Nhận diện sự thật về Biển Đông

Theo dõi VGT trên

Việc Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 8 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam gây bức xúc, phẫn nộ trong dư luận. Xung quanh việc này, rất nhiều thông tin về Biển Đông đã được đưa lên internet. Từ các trang mạng xã hội, youtube đến các báo chí quốc tế, các trang tin… đều đưa thông tin.

Tuy nhiên, các thông tin này đúng hay sai, thật hay giả, cong hay thẳng, và đưa nhằm mục đích gì? Nhận diện sự thật về Biển Đông từ các thông tin này ra sao?

Đã hơn 2 tháng tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, trong từng ấy thời gian, truyền thông trong nước và quốc tế đã không ngừng lên tiếng về vi phạm nghiêm trọng của nhóm tàu Trung Quốc.

Tuy nhiên, lợi dụng vấn đề Biển Đông đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong nước và quốc tế, nhiều các tổ chức, cá nhân có quan điểm, tư tưởng chống đối, cái nhìn thiếu thiện chí với chế độ cũng liên tục đưa những thông tin về vấn đề biển đảo với bình luận tiêu cực, ác ý trên các trang trang facebook, kênh youtube…

Nhận diện sự thật về Biển Đông - Hình 1

Kể từ 4/7 đến nay, tàu Hải Dương 8 (bị gạch chéo trong ảnh) và nhóm tàu hộ tống của Trung Quốc đã 2 lần xâm phạm nghiêm trọng vùng biển Việt Nam – Ảnh: SCHOTTEL

Không dừng ở việc đưa tin thông thường, núp danh “bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc” nhiều bài viết ra sức xuyên tạc, lồng ghép thông tin xấu độc, kích động hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước nhằm phục vụ cho những âm mưu thâm độc, động cơ chính trị không trong sáng. Có thể thấy, các thế lực chống đối tập trung vào một số luận điệu xuyên tạc chống phá sau:

Thứ nhất, chúng cho rằng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quốc phòng, đối ngoại không phù hợp. Từ chính sách “3 không”: Không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào; không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam; không dựa vào nước này để chống nước kia, các phần tử xấu xuyên tạc: “Đây là chủ ý cô lập Việt Nam, là âm mưu thâm độc của Trung cộng và bè lũ tay sai Việt cộng”. Chúng kêu gọi Đảng, Nhà nước ta phải từ bỏ chính sách “3 không”, tiến tới liên minh quân sự với các nước phương Tây để chống lại Trung Quốc. Thực chất, chính sách “3 không” thể hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của Việt Nam. Chính sách này không hề cô lập Việt Nam, trái lại nó mang lại sự tin cậy cho các quốc gia khác về một Việt Nam mong muốn hòa bình, “là bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới”. Thực tế chứng minh, Việt Nam luôn nhận được sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè quốc tế khi bảo vệ quyền lợi chính đáng ở Biển Đông. Phủ nhận và xuyên tạc chính sách “3 không” kẻ xấu âm mưu tạo sức ép từ dư luận, buộc Việt Nam phải từ bỏ chính sách này và tiến tới liên minh quân sự với phương Tây, hướng lái Việt Nam phục vụ lợi ích của các nước tư bản.

Thứ hai, chúng rêu rao “Trong suốt quá trình Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo Tổ quốc thì lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước vẫn im lặng”. Từ đó, ra sức bôi nhọ, xuyên tạc theo nhiều chiều. Chúng cho rằng chế độ cộng sản “hèn hạ” khi không dám lên tiếng phản đối Trung Quốc, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước im lặng vì “muốn giữ ghế cho Đại hội Đảng sắp tới”… hay táng tận lương tâm, có kẻ còn gọi lãnh đạo Đảng, Nhà nước là, “tay sai” của Trung cộng có âm mưu biến Việt Nam thành nước chư hầu, thành tỉnh, thành đặc khu của Trung Quốc. Các luận điệu trên khiến không ít người còn mơ hồ về chính trị hiểu sai.

Nhận diện sự thật về Biển Đông - Hình 2

Núp danh “bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc” nhiều cá nhân, tổ chức ra sức xuyên tạc, lồng ghép thông tin xấu độc, kích động chống phá Đảng, Nhà nước

Trên thực tế, khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, Việt Nam đã trao công hàm và thông qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao phản đối hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Công hàm phản đối thể hiện quan điểm, ý chí của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đối với một vấn đề diễn ra, vì vậy công hàm phản đối chính là “tiếng nói” của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Việt Nam cũng thông qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành vi khảo sát trái phép trên vùng biển Việt Nam. Những phát biểu này không phải với tư cách cá nhân mà đại diện cho Nhà nước, dĩ nhiên đây cũng là chủ trương chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước.

Dù suy diễn thế nào thì mục đích cuối cùng của các thế lực chống đối vẫn là hạ uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gây hoang mang dư luận, làm suy giảm niềm tin của quần chúng nhân dân vào chế độ. Bôi nhọ, hạ uy tín của các đồng chí lãnh đạo từ lâu đã là một thủ đoạn chống phá được các thế lực thù địch, phản động tập trung thực hiện. Lần này, vấn đề Biển Đông đã được chúng đem ra lợi dụng làm vỏ bọc cho chiêu trò chống phá.

Thứ ba, chúng tán phát các video biểu tình và kêu gọi xuống đường tuần hành, biểu tình chống Trung Quốc xâm lược vì lãnh đạo cộng sản “không quan tâm đến vận nước”. Thực chất các video biểu tình ở hải ngoại đòi Trung Quốc rút tàu về nước mà chúng tán phát lại sử dụng lá cờ của một chính thể đã không còn tồn tại từ ngày 30/4/1975.

Ngày 18/8/2019, trang facebook “Việt Tân” đưa tin nhóm người biểu tình chống Trung Quốc xâm lược tại Hòn Chồng, Nha Trang bị công an tạm giữ. Tuy nhiên, để ý một chút ta thấy trong bức ảnh chụp 04 người cầm biểu ngữ phản đối Trung Quốc tại Hòn Chồng, xung quanh có rất nhiều khách du lịch, liệu công an bắt giữ người tại một địa điểm du lịch như vậy mà không hề có một bức ảnh hay đoạn video nào ghi lại thì thật vô lý. Các thế lực chống đối còn kêu gọi người dân xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Đằng sau lời kêu gọi này là âm mưu hết sức thâm độc. Khi biểu tình xảy ra, chúng sẽ sử dụng số đối tượng đã mua chuộc, móc nối, lôi kéo để kích động người biểu tình chống đối chính quyền và thực hiện các hành vi trái pháp luật hòng gây bất ổn chính trị, “tạo biến” để nhen nhóm hình thành các tổ chức chính trị đối lập trong nước theo một kịch bản có sẵn. Thực tế chứng minh, năm 2014, tại Bình Dương cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 trở thành đợt cướp bóc, phá hoại tài sản doanh nghiệp hay năm 2018, tại Bình Thuận, biểu tình phản đối Luật Đặc khu lại thành đập phá trụ sở chính quyền…

Thứ tư, chúng hạ thấp khả năng chiến đấu của quân đội, cho rằng các lực lượng chấp pháp của Việt Nam hèn nhát, không dám đối đầu với Trung Quốc. Thật sự đây là sự xúc phạm nặng nề với những người đang ngày đêm quên thân mình, không ngại gió mưa, thậm chí hi sinh để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, bảo vệ ngư dân. Suy cho cùng, âm mưu của các thế lực thù địch, phản động là hạ thấp uy tín của quân đội và mong muốn đẩy Việt Nam vào thế đối đầu quân sự với Trung Quốc.

Video đang HOT

Sự thật, Quân đội Việt Nam đã, đang và sẽ không bao giờ hèn nhát, chúng ta chỉ đang giải quyết các vấn đề căng thẳng bằng biện pháp linh hoạt, mềm dẻo nhưng đủ kiên quyết, cứng rắn nhằm tạo môi trường hòa bình ổn định để phát triển đất nước. Chỉ trong những tình huống cấp bách, khi không còn biện pháp nào hiệu quả hơn, đó mới là lúc xung đột quân sự được tính đến.

Cho đến thời điểm này, việc Trung Quốc ngang nhiên vi phạm các cam kết quốc tế, tiếp tục đưa tàu vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam vẫn đang là vấn đề nóng bỏng, đòi hỏi sự đấu tranh kiên trì bền bỉ cả ngoài thực địa và trên mặt trận tư tưởng, ngoại giao. Trong cuộc đấu tranh này, rất cần sự chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Trong đó trách nhiệm của mỗi người dân là luôn tỉnh táo, không để những thông tin xấu độc “dắt mũi”; không để lòng yêu nước bị lợi dụng phục vụ cho những mục đích đê hèn, đi ngược lại với lợi ích của đất nước.

Theo Danviet

Tàu Trung Quốc ngang ngược xâm phạm Bãi Tư Chính: Việt Nam không thể trông chờ vào bất cứ lực lượng bên ngoài nào

Tiếng nói ủng hộ của quốc tế hỗ trợ Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông, nhưng việc bảo vệ chủ quyền là của Việt Nam và Việt Nam phải tự quyết.

Trong những tuần qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông.

Bộ Ngoại giao Việt Nam trao công hàm phản đối, yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức chấm dứt hành vi vi phạm của mình, đồng thời khẳng định lực lượng chấp pháp sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp phù hợp nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam.

Chia sẻ với VTC News, TS. Bùi Thị Thu Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông, Viện Nghiên cứu Trung Quốc, đưa ra những phân tích, nhận định tình hình và khuyến nghị phương thức đối phó với hành vi vi phạm của Trung Quốc.

Tàu Trung Quốc ngang ngược xâm phạm Bãi Tư Chính: Việt Nam không thể trông chờ vào bất cứ lực lượng bên ngoài nào - Hình 1

Tàu Hải Dương địa chất 8 của Trung Quốc. (Ảnh: Gulf Times)

- Thưa bà, bà nhìn nhận như thế nào về vụ việc Trung Quốc đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 vào khu vực bãi Tư Chính?

Sau khi vụ việc xảy ra, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã rất nhiều lần công khai phản đối việc Trung Quốc ngang nhiên đưa tàu thăm dò dầu khí vào khu vực thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Về mặt pháp lý, theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, bãi Tư Chính là một trong những vùng biển mà Việt Nam có quyền tài phán (đối với vùng đặc quyền kinh tế). Do đó, Việt Nam hoàn toàn có quyền trong vấn đề khai thác dầu khí.

Chính vì thế mà việc Trung Quốc đưa tàu thăm dò vào khu vực này mà không có sự đồng ý của Việt Nam, cũng như can thiệp vào hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam, là một hành động trái với luật pháp quốc tế, đặc biệt là trái với quy định của Công ước về Luật Biển năm 1982, mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

- Trước hành động trên của Trung Quốc, Việt Nam cần phải hành xử như nào để phù hợp với luật pháp quốc tế?

Theo các nguồn tin chính thống mà tôi nắm được, hoạt động này của Trung Quốc đã diễn ra từ hôm 3/7. Sau một thời gian, Việt Nam mới đưa ra các thông tin mang tính chất công khai. Tuy nhiên, ngay từ đầu, trên thực địa, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã có những hành động ngăn cản, cũng như là chống lại sự can thiệp của Trung Quốc vào hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của Việt Nam, mà theo đánh giá của tất cả giới chuyên môn trên thế giới, cũng như của Chính phủ Việt Nam, là hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Tàu Trung Quốc ngang ngược xâm phạm Bãi Tư Chính: Việt Nam không thể trông chờ vào bất cứ lực lượng bên ngoài nào - Hình 2

Các cán bộ chiến sĩ Vùng 2 Hải quân cùng các nhà báo, phóng viên trên tàu Trường Sa 19 vẫy chào cán bộ chiến sĩ trên Nhà giàn Dk1/15 (Phúc Nguyên). (Ảnh: TTXVN)

Vì là vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta, cho nên Việt Nam có quyền tiến hành các hoạt động khai thác, thăm dò dầu khí. Do đó, các hoạt động can thiệp, quấy nhiễu của Trung Quốc là hoàn toàn phi pháp, và Việt Nam có quyền chống lại các hành động can thiệp, quấy nhiễu trái với luật pháp quốc tế như vậy của Trung Quốc.

- Biết là trái với luật pháp quốc tế mà Trung Quốc vẫn cứ làm, vậy mục đích của Trung Quốc thực sự là gì, thưa bà?

Theo tôi, để đánh giá mục đích thực sự của Trung Quốc ở Biển Đông thì không thể nhìn vào một hiện tượng. Tức là, không nên nhìn vào mỗi sự kiện Trung Quốc đưa tàu vào, chúng ta nên xâu chuỗi lại tất cả các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông trong suốt một khoảng thời gian nhất định.

Chỉ cần nhìn lại khoảng thời gian gần đây, chúng ta sẽ thấy: Vào cuối tháng 5 Trung Quốc đã ngăn cản hoạt động khai thác dầu khí trên thềm lục địa của Malaysia; Sau đó, chiếc tàu Haijing 35111 của lực lượng Hải cảnh Trung Quốc quay về khu vực đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã tạo ra một cách phi pháp ở Biển Đông; Tiếp đó, đến cuối tháng 6 và đầu tháng 7, quay lại can thiệp vào hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam.

Ngoài ra, để đánh giá việc Trung Quốc có những hành động can thiệp vào lợi ích hợp pháp của các quốc gia trên Biển Đông, chúng ta nên nhìn nhận sâu hơn về trước. Ví dụ, năm 2017, Trung Quốc có hành động phản đối trước việc Việt Nam cho công ty Repsol thăm dò ở mỏ Cá Rồng Đỏ; đến năm 2018, lại có những hành động can thiệp đối với mỏ Cá Voi Xanh.

Xâu chuỗi các hành động như vậy có thể thấy mục tiêu của Trung Quốc ở Biển Đông là hoàn toàn không thay đổi: liên tục can thiệp, gây sức ép lên các quốc gia có lợi ích hợp pháp trên Biển Đông nhằm hiện thực hóa các yêu sách của mình tại đây. Do đó, các hành vi của nước này là hợp lô-gic và có thể dự đoán được.

- Vậy là không có liên quan gì đến bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay, thưa bà?

Tất nhiên cũng có những quan điểm cho rằng do Trung Quốc và Mỹ hiện nay đang có những cuộc cạnh tranh khốc liệt, ví dụ như cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại, lĩnh vực công nghệ cao, hoặc trong vấn đề Đài Loan và vấn đề Biển Đông, cho nên Trung Quốc muốn đẩy vấn đề Biển Đông lên cao để đánh lạc hướng chú ý của dư luận trong nước. Đấy cũng là một quan điểm.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Trung tâm Biển Đông, vấn đề cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ nói chung, và cạnh tranh ở Biển Đông nói riêng, dù có hay không, Việt Nam phải luôn luôn ở trong tinh thần chủ động. Với một quốc gia có nhiều lợi ích biển như Việt Nam, điều đó rất quan trọng.

Vì thế mà hòa bình và ổn định tại Biển Đông luôn luôn là một trong những mục tiêu mà Đảng và Chính phủ Việt Nam hướng tới. Chúng ta cần phải động viên được sức mạnh toàn dân tộc làm sao để đảm bảo giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, cũng như đảm bảo hòa bình, ổn định để có thể tiếp tục công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế đất nước.

- Thưa bà, bà nói cần phải xâu chuỗi các sự việc để có thể hiểu được mục tiêu của Trung Quốc. Vậy liệu việc Trung Quốc thử tên lửa ở Biển Đông hay hạ thủy tàu nghiên cứu tầm xa có liên quan đến hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vừa qua không?

Theo đánh giá của Trung tâm Biển Đông, thì việc thử tên lửa hay hạ thủy tàu nghiên cứu tầm xa không phải là sự chuẩn bị cho bước tiếp theo nhằm kéo dài căng thẳng ở khu vực bãi Tư Chính (mà Trung Quốc gọi là bãi Vạn An Bắc), bởi vì thực ra nó nằm trong chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc.

Chiến lược quốc biển của Trung Quốc được đề ra tại Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ XVIII. Từ khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền, chiến lược này đã được thúc đẩy rất mạnh. Bên cạnh chiến lược cường quốc biển, Trung Quốc còn đề ra các mục tiêu khác như chiến lược cường quân, 2 mục tiêu 100 năm, "Giấc mộng Trung Hoa",... Tất cả những chính sách này đều tập trung vào việc Trung quốc phải kiểm soát, cũng như phải có chỗ đứng rất vững chắc trong khu vực Thái Bình Dương.

Để tiến ra Thái Bình Dương thì Trung Quốc cần có một bàn đạp vững chắc ở Biển Đông. Chính vì thế mà quan điểm và hành động của Chính phủ Trung quốc về vấn đề Biển Đông (mà Trung quốc gọi là Biển Nam Hải) đang thay đổi dần dần theo từng cấp độ.

Tàu Trung Quốc ngang ngược xâm phạm Bãi Tư Chính: Việt Nam không thể trông chờ vào bất cứ lực lượng bên ngoài nào - Hình 3

Tàu khu trục Trung Quốc phóng thử tên lửa chống hạm trong một cuộc tập trận ở vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam hồi năm 2016. (Ảnh: Hindustantimes)

Năm 2009, Trung Quốc chính thức công bố bản đồ "đường lưỡi bò", mặc dù không giải thích bất cứ căn cứ nào. Đến năm 2010, để phản ứng lại tuyên bố cứng rắn của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton về Biển Đông, Trung Quốc đã tuyên bố rằng Biển Đông thuộc lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, tức là đặt vấn đề Biển Đông ngang với cả vấn đề Tân Cương, Tây Tạng và vấn đề Đài Loan.

Nếu đã liên quan đến lợi ích cốt lõi thì Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ chủ quyền của mình, mặc dù chủ quyền ấy Trung Quốc biết là không có căn cứ và phi pháp. Chính vì thế tất cả các hành động của Trung Quốc đều nằm trong kế hoạch tổng thể của nước này, để làm sao khi vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới thì Trung Quốc cũng cần có được tiếng nói mạnh mẽ hơn trong tất cả các vấn đề quốc tế cũng như khu vực.

Do đó, theo tôi, việc thử tên lửa ở Biển Đông và hạ thủy tàu thăm dò tầm xa là một phần trong kế hoạch tổng thể của Trung Quốc trong việc tiến ra làm chủ Biển Đông, cũng như tiến ra làm chủ khu vực và khẳng định vai trò của mình trên thế giới. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, nền khoa học công nghệ biển của Trung Quốc đã phát triển rất mạnh mẽ. Tuy chưa thể đạt được đến mức độ phát triển như Mỹ hay các cường quốc biển khác, nhưng Trung Quốc vẫn tự tin tuyên bố đủ khả năng thăm dò được 99% đáy đại dương tại thời điểm hiện tại ở bất cứ độ sâu nào.

- Bà đánh giá thế nào về vai trò tiếng nói của ASEAN và các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, trong vấn đề này?

Chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn luôn là giải quyết vấn đề Biển Đông thông qua các biện pháp hòa bình, và trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về Luật Biển. Ngoài ra, Chính phủ cũng như các nhà lãnh đạo hai nước đã thông qua nguyên tắc giải quyết vấn đề Biển Đông, đó là giải quyết thông qua đàm phán, giữ nguyên hiện trạng, đảm bảo không quốc tế hóa và làm phức tạp vấn đề Biển Đông.

Tàu Trung Quốc ngang ngược xâm phạm Bãi Tư Chính: Việt Nam không thể trông chờ vào bất cứ lực lượng bên ngoài nào - Hình 4

Vấn đề Biển Đông là của Việt Nam và Việt Nam phải tự giải quyết chứ không trông chờ vào bất cứ lực lượng bên ngoài nào.TS. Bùi Thị Thu Hiền

Gần đây nhiều người cho rằng Việt Nam nên tận dụng tiếng nói của ASEAN và các quốc gia khác ngoài khu vực trong vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, theo đánh giá của Trung tâm Biển Đông thì chủ trương, lập trường của Việt Nam luôn luôn là đảm bảo nguyên tắc 3 không: không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia. Nguyên tắc đó đã được khẳng định trong đường lối đối ngoại từ thời kỳ đổi mới của Việt Nam đến nay.

Tất nhiên, trong bối cảnh quốc tế và khu vực đang thay đổi rất nhanh, với việc mà các quốc gia bên ngoài như Mỹ và một số nước khác lên tiếng về vấn đề Biển Đông có thể giúp chúng ta có lợi thế hơn trong việc giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, cần khẳng định rằng tiếng nói của Mỹ trong giải quyết vấn đề Biển Đông không phải là quá lớn.

Rất nhiều người cũng nghĩ rằng cần phải phát huy vai trò của ASEAN trong vấn đề Biển Đông, tuy nhiên ASEAN là một cộng đồng có trình độ rất khác nhau, và bản thân lợi ích của các nước ở khu vực Biển Đông cũng là rất khác nhau. Chúng ta không phủ nhận rằng việc tham gia vào diễn đàn ASEAN sẽ giúp tiếng nói của chúng ta có trọng lượng hơn, và bản thân Trung Quốc trong mối quan hệ với ASEAN cũng có thể dè chừng hơn nếu như các nước trong khối thực sự đoàn kết và quyết tâm gìn giữ hòa bình ở Biển Đông.

Mặc dù có thể các nhân tố đó có tác động đến và giúp cho chúng ta có những tiếng nói tốt hơn để gây sức ép với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng vấn đề Biển Đông là của Việt Nam và Việt Nam phải tự giải quyết chứ không trông chờ vào bất cứ lực lượng bên ngoài nào.

- Mới đây, bất chấp tình hình căng thẳng ở bãi Tư Chính, giàn khoan Hakuryu-5 tại khu vực lô 06.1 vẫn được kéo dài lịch hoạt động. Bà có đánh giá như nào về động thái này của chúng ta?

Từ trước đến nay Việt Nam luôn luôn khẳng định Việt Nam đang khai thác dầu khí ở trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Một khi đã khẳng định như vậy, chúng ta cần phải làm và quyết tâm không để chịu sức ép của bất cứ bên nào, kể cả Trung Quốc. Quyết tâm của Việt Nam vẫn luôn được thể hiện lâu nay.

Việt Nam là quốc gia có lịch sử khai thác dầu khí ở Biển Đông từ rất lâu rồi. Đặc biệt, ở trong bãi Tư Chính, chúng ta có rất nhiều hoạt động: theo một số tài liệu, chúng ta đã có hơn 30 dự án hợp tác với các nước tại khu vực này. Chúng ta muốn khẳng định vùng biển đó là nơi Việt Nam có quyền tiến hành các hoạt động dầu khí theo đúng luật pháp quốc tế. Theo đó, Việt Nam hoàn toàn cũng có quyền bảo vệ lợi ích chính đáng này.

- Xin chân thành cảm ơn bà.

VĂN ĐỨC

Theo VTC

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tài xế trần tình vụ bé gái 5 tuổi tử vong khi vừa xuống xe đưa đón
22:03:17 19/11/2024
Lớp học vắng 5 học sinh sau buổi chiều tắm sông định mệnh
17:52:15 19/11/2024
Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Băng qua đường khi vừa xuống xe đưa đón, bé 5 tuổi bị xe tải tông tử vong
20:59:09 19/11/2024
Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích
19:39:21 18/11/2024
Phát hiện ba thi thể nghi là nạn nhân vụ 5 học sinh đuối nước ở Phú Thọ
09:16:39 20/11/2024
Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Huy động tối đa lực lượng tìm kiếm
11:16:44 19/11/2024
Xác định nguyên nhân bệnh nhi 7 tuổi tử vong ở Thanh Hóa
08:06:09 19/11/2024

Tin đang nóng

Ưng Hoàng Phúc: "Tôi bảo Trấn Thành rằng tôi chịu hết nổi rồi"
12:58:05 20/11/2024
Truy tìm "cò" xin việc vào ngành Công an
15:08:53 20/11/2024
Vợ chồng ân nhân của Mỹ Tâm lên tiếng chuyện mua nhà hơn triệu đô tại Mỹ
13:30:48 20/11/2024
Kỳ Duyên lên tiếng giữa sân bay về những lời chê bai trong hành trình Miss Universe 2024
13:05:43 20/11/2024
1 cặp đôi phim giả tình thật công bố kết hôn làm sập MXH, nhà gái hot đến mức khiến nhà trai thành kẻ tội đồ
15:20:24 20/11/2024
Một NTK lên tiếng việc Hoàng Thùy bị "phong sát": Đã có những lời ngăn cản tôi chọn cô ấy
13:00:45 20/11/2024
Cô giáo hot nhất cõi mạng Âu Hà My bất ngờ tung ảnh cưới lần 2, danh tính chú rể là ẩn số
13:51:48 20/11/2024
Vụ nữ người mẫu đình đám bị bắt khẩn cấp vì dùng ma túy: Nhân vật trùm sò cưỡng ép là ai?
13:33:36 20/11/2024

Tin mới nhất

Xe tải lao vào sạp rau, may mắn 1 người bị thương nhẹ

13:01:41 20/11/2024
Vụ tai nạn giao thông xảy ra trên TL10 (tỉnh Long An) khi xe tải va vào taxi công nghệ, rồi lao vào sạp bán rau, làm 1 người bị thương nhẹ.

Đắk Lắk: Anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn thịt cóc

12:28:22 20/11/2024
Theo lãnh đạo UBND xã Ea Knuếc, người dân trong vùng vẫn làm thịt cóc để chế biến món ăn. Tuy nhiên nếu không biết sơ chế, ăn nội tạng, trứng cóc hoặc da cóc thì có thể bị ngộ độc.

Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Đã tìm thấy tất cả các nạn nhân

11:51:04 20/11/2024
Trước đó, khoảng 16 giờ ngày 18/11, tại khu vực bãi bồi sông Hồng, đoạn thuộc khu 1, xã Hiền Quan, huyện Tam Nông có 5 học sinh mất tích.

Vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng: Tìm thấy thi thể thứ 2 bị trôi xa 20km

17:45:12 19/11/2024
Lực lượng tìm kiếm cứu nạn cứu hộ tỉnh Phú Thọ đã tìm thấy thi thể thứ 2 trong vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng thuộc địa phận xã Hiền Quan, huyện Tam Nông.

Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại

11:18:37 19/11/2024
Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.

Hà Nội: Đã dập tắt vụ cháy nhà kho trong đêm

11:13:32 19/11/2024
Sau đó, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy vẫn tiếp tục phun nước làm mát và túc trực để phòng lửa bùng phát trở lại. Đến khoảng 5 giờ ngày 19/11, lực lượng chức năng đã rời hiện trường.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Cá sấu gần 100 kg mắc cạn ven biển Bạc Liêu

22:15:26 18/11/2024
Chiều 18.11, ông Phan Minh Kha, Bí thư Đảng ủy P.Nhà Mát, TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu) cho biết, trong lúc đi bắt ốc ở bãi bồi ven biển, người dân phát hiện con cá sấu khủng bị mắc cạn.

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

18:57:05 18/11/2024
Chiều ngày 18/11/2024 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Công điện số 8736/CĐ-BNN-ĐĐ gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó bão số 9.

Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung

13:02:04 18/11/2024
Đến 10h ngày 19/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/h, tiếp tục suy yếu thêm trên khu vực Bắc Biển Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km về phía Đông Bắc với sức gió cấp 10, giật cấp 12.

NÓNG: Đang cưỡng chế thu hồi 38.800 m2 đất Bãi Sau, TP Vũng Tàu

12:58:53 18/11/2024
Hơn 38.800m2 đất cuối cùng của Bãi Sau đang được TP Vũng Tàu cưỡng chế thu hồi để thực hiện dự án chỉnh trang.

Có thể bạn quan tâm

Campuchia có Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao mới

Thế giới

18:29:44 20/11/2024
Ông Sokhonn, 70 tuổi, trước đó từng giữ cương vị Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia. Tại phiên bỏ phiếu, toàn bộ 112 nghị sĩ, bao gồm cả Thủ tướng Hun Manet, đã nhất trí bỏ phiếu tín nhiệm cho ông Sokhonn.

Không nhận ra Công chúa Disney một thời: Tái xuất như nữ thần, tạm biệt hình ảnh nghiện ngập bệ rạc ngày nào!

Sao âu mỹ

17:57:34 20/11/2024
Xuất hiện tại sự kiện, ngôi sao sinh năm 1986 diện váy đen xuyên thấu gợi cảm. Cô để mái tóc vàng dài rực rỡ và trang điểm tươi tắn, dự sự kiện với nụ cười rạng rỡ luôn nở trên môi.

Sao Việt 20/11: Kỳ Duyên chia sẻ kỷ niệm đáng nhớ tại Mexico

Sao việt

17:42:53 20/11/2024
Kỳ Duyên chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ tại Mexico khi tham gia Miss Universe 2024. Trước khi trở về Việt Nam, Kỳ Duyên đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Mexico và một số địa điểm.

1 cặp sao hàng đầu vướng tin rạn nứt vì đàng gái phải lòng "bạn trai quốc dân hot 6000%" trong showbiz?

Sao châu á

17:35:42 20/11/2024
Dân tình nghi ngờ Quan Hiểu Đồng và Vương An Vũ có tình ý với nhau sau khi hợp tác, dẫn đến việc mối quan hệ của em gái quốc dân với bạn trai rạn nứt.

Vừa làm bài tập xong, bé gái bất ngờ lăn đùng ra giữa nhà gào khóc, hàng xóm cũng vội vàng kéo sang hỏi thăm

Netizen

17:29:33 20/11/2024
Với sự ngây thơ, đôi lúc hơi hậu đậu của mình, trẻ em thường có nhiều khoảnh khắc hài hước và dễ thương, khiến người lớn không khỏi bật cười.

Loạt bom tấn điện ảnh siêu hot 2025: Có phim chưa tung trailer đã gây tranh cãi khắp cõi mạng

Phim âu mỹ

17:04:37 20/11/2024
Năm 2023-2024 cho thấy nhiều tín hiệu đáng mừng khi nhiều phim đã cán mốc 1 tỷ USD trở lại, báo hiệu một năm 2025 bùng nổ với hàng loạt bom tấn đổ bộ phòng vé trở lại.

Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue

Sức khỏe

17:00:17 20/11/2024
Để phòng ngừa, cần loại bỏ môi trường nước đọng, xử lý các khu vực tối tăm ẩm thấp và sử dụng màn chống muỗi khi ngủ, vì vậy việc nhận biết các triệu chứng sớm và điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng để giảm thiểu nguy cơ biến chứng.

Nữ thần sắc đẹp gây sốt MXH với vòng 1 đẹp ná thở như "xé truyện bước ra"

Phim châu á

16:58:39 20/11/2024
Ngày 20/11, QQ đưa tin bộ phim Đấu La Đại Lục 2 sắp ra mắt với sự tham gia của dàn sao trẻ Chu Dực Nhiên, Trương Dư Hi, Khổng Tuyết Nhi.

Rafael Nadal gác vợt: Lời chia tay buồn

Sao thể thao

16:40:47 20/11/2024
Vài ngày trước, Rafael Nadal nói rằng anh không tin vào những cái kết đẹp, yếu tố điển hình trong những bộ phim Hollywood. So với điện ảnh, quần vợt rất khác và lịch sử không chỉ kết thúc trong sự ngọt ngào.

Bắt tạm giam phó giám đốc công ty Nam Hào Kiệt ở An Giang

Pháp luật

16:23:33 20/11/2024
Thi công dự án xử lý sạt lở khẩn cấp thiếu gần 14.000m3 gây thiệt hại trên 9,6 tỷ đồng, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt Nguyễn Văn Giỏi bị bắt tạm giam.

Ngu Thư Hân tỏa sáng rực rỡ, Triệu Lộ Tư càng thêm ê chề

Hậu trường phim

15:35:36 20/11/2024
Ngu Thư Hân và Triệu Lộ Tư được xem là hai mỹ nhân dẫn đầu lứa tiểu hoa 95. Tuy nhiên lúc này, họ đang ở tình cảnh trái ngược nhau.