An ninh tại quần đảo Natuna của Indonesia đã được siết chặt kể từ khi Trung Quốc tung ra tấm bản đồ vẽ cái gọi là "đường lưỡi bò" bị Jakarta cáo buộc "liếm" luôn lãnh hải mình.
Đây không phải lần đầu Bắc Kinh dòm ngó vùng biển quanh quần đảo Natuna. Năm 1996, khoảng 20.000 binh sĩ Indonesia đã tham gia một trong những cuộc tập trận hải quân lớn nhất lịch sử nước này tại vùng biển nêu trên nhằm cảnh báo Trung Quốc.
18 năm sau, ông Desi Albert Mamahit - Phó Đô đốc kiêm Giám đốc Cơ quan Điều phối An ninh biển Indonesia - tiếp tục lên tiếng lo ngại tranh chấp ở biển Đông sớm muộn gì cũng tác động đến Indonesia.
Theo ông, vùng biển quanh Natuna nằm rất gần khu vực tranh chấp ở biển Đông, trong khi Trung Quốc chưa làm rõ những tuyên bố liên quan đến nơi này. "Đây là mối đe dọa thật sự với Indonesia và chúng ta cần chuẩn bị các biện pháp đối phó" - ông Desi cảnh báo.
Trong khi đó, Trung Quốc được cho là muốn mọi thứ càng mơ hồ càng tốt để rảnh tay xử lý tranh cãi chủ quyền với các nước láng giềng khác. Những hành động khiêu khích trên biển thời gian qua của Bắc Kinh càng khiến Jakarta thêm cảnh giác.
Gần đây, quân đội Indonesia cho biết sẽ đưa thêm binh sĩ đến Natuna, đồng thời có kế hoạch nâng cấp căn cứ không quân Ranai trên quần đảo để chứa thêm máy bay chiến đấu và trực thăng tấn công.
Trang The Diplomat nhận định Trung Quốc có thể trả giá đắt nếu chọc giận Indonesia, nước đang theo đuổi vai trò trung gian hòa giải tại biển Đông.
PHƯƠNG VÕ
Theo_Người lao động
Những xe chiến đấu bộ binh hầm hố nhất thế giới Xe chiến đấu bộ binh Puma với lớp giáp composite AMAP chống chịu rất tốt với các loại đạn động năng được đánh giá là chiếc xe được bảo vệ tốt nhất hiện nay. Xe chiến đấu bộ binh (IFV) Dardo được chế tạo để thay thế vai trò của xe thiết giáp M113 trong quân đội Italia. Dardo phục vụ chiến đấu...