Nhận diện và kiểm soát nguy cơ ô nhiễm các hồ chứa nước sinh hoạt
Bảo vệ nguồn nước là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu để phát triển bền vững. Ngành TN-MT đã có đánh giá, nhận diện các nguy cơ đe dọa an toàn nguồn nước, từ đó đưa ra các giải pháp bảo vệ.
Nhờ vậy, đến thời điểm hiện nay chất lượng môi trường nước nói chung và hồ cấp nước sinh hoạt nói riêng của tỉnh vẫn được kiểm soát, đáp ứng các mục đích sử dụng, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Nhân viên Trung tâm Quan trắc môi trường (Sở TN-MT) kiểm tra các chỉ số quan trắc tự động tại hồ Đá Đen.
NHẬN DIỆN CÁC NGUY CƠ GÂY Ô NHIỄM
Theo báo cáo của Sở TN-MT, hiện nay nguồn cung cấp nước phục vụ sinh hoạt chính và chủ yếu cho người dân trên địa bàn tỉnh được lấy từ 8 hồ chứa gồm: Hồ sông Ray, hồ Đá Đen, hồ Đá Bàng, hồ Suối Cát, hồ Châu Pha, hồ Kim Long, hồ Sông Hỏa và hồi núi Nhan. Tổng dung tích của 8 hồ là 243 triệu m3 trong đó hồ sông Ray và hồ Đá Đen đóng góp đến 90%. Theo PGS-TS Phạm Hồng Nhật, Viện Nhiệt đới môi trường, các hồ chứa nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh BR-VT được xây dựng trên các khu vực có địa hình cao (đồi, núi) nên chất lượng nước khá tốt, không bị ảnh hưởng chua, phèn, mặn, có độ khoáng hóa trung bình, phù hợp cho các nhu cầu cấp nước như sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp…
Video đang HOT
Ngành TN-MT nhận diện, có 3 nguy cơ chính gây ô nhiễm các hồ chứa nước sinh hoạt gồm: phát thải trong hoạt động sản xuất nông nghiệp; phát thải trong hoạt động sản xuất công nghiệp và chất thải sinh hoạt. Trong đó, hoạt động sản xuất nông nghiệp có nguy cơ cao nhất, bởi hầu hết các hồ chứa nước đều ở khu vực nông thôn, tập trung nhiều cơ sở chăn nuôi nên nếu không kiểm soát đúng quy định xả thải ra môi trường làm ô nhiễm nước mặt và nước ngầm, dẫn đến ô nhiễm nước hồ chứa. Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón trong trồng trọt còn tương đối phổ biến, bao bì thuốc BVTV chưa được thu gom triệt để nên các hợp chất chứa ni tơ và các chất thải nguy hại đi vào nguồn thải phân tán và cuối cùng là đi vào hồ chứa.
Về hoạt động công nghiệp, nước thải công nghiệp từ các nhà máy riêng lẻ hoặc các KCN chưa xử lý đạt chuẩn có thể theo dòng nước mặt đi vào hồ chứa. Đặc biệt, một số ngành công nghiệp phát sinh chất thải nguy hại trong nước thải là rủi ro lớn cho nguồn nước tiếp nhận. Điển hình là trường hợp nước thải dệt nhuộm của Công ty TNHH Mei Sheng Textiles Việt Nam đe dọa ô nhiễm nước hồ Đá Đen năm 2016.
Trong khi đó, các nguồn thải khác như nước thải sinh hoạt, rác sinh hoạt phát sinh từ đô thị và từ khu vực nông thôn vẫn chưa được thu gom và xử lý triệt để cũng là nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước, đe dọa an toàn các hồ chứa nước sinh hoạt.
Ngoài 3 nguyên nhân chính nêu trên, ngành TN-MT cũng nhận định các nguyên nhân khác có thể ảnh hưởng đến chất lượng các hồ chứa nước sinh hoạt như: Nước mưa chảy tràn làm đục lòng sông hồ; hoạt động khoan giếng trái phép có thể làm sụt mực nước ngầm; khai thác cát đáy hồ làm xáo trộn lớp đáy, tăng độ đục, khuếch tán một số hợp chất từ bùn đáy hồ vào nước…
GIẢI PHÁP BỀN VỮNG
Theo ông Đặng Sơn Hải, Phó Giám đốc Sở TN-MT, để quản lý chất lượng nước tại các hồ cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh cần thực hiện các nhóm giải pháp quản lý cơ bản như: Quản lý bằng quy hoạch; quản lý bằng luật pháp; quản lý bằng cách kiểm soát – theo dõi hoạt động xả thải; quản lý bằng cách kiểm soát về xây dựng, kỹ thuật trong chăn nuôi; truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ các hồ chứa nước sinh hoạt… Trong đó, nhóm quy hoạch sử dụng đất cần thực hiện các biện pháp như: Di dời các nguồn thải có nguy cơ cao ra khỏi thượng nguồn các hồ chứa nước; hạn chế đầu tư các ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm cao. Song song đó, tỉnh cũng cần xem xét trồng và phục hồi rừng đầu nguồn; bảo vệ nghiêm ngặt các đồi cát xung quanh hồ.
Cũng theo ông Đặng Sơn Hải, thời gian qua, để quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chỉ thị, quyết định yêu cầu các Sở, ngành, địa phương tăng cường các giải pháp thực hiện quản lý tài nguyên nước, thực thi chính sách pháp luật về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hoạt động nạo vét, tận thu cát tại các hồ chứa nước; tăng cường công tác quan trắc tự động tại các hồ. Ngoài ra, tỉnh còn ban hành các văn bản yêu cầu các đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm các quy định về quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước. Theo đó, nghiêm cấm các hành vi vi phạm hành lang bảo vệ nguồn nước như: xây dựng nhà cửa, vật kiến trúc, công trình và các hoạt động khác trong hành lang bảo vệ nguồn nước gây đe dọa, làm suy giảm chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước. Ngoài ra, tỉnh còn nghiêm cấm các hành vi gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh rạch, hồ chứa; lấn chiếm, sử dụng trái phép đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước…
Ý thức sống "xanh"
Trồng cây tăng mảng xanh, giảm thiểu rác thải nhựa trong sinh hoạt hằng ngày, tắt máy xe khi dừng đèn đỏ hơn 25 giây, bảo vệ nguồn nước... là những hoạt động thiết thực mà nhiều cơ sở giáo dục tại TP Hồ Chí Minh đã triển khai nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường (BVMT) trong học sinh (HS), sinh viên (SV).
Sinh viên tham gia chương trình Trồng cây gây rừng - Phát triển mảng xanh đô thị của Trường đại học Mở TP Hồ Chí Minh.
Những hành động nhỏ đang lan tỏa dần thành các phong trào lớn.
Không đợi đến khi được Bộ Giáo dục và ào tạo (GD-T) chọn làm đơn vị chủ trì, phối hợp với các đơn vị khác thực hiện chuỗi hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường của ngành giáo dục, mấy năm trở lại đây, phong trào "sống xanh" đã được Trường đại học (H) Mở TP Hồ Chí Minh triển khai rộng khắp. Từ việc khuyến khích giảng viên, cán bộ, công nhân viên đến SV thay chai/ly nhựa tiện lợi bằng đồ thủy tinh đến phong trào xuống đường dọn rác hay chương trình "Tắt máy xe - Bảo vệ chính bản thân bạn"... đều được nhà trường chăm chút tỉ mỉ. Nhà trường còn thành lập Câu lạc bộ OU Green để phát động, tuyên truyền các hoạt động BVMT tới từng cá nhân. "Chúng tôi không tuyên truyền suông mà luôn tạo ra những chương trình, phong trào phù hợp với giới trẻ để kích thích sự sáng tạo, hăng say của các em. Cách truyền tải, quảng bá thông tin cũng phải sao cho gần gũi, năng động để SV không thấy chán và cùng hành động. Nhờ vậy, bản thân các em đã truyền cảm hứng BVMT đến cộng đồng", PGS, TS Nguyễn Minh Hà, Hiệu trưởng Trường H Mở TP Hồ Chí Minh nói.
Những chiếc thùng giấy sơn mầu sặc sỡ đặt ngay hành lang để gom pin cũ, máy lọc nước đặt tại nơi thuận tiện nhất, những chậu cây xinh xắn được bố trí khắp nơi tạo nên nhiều góc xanh thân thiện khiến SV cảm thấy thích thú. Bên cạnh các cuộc thi ý tưởng sáng tạo vì môi trường, giải pháp bảo vệ nguồn nước sạch, viết cảm nhận về phim "Vì môi trường", mới đây, đông đảo SV nhà trường đã thỏa sức sáng tạo trong cuộc thi vẽ tranh cổ động hành động vì môi trường với chủ đề "a dạng sinh học - Hành trình duy trì sự sống". Trần Nhựt Thanh, SV vừa nhận được giải thưởng cao nhất tại cuộc thi với bức tranh sống động thể hiện sự thương cảm dành cho các động vật có nguy cơ tuyệt chủng cho biết: "Khi đăng ký tham gia cuộc thi, em nghĩ bản thân phải vẽ gì đó thật ý nghĩa để gióng hồi chuông cảnh báo về thực trạng xuống cấp đáng báo động của môi trường hiện nay. Rồi vô tình xem một bộ phim về các loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng, em biết mình phải làm gì. Với tác phẩm này, em mong mọi người sẽ cùng chung tay làm những điều nhỏ nhất để bảo vệ động vật, bảo vệ đa dạng sinh học. Trước đó, em cũng đã tham gia một số hoạt động BVMT cùng với các bạn và tự giác thay đổi rất nhiều thói quen. Em tin, mỗi người một tay, tình trạng ô nhiễm trong môi trường sẽ được cải thiện".
Trước đó, Trường H Mở TP Hồ Chí Minh đã tổ chức một hoạt động thú vị thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Tham gia chương trình "Trồng cây gây rừng - Phát triển mảng xanh đô thị" tại rừng phòng hộ ở xã An Thới ông, huyện Cần Giờ không chỉ có SV nhà trường mà còn có nhiều SV đến từ các cơ sở giáo dục H khác. Lê Thị Kim Ngân, SV năm thứ hai, Trường H Kiến trúc TP Hồ Chí Minh cho biết, nhờ tham gia chương trình trồng cây, tìm hiểu về thiên nhiên đã giúp em hình thành suy nghĩ tích cực hơn trong việc BVMT, điều mà trước kia bản thân em chưa hề quan tâm đến. "Mỗi SV chỉ trồng hai, ba cây nhưng nhiều người cùng trồng sẽ tạo được mảng xanh. Khi quay trở về nhà, em đã có cách nhìn nghiêm túc hơn về việc hạn chế xả rác, thay đổi thói quen sử dụng rác thải nhựa, tuyên truyền đến gia đình, bạn bè các hoạt động BVMT. Chúng ta hít thở bầu không khí nhưng lại đang phớt lờ với chất lượng sống của chính mình vì cho rằng đó là chuyện vĩ mô. ã đến lúc ai cũng cần phải thay đổi và làm khác đi", Ngân chia sẻ.
Hệ thống giáo dục phổ thông cũng rất sáng tạo trong việc tuyên truyền, phát động các phong trào BVMT, tái chế rác thải nhựa hiệu quả. Tại TP Hồ Chí Minh, nhiều trường mầm non, tiểu học cũng đã giáo dục trẻ hình thành thói quen tốt như bỏ rác đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng đồ nhựa, chăm sóc cây xanh, tiết kiệm điện, nước, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên... Nhiều năm qua Bộ GD - T đã đưa nội dung giáo dục về BVMT, tài nguyên biển, hải đảo và ứng phó biến đổi khí hậu vào chương trình giáo dục các cấp học, các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục. Bên cạnh đó, các trường cũng chủ động tổ chức nhiều hoạt động hiệu quả để tuyên truyền, thông tin về nội dung này.
ăm 2020, Bộ GD - T phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có kế hoạch thực hiện công tác BVMT với toàn ngành giáo dục. Cùng các hoạt động cụ thể trải rộng khắp cả nước, Bộ GD - T còn xây dựng hệ thống tài liệu, học liệu liên quan đến BVMT phục vụ tốt nhu cầu sử dụng của các trường học và cộng đồng nhằm từng bước nâng cao nhận thức về vấn đề vô cùng quan trọng này trong toàn xã hội. Phát biểu tại lễ mít-tinh và các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Tháng hành động vì môi trường của ngành giáo dục vừa diễn ra ở TP Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ GD - T Nguyễn Văn Phúc cho rằng, với hơn một triệu cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên và hơn 23 triệu HS, SV, ngành GD - T là lực lượng hùng hậu cho công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng nâng cao ý thức, trách nhiệm BVMT, ứng phó biến đổi khí hậu.
Do vậy, cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền thông tin nâng cao ý thức, nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, giảng viên, giáo viên và HS, SV về vấn đề này. ồng thời đổi mới, đa dạng hóa, hiện đại hóa, sáng tạo về hình thức, nội dung phương thức truyền thông theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, kết hợp truyền thông trực tuyến, mạng xã hội, ưu tiên hình thức tuyên truyền qua hệ thống tin nhắn, cổng thông tin điện tử. Song song với tuyên truyền, cũng cần tạo dư luận và áp lực xã hội lên những cá nhân, tổ chức cố tình có những hành động gây hại cho môi trường.
Vùng ven TP Pleiku thiếu nước sinh hoạt trầm trọng Đã hơn một tháng nay, ngày nào gia đình chị Tanh, ở làng Ia Tung (xã Chư Ă, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) cũng phải sang nhà hàng xóm xin nước sinh hoạt (xem ảnh). Nhưng để được đầy một xô nước khoảng 10 lít cũng phải mất 3-4 lần bơm. Mỗi lần bơm lại phải chờ ít nhất 10 phút mới có...