Nhận diện “sát thủ bắn tỉa” Nga mới giao cho Syria
Một lô súng bộ binh mới vừa được Nga chuyển giao cho Quân đội chính phủ Syria trong đó có cả súng trường bắn tỉa MTs-116M.
Theo trang tin quân sự Army Recognition, Quân đội chính phủ Syria vừa tiếp nhận lô súng bộ binh mới từ Nga và trong đó có cả những khẩu súng trường bắn tỉa MTs-116M. Trước đó MTs-116M cũng đã được trang bị cho các đơn vị nữ binh sĩ Syria làm nhiệm vụ bảo vệ các khu vực dân cư xa vùng chiến sự.
MTs-116M là mẫu súng trường bắn tỉa được thiết kế và phát triển bởi Cục thiết kế khí cụ Tula, dù được thiết kế để bắn đạn 7.62×54mm theo chuẩn của Quân đội Nga nhưng súng trường bắn tỉa này cũng có thể bắn đạn 7.62×51mm của NATO, đạn cỡ nòng .338 (8.6×70mm) và .300 (7.62×67mm).
Theo giới truyền thông Syria, lực lượng an ninh nước này cũng được trang bị các biến thể sửa đổi của MTs-116M sử dụng đạn 7.62×54mm. Biến thể tiêu chuẩn của MTs-116M nặng khoảng 6.5kg chưa bao gồm đạn và giá đỡ với chiều dài 1.250mm. Nó được trang bị hộp tiếp đạn tùy biến 5 hoặc 10 viên với tầm bắn hiệu quả 700m.
Các binh sĩ Syria cũng có các cải tiến nhỏ đối với MTs-116M so với bản tiêu chuẩn của TSKIB SOO như thay thế báng súng bằng gỗ và trang bị thêm thanh rail cho phép súng có thể gắn nhiều thiết bị ngắm quang học khác nhau.
Đến mãi sau này các biến thể MTs-116M tiếp theo của Nga mới có báng súng được làm bằng vật liệu tổng hợp và thanh rail tích hợp trên thân nòng súng.
Video đang HOT
Trong ảnh là MTs-116M bên cạnh các dòng súng bắn tỉa nổi tiếng khác của Nga như VKS-94 và OSV-96.
Bên cạnh súng trường bắn tỉa MTs-116M, Quân đội chính phủ Syria còn được trang bị thêm Ak-104 – biến thể carbine của súng trường tấn công Ak-103 sử dụng cỡ đạn 7.62×39mm. Ak-104 có thiết kế nhỏ gọn phù hợp với các đơn vị đặc nhiệm Syria khi tác chiến trong môi trường đô thị.
Một khẩu Ak-104 có trọng lượng 3.2kg với chiều dài tối đa chỉ 824mm, có tốc độ bắn tối đa 600 viên/phút cùng tầm bắn hiệu quả 500m. Do thiếu hụt hộp tiếp đạn bằng polymer nên những khẩu Ak-104 của Syria sử dụng cả hộp tiếp đạn bằng kim loại khiến trọng lượng của súng tăng lên khoảng 3.7kg kể cả đạn.
Hình ảnh một binh sĩ Syria với khẩu Ak-104 cùng hộp tiếp đạn bằng kim loại.
Theo_Kiến Thức
Dragunov SVD: "Sát thủ bắn tỉa" đáng sợ của Việt Nam
Với tầm bắn hiệu quả 800m và có tốc độ bắn lên đến 30 viên/phút, súng bắn tỉa Dragunov SVD là một trong những vũ khí bắn tỉa nguy hiểm nhất thế giới
Từ khi được giới thiệu vào đầu thập niên 1960 cho tới nay, súng trường bắn tỉa Dragunov SVD đã trở thành một trong những biểu tượng vũ khí do Liên Xô phát triển sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 bên cạnh khẩu AK-47. Tất nhiên SVD đã trở nên lỗi thời so với các dòng súng trường bắn tỉa hiện đại, nhưng với một tay thiện xạ nó vẫn là mẫu vũ khí chết người.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều lý do khác khiến SVD vẫn có thể sống tốt trong môi trường chiến tranh hiện đại, và không phải quốc gia nào trên thế giới cũng sở hữu cho mình các mẫu súng trường bắn tỉa tiên tiến trong đó có Việt Nam. Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu đưa vào trang bị SVD từ thời kháng chiến chống Mỹ và nó vẫn là mẫu súng trường bắn tỉa đáng tin cậy nhất của quân đội ta cho tới tận ngày nay
Lịch sử phát triển của súng bắn tỉa SVD gắn liền với mẫu súng trường tấn công AK-47. Cả hai mẫu súng này đều sử dụng cỡ đạn 7.62mm theo tiêu chuẩn Liên Xô và sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí nén kết hợp thoi nạp đạn xoay làm giảm độ giật. SVD có chế độ bắn bán tự động và có tốc độ bắn tối đa chỉ tầm 30 viên/phút.
Trang bị không thể thiếu đối với mỗi khẩu súng trường bắn tỉa SVD là kính ngắm tiêu chuẩn PSO-1. Với mẫu kính ngắm này SVD có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 1.300m tùy thuộc từng loại mục tiêu khác nhau. Bên cạnh đó, SVD còn được trang bị cả các loại kính ngắm hồng ngoại hổ trợ bắn ban đêm như 1PN51 và 1PN58.
Súng trường bắn tỉa SVD không chỉ được trang bị cho các đơn vị đặc công hay trinh sát đặc nhiệm của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nó còn được trang bị trong các đơn vị cảnh sát đặc nhiệm thuộc Bộ Công An trong các nhiệm vụ chống khủng bố và giải cứu con tin. Nguồn: Internet
Trọng lượng tối đa của SVD kể cả khi mang theo hộp tiếp đạn 5 viên và kính ngắm PSO-1 chỉ từ 4,30kg với chiều dài khoảng hơn 1,2m với bản tiêu chuẩn do Liên Xô sản xuất trước đây.
Hiện tại, quân đội ta cũng đã tiến hành nghiên cứu và cải tiến SVD để mẫu súng trường bắn tỉa này phù hợp hơn với môt trường chiến tranh hiện đại. Một trong số đó là việc trang bị kính ngắm đêm NVF-1BT do Việt Nam tự sản xuất cho SVD nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của bộ đội ta.
Ngoài đạn 7,62mm thông thường, SVD cũng có thể bắn các loại đạn 7,62mm đặc biệt như đạn xuyên-cháy hay đạn xuyên giáp khi các đơn vị bắn tỉa phải đối đầu với các đơn vị cơ giới của đối phương. Tất cả các loại đạn này Việt Nam đều có thể tự sản xuất trong nước.
Hiện nay trên thế giới, SVD không ngừng được cải tiến. Trong đó có các biến thể như SVDS, SVD-M và SVU do Nga sản xuất, với kích thích nhỏ gọn và nhẹ hơn. Trong đó SVU là biến thể nhỏ gọn nhất với chiều dài chỉ 0.9m phù hợp với các đơn vị tác chiến đặc biệt.
Trong ảnh là khẩu SVD được quân và dân miền nam sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ bên cạnh các mẫu súng trường khác được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Chiến tranh Việt Nam cũng là cuộc chiến đầu tiên SVD được sử dụng rộng rãi và nó cũng đã góp một phần trong chiến thắng mùa xuân lịch sử vào năm 1975 của dân tộc ta. Hình ảnh khẩu súng trường bắn tỉa Dragunov SVD được Quân giải phóng thị xã Tuy Hòa sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ.
Theo_Kiến Thức
Điểm mặt các súng trường bắn tỉa quái vật trên thế giới Đấy là những khẩu súng trường bắn tỉa có cỡ nòng khủng, thường dùng đạn 12,7mm hay 14,5mm có khả năng hạ thiết giáp, máy bay. Súng trường bắn tỉa hạng nặng là kiểu súng được thiết kế tấn công mục tiêu giá trị cao như phương tiện quân sự hạng nặng chứ không hẳn là dùng để tấn công bộ binh đối...