Nhận diện sức mạnh các đối thủ của U23 Việt Nam tại giải U23 châu Á
Ngay từ khi có kết quả bốc thăm, U23 Việt Nam đã được xem là nằm trong bảng đấu nhẹ nhất có thể tại VCK giải U23 châu Á. Hiện tại, nhận định đó ngày càng xác thực hơn, bởi các đối thủ của chúng ta trong bảng D hiện không quá mạnh.
Ba đối thủ ở bảng D với U23 Việt Nam là CHDCND Triều Tiên, Jordan và UAE. Trong số này, lứa cầu thủ hiện tại của CHDCND Triều Tiên chính là lứa đã bị thế hệ U19 của những Quang Hải, Đình Trọng, Trọng Đại, Tấn Sinh, Đức Chinh, thủ môn Bùi Tiến Dũng… đánh bại ở giải U19 châu Á năm 2016, ở Bahrain.
Hà Đức Chinh chính là tác giả của 1 trong 2 bàn thắng trong chiến thắng 2-1 của U19 Việt Nam trước U19 CHDCND Triều Tiên năm đó (người ghi bàn thắng còn lại cho U19 Việt Nam năm 2016 là Đoàn Văn Hậu).
Dĩ nhiên, không thể đem kết quả của độ tuổi 19 để cho ra đáp án của độ tuổi 23. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ vài năm nay, bóng đá CHDCND Triều Tiên không hề tiến mà còn thụt lùi quá nhiều ở mọi cấp độ.
U23 Việt Nam giờ không ngại U23 UAE (ảnh: Trọng Vũ)
Chiếu theo mọi cấp độ, các đội tuyển Việt Nam bây giờ cầm hoà hay thắng các đội tuyển CHDCND Triều Tiên không còn là chuyện hiếm. Nên khi những Quang Hải, Đình Trọng, Đức Chinh… đã thắng được thế hệ cầu thủ hiện tại của CHDCND Triều Tiên cách nay 4 năm, thì chúng ta không có lý do gì phải e ngại họ ở thời điểm hiện tại.
Cũng 4 năm trước, U19 Việt Nam tại giải U19 châu Á năm 2016 chung bảng với UAE, và hoà đội này 1-1 trên đất Bahrain. Thế hệ U19 UAE năm đó hiện trưởng thành và nhiều người khoác áo đội U23 UAE hiện nay.
Có thể họ phát triển tốt hơn, nhờ chất lượng của nền bóng đá UAE nói chung cao hơn nền bóng đá Việt Nam. Tuy nhiên, sự nhỉnh hơn đấy không ở mức quá cao, và các cầu thủ U23 Việt Nam hiện tại vẫn có thể giành kết quả tốt trước họ, nếu thi đấu hợp lý.
Video đang HOT
Toàn bộ các cầu thủ U23 UAE đều thi đấu trong nước, chi tiết này rất đáng tham khảo với giới bóng đá Việt Nam. Bởi, thường thì các cầu thủ thuộc Tây Á khi ra châu Âu thi đấu mới trở thành quái kiệt, mới trở nên nguy hiểm, thiện chiến hơn, nhờ học tập được tính khoa học của người châu Âu, của bóng đá châu Âu.
U23 Jordan sẽ mất ngôi sao quan trọng nhất trong trận đấu với U23 Việt Nam
Đấy cũng là khác biệt của cầu thủ Iran và phần nào đó là Iraq so với phần còn lại của bóng đá Tây Á. Chứ với những cầu thủ chưa ra châu Âu thi đấu, họ sẽ không quá thiện chiến.
Bằng chứng là U23 Việt Nam từng hoà U23 UAE trong trận giao hữu cách nay không lâu, còn đội tuyển quốc gia Việt Nam từng đánh bại đội tuyển U23 tại vòng loại World Cup trên sân Mỹ Đình. Nhìn chung, UAE vẫn là đối thủ mà hiện tại chúng ta có thể… “xử lý được”.
Jordan là đội bóng hiếm hoi tại bảng D sở hữu cầu thủ đang thi đấu tại châu Âu. Tuy nhiên, cầu thủ Jordan cũng chỉ khoác áo các đội bóng thuộc những nền bóng đá nhỏ ở cựu lục địa, điển hình là ở Đảo Cyprus.
Tố chất của cầu thủ Jordan nói riêng và cầu thủ Tây Á nói chung tốt hơn tố chất của cầu thủ Việt Nam, nhất là về mặt thể lực. Tuy nhiên, cầu thủ Việt Nam và cầu thủ phía Đông châu Á lại hơn cầu thủ Tây Á về tính kỷ luật chiến thuật và khả năng phát triển các ý đồ chiến thuật tuỳ theo diễn biến trên sân.
Thế nên, thường thì khi các đội tuyển Việt Nam có đủ thể lực và áp dụng lối chơi hợp lý trước các đội bóng Tây Á, trong đó có Jordan, chúng ta có thể hướng đến một kết quả tốt cho mình. U23 Việt Nam trước Jordan càng tỏ ra kiên nhẫn thì đối phương càng dễ nôn nóng.
Vả lại, Jordan sẽ thiếu cầu thủ quan trọng là Musa Al-Taamari trong trận đấu với U23 Việt Nam, do CLB chủ quản của anh là APOEL (Đảo Cyprus) không chịu “nhả” người, với lý do giải U23 châu Á nằm ngoài lịch thi đấu thường niên do FIFA ấn định. Đấy có thể là tin vui đối với đội bóng của HLV Park Hang Seo.
Dĩ nhiên, U23 Việt Nam không khinh địch, nhưng chúng ta cũng không nên mất tự tin trước thềm giải đấu quan trọng này. Dù sao thì như đã nói, sẽ không có bảng đấu dễ thở hơn cho chúng ta, khi nhìn vào tương quan các đội ở giải U23 châu Á năm 2020.
Theo Kim Điền (Dantri)
HLV CLB TP.HCM nói thẳng 1 điều về Công Phượng và Bùi Tiến Dũng
HLV trưởng của CLB TP.HCM khẳng định tất cả cầu thủ sẽ được đối xử bình đẳng, kể cả với những tân binh ngôi sao như Công Phượng hay Bùi Tiến Dũng.
Trong thời gian qua, CLB TP.HCM đã gây xôn xao trên thị trường chuyển nhượng bằng hai "bom tấn" liên tiếp là Bùi Tiến Dũng và Nguyễn Công Phượng.
Đây đều là những tuyển thủ Việt Nam sở hữu lượng fan hâm mộ đáng kể, đã cùng bóng đá Việt Nam tạo nên nhiều kỳ tích từ giải U23 châu Á đến chức vô địch AFF Cup...
HLV Chung Hae-soung và Công Phượng
Trong cuộc phỏng vấn mới đây với VnExpress, HLV Chung Hae-soung đã đưa ra nhận định về 2 tân binh này trước thềm mùa giải mới: "Lúc này, Bùi Tiến Dũng cũng như Công Phượng không đạt phong độ cao, nhưng chủ yếu là do ít được trao cơ hội thi đấu.
Đứng trên phương diện HLV, tôi luôn muốn sở hữu những cầu thủ phủ hợp để xây dựng lối chơi theo triết lý của mình. Ban lãnh đạo cũng thế. Họ cũng phải đưa ra quyết định để phát triển theo định hướng, đồng thời đạt được những thành tích đề ra khi đầu tư vào bóng đá. Việc ai đưa ra đề xuất không quan trọng, mà vấn đề là chúng tôi có những cầu thủ tốt trong đội ngũ."
Bên cạnh đó, nhà cầm quân người Hàn Quốc cũng khẳng định sự có mặt của 2 ngôi sao này không làm ảnh hưởng tới hoạch định ban đầu của ông dành cho đội bóng:
"Tiến Dũng đang bận tập trung cùng đội U23 Việt Nam, nên chúng tôi chưa có nhiều thời gian tiếp xúc. Còn Công Phượng cũng đang ở Bỉ. CLB TP.HCM và Sint-Truidense vẫn đang trong quá trình đàm phán, nên chúng tôi cũng chưa thể gặp mặt cậu ấy. Tuy nhiên, quan điểm huấn luyện của tôi rất rõ ràng: các cầu thủ đều được đối xử như nhau, không ai được hưởng đặc ân cả.
Khi đến CLB TP.HCM làm việc năm ngoái, tôi đã quán triệt phong cách huấn luyện của mình là hướng CLB đến mô hình chuyên nghiệp. Để làm được điều đó, bản thân tôi phải công bằng. Những ai tập luyện chăm chỉ, thể hiện được năng lực của mình sẽ được vào sân. Đó chính là nền tảng giúp chúng tôi có mùa giải 2019 ấn tượng, kết thúc ở vị trí á quân ngoài mong đợi."
Bùi Tiến Dũng ra mắt CLB TP.HCM
Ông chia sẻ thêm về những khác biệt khi làm việc tại CLB TP.HCM và HAGL trong quá khứ: "Sau một năm làm việc tại HAGL, tôi đã rút ra nhiều bài học và am hiểu bóng đá Việt Nam hơn.
Khi về với CLB TP.HCM, tôi muốn mọi thứ phải sòng phẳng, rõ ràng và chuyên nghiệp. Tôi đối đãi với mọi cầu thủ như nhau. Từ sinh hoạt, tập luyện đến thi đấu, tạo cho họ cảm giác thoải mái nhưng tất cả phải tôn trọng nhau. Trước mỗi trận đấu, các cầu thủ không được ăn chơi phá sức mà phải ý thức được bóng đá là sự nghiệp vì thế họ tuân thủ rất nghiêm ngặt.
Tôi không phải là người khắt khe nhưng quan niệm: anh chơi được thì làm được. Tôi lấy ví dụ thế này, cầu thủ của tôi có thể đi nhậu, đi chơi đêm nhưng hôm sau, tôi cho khối lượng tập luyện như các đồng đội khác. Nếu nuốt trôi, họ thoải mái. Còn không, sẽ bị đào thải."
HLV Chung chia sẻ thêm: "Đã có một số cầu thủ, khi tôi mới về, muốn ra đi. Nhưng sau đó họ hiểu, ý thức và tôn trọng nên đã tiến bộ rất tốt. Cũng phải thừa nhận rằng, tôi may mắn khi được làm việc ở một môi trường tốt, những cộng sự tuyệt vời và các học trò chăm chỉ.
Theo PV (Goal/VN)
Vì sao lúc là U22, khi lại U23 Việt Nam? Vì sao cùng đội tuyển và những cầu thủ ấy nhưng có lúc là U23, có khi lại U22 Việt Nam? Đó chắc hẳn là câu hỏi của không ít người hâm mộ. Nguyên nhân trực tiếp của tình trạng một đội tuyển, hai cái tên tới từ sự khác biệt trong quy định về độ tuổi ở các giải đấu. SEA Games...