Nhận diện tham nhũng dưới hình thức “lợi ích nhóm”, “sân sau”
Chính phủ cần nhận diện loại nào là tham nhũng dưới hình thức “ lợi ích nhóm” và “sân sau”, từ đó mới có giải pháp hiệu quả …
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu tại phiên họp.
Chính phủ cần nhận diện loại nào là tham nhũng dưới hình thức “lợi ích nhóm” và “sân sau”, từ đó mới có giải pháp hiệu quả được, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị.
Khi đó, Uỷ ban đã dành một buổi chiều 5/9 nghe và thảo luận về báo cáo công tác phòng chống tham nhũng năm 2018 của Chính phủ.
Trước đó, khi báo cáo tình hình tội phạm, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cũng đề cập, qua các vụ án lớn đã xử lý cho thấy, các đối tượng triệt để lợi dụng những sơ hở trong cơ chế, chính sách để thông đồng, tạo ra các “nhóm lợi ích”, hoặc móc ngoặc giữ khu vực nhà nước và doanh nghiệp tạo “sân sau”, “công ty gia đình”, dùng ảnh hưởng của mình để đấu thầu cho các dự án, thâu tóm đất công, cho vay sai nguyên tắc, thế chấp vòng vo, rút tiền của nhà nước, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng.
Uỷ viên Uỷ ban Tư pháp Nguyễn Bá Sơn bình luận,câu chuyện “sân sau” thì bản thân ông đã nghe lâu rồi, cách đây cả chục năm. Nhưng mà gần đây cảm nhận nó là một việc phổ biến của các doanh nghiệp lớn, dứt khoát có “sân sau”, không chỉ có một “sân sau” mà là vài ba “sân sau”.
Chúng ta có thống kê hiện đang có bao nhiêu “sân sau” và chúng ta có thái độ như thế nào với vấn đề này. Cái này không khó nếu chúng ta theo dõi dòng vốn dịch chuyển. Chúng ta phải có giải pháp giảm thiểu và tiến đến làm sạch hiện tượng này, ông Sơn đề nghị.
Một năm trước, thẩm tra báo cáo phòng chống tham nhũng của Chính phủ, Uỷ ban Tư pháp Quốc hội từng nhận định “lợi ích nhóm”, “sân sau” đã không còn là nghi ngờ. Khi đó, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh, trong thời gian tới, định hướng phòng chống tham nhũng cần tập trung phát hiện, xử lý, phòng ngừa đối với tham nhũng dưới hình thức “lợi ích nhóm”, “sân sau”.
Video đang HOT
Phát biểu kết thúc phiên thẩm tra chiều 5/9/2018, Chủ nhiệm Lê Thị Nga nhắc lại đề nghị này và cho biết là sau một năm cũng “không thấy Chính phủ nói gì”.
Cũng liên quan đến vấn đề này, nhóm nghiên cứu của Uỷ ban thẩm tra kiến nghị, Quốc hội, Chính phủ cần tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật, tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ, bảo đảm công tác phòng chống tham nhũng có hiệu lực, hiệu quả. Ban hành Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) và các văn bản quy định chi tiết thi hành để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong công tác này, trong đó chú trọng hoàn thiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, về trách nhiệm giải trình và việc kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, hạn chế sự tác động tiêu cực của hình thức “lợi ích nhóm”, “sân sau”.
Còn băn khoăn về không ít thông tin từ báo cáo năm 2018 của Chính phủ, song đánh giá chung nhiều ý kiến tại phiên họp đều cho rằng kết quả phòng chống tham nhũng đã đạt kết quả tốt hơn năm trước.
Công tác phòng chống tham nhũng trong năm 2018 đã được tiến hành bài bản, đồng bộ và quyết liệt hơn năm 2017, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đánh giá.
“Chúng ta chú trọng cả công tác phòng và công tác chống, nhưng có điểm mới trong năm 2018 là công tác chống tham nhũng đã quyết liệt và đạt được nhiều kết quả rõ nét hơn các năm trước”, Phó chủ tịch nói.
Ý mới nữa mà theo ông Lưu thì báo cáo chưa đề cập là việc xử lý, thu hồi tài sản tham nhũng tốt hơn năm trước rất nhiều.
Về tình hình tham nhũng, Phó chủ tịch nói ông đã cố tìm đọc trong báo cáo của Chính phủ để xem đánh giá của Chính phủ thế nào nhưng chỉ thấy lác đác thôi, chưa rõ.
“Năm 2017 chúng ta nói tình hình tham nhũng vẫn nghiêm trọng, phức tạp, tinh vi. Nhưng năm nay có tinh vi nữa không? Tôi vẫn thấy tình hình tham nhũng nghiêm trọng, tinh vi, nhưng cách thể hiện nó khác hơn, các vụ lớn nghiêm trọng không như giai đoạn trước nữa. Qua kết quả đấu tranh phòng chống tham nhũng như thế, tôi tán thành đánh giá của nhóm nghiên cứu là tình tham nhũng có suy giảm, có xu hướng được ngăn chặn, đẩy lùi”, ông Lưu nói.
Tuy nhiên, cũng như một số vị khác, Phó chủ tịch Quốc hội băn khoăn rằng tại sao những vụ án kinh tế lớn chủ yếu điều tra, truy tố xét xử được về các tội danh như cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng, thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng mà rất ít vụ chứng minh, điều tra được về hành vi tham ô, nhận hối lộ.
Chỗ này là kết quả phòng chống tham nhũng còn hạn chế, là câu hỏi dư luận còn đặt ra, Phó chủ tịch nhấn mạnh.
Vấn đề khác được ông Lưu lưu ý là số liệu về thiệt hại do tham nhũng gây ra được phát hiện qua thanh tra, kiểm toán vẫn chưa được tách bạch rõ ràng. Vấn đề này năm nào, báo cáo nào cũng đề nghị tách bạch, vì nếu đưa tất cả vào thì số liệu lớn lắm, nhưng rồi chuyển sang cơ quan điều tra chỉ có mấy vụ thôi.
Cái này có tách bạch được không? Không được thì đưa vào báo cáo thế nào? Phó chủ tịch nêu vấn đề.
Nhận xét các hạn chế tại báo cáo của Chính phủ nghe “quen quen”, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga nhấn mạnh rằng việc không chỉ rõ được địa chỉ chỗ nào chống tham nhũng chưa tốt là vấn đề lớn đối với Chính phủ. Và theo bà thì nếu cố gắng, Chính phủ vẫn có thể làm được điều này, điều mà cơ quan thẩm tra đã nhiều lần đề nghị.
Theo vneconomy
Đóng dấu mật cả danh sách vụ trưởng và trả lời chất vấn ĐBQH
"Có cơ quan đóng dấu mật cả danh sách vụ trưởng hiện hành. Có cơ quan đóng dấu mật vào trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH). Tuy nhiên trong văn bản đó không có thông tin mật. Việc đóng dấu mật làm cho ĐBQH không thể trả lời cử tri về thông tin mình chất vấn", Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga (ảnh VPQH).
Sáng 22.11, Quốc hội thảo luận ở hội trường và cho ý kiến về dự thảo Luật bảo vệ bí mật nhà nước. ĐB Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã có phát biểu rất đáng chú ý.
Theo bà Lê Thị Nga, các quy định của dự thảo Luật phải đáp ứng hai yêu cầu: Thứ nhất là đảm bảo lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; thứ hai đảm bảo công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân, của ĐBQH, của báo chí và đảm bảo hiệu quả đấu tranh phòng chống tham nhũng trong các lĩnh vực.
"Để đảm bảo cân đối giữa hai yêu cầu trên là khó nhưng khó nhà nước cũng phải làm", Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nói.
Vẫn theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, qua thảo luận của các ĐBQH, thấy xu hướng thứ nhất cho rằng có thực trạng bí mật nhà nước bị lộ trong một số trường hợp, ngay cả trong môi trường mạng, có những văn bản mật của những cơ quan quan trọng cũng bị chụp đưa lên mạng. Điều này ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của quốc gia của các cơ quan tổ chức đơn vị.
Thứ hai có tình trạng lạm dụng mật, đóng dấu mật vào những văn bản không mật, danh mục mật thì chậm rà soát sửa đổi, có những danh mục mật từ năm 2000 -2004 vẫn dùng, trong khi hệ thống liên quan đến công khai minh bạch sửa đổi nhiều. "Có cơ quan đóng dấu mật cả danh sách vụ trưởng hiện hành. Có cơ quan đóng dấu vào chất vấn của ĐBQH. Tuy nhiên trong văn bản đó không có thông tin mật nhưng vẫn đóng dấu mật làm cho ĐBQH không thể trả lời cử tri về thông tin mình chất vấn", ĐB Lê Thị Nga nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, khái niệm, phân loại, danh mục bí mật nhà nước, các điều cấm trong dự thảo luật chưa rõ ràng, minh bạch. "Các ĐB trước tôi cũng nói là cần quy định rõ ràng, khái niệm không rõ sẽ dễ tùy tiện khi áp dụng, đặc biệt các lĩnh vực quá rộng. Ngay cả trong từng lĩnh vực thì cũng không biết được cái gì là mật, không mật, ví dụ như trong giáo dục biết cái gì là mật, không mật, về mức nguy hại cũng phải cân nhắc", ĐB Lê Thị Nga.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nêu thực thế, vừa qua Quốc hội tổ chức nhiều phiên họp truyền hình, phát thanh trực tiếp, trong đó có phiên thảo luận về công tác tư pháp. Tại phiên này, cơ quan thẩm tra đã lúng túng, ĐBQH cũng lúng túng vì nhận được 5 văn bản có đóng dấu mật của các cơ quan là Bộ Công an, Viện KSND Tối cao, TAND Tối cao, Bộ Tư pháp, Văn phòng Quốc hội.
"Ủy ban Tư pháp cũng rất lo, bởi vì các cơ quan gửi văn bản đến đóng dấu mật mà Ủy ban Tư pháp không đóng dấu mật sẽ rất khó. Chúng tôi tra trong Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước thì thấy đa số thấy nội dung trong các văn bản trên không còn mật nữa. Ở đây danh mục mật của các ngành tư pháp lại chậm sửa đổi, từ năm 2004 đến nay vẫn dùng nên gây khó khăn, các ĐB lúng túng", ĐB Lê Thị Nga nói.
Sau khi phân tích, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đã đề nghị Cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra dự án Luật bảo vệ bí mật nhà nước cần rà soát lại để đảm bảo tính thống nhất của luật này với các quy định liên quan đến công khai minh bạch, quyền tiếp cận thông tin trong phòng, chống tham nhũng và các công khai trong hoạt động tố tụng; thứ hai các quy định cần cụ thể minh bạch hơn; thứ ba là rà soát lại để tạo điều kiện cho các ĐBQH và người dân.
Theo Danviet
Nhiều vụ thiệt hại ngàn tỉ nhưng không phát hiện tham nhũng Muốn chống tham nhũng hiệu quả thì cần điều tra cả những cán bộ đã nghỉ hưu nhưng giàu có bất thường. Chiều 5-9, phiên họp toàn thể của Ủy ban Tư pháp nghe và thẩm tra Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2018 của Chính phủ. Kê khai tài sản: Có dấu hiệu mới tiến hành xác...