Nhận diện nông sản thực phẩm an toàn và đặc sản Nam Bộ
Tuần lễ nhận diện nông sản thực phẩm an toàn và đặc sản Nam Bộ tại Hà Nội diễn ra từ ngày 12 -18.8.2016 do Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội (Sở NNPTNT Hà Nội) tổ chức
Đây là dịp để đông đảo người tiêu dùng Thủ đô nhận biết và lựa chọn các sản phẩm an toàn chất lượng, và là cơ hội để các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp… tìm ra những giải pháp tăng cường công tác xúc tiến thương mại nông nghiệp giữa Hà Nội với các tỉnh.
Nhận diện nông sản sạch
Theo Sở NNPTNT Hà Nội, nhu cầu về lương thực, thực phẩm phục vụ cho người dân thủ đô rất lớn nhưng hiện nay sản phẩm nông sản nhập từ các tỉnh về tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội chủ yếu do các thương lái thu gom và cung cấp về các chợ đầu mối chiếm từ 70-80%. Do vậy, việc quản lý chất lượng an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc hàng hóa nông sản gặp nhiều khó khăn, luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm và chưa tạo được niềm tin với người tiêu dùng. Tuần lễ nhận diện nông sản thực phẩm an toàn và đặc sản Nam Bộ là một hoạt động mới, thiết thực để các cơ sở sản xuất, tổ chức doanh nghiệp trưng bày giới thiệu, bán các sản phẩm an toàn, đặc sản vùng miền của địa phương; hướng dẫn người tiêu dùng Thủ đô cách nhận biết, phân biệt sử dụng những sản phẩm an toàn vì sức khỏe gia đình, cộng đồng và xã hội.
Ông Nguyễn Tiến Hưng (trái) – Giám đốc Công ty Thực phẩm sạch BigGreen trực tiếp giới thiệu sản phẩm sạch tới người tiêu dùng. Ảnh: M.H
Tuần lễ nhận diện nông sản Nam Bộ lần này cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất ký kết biên bản ghi nhớ, hợp đồng liên kết, hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp. Ông Nguyễn Văn Chí -Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội
Tính đến thời điểm này, đã có 103 điểm tại 12 quận nội thành của Hà Nội như Cầu Giấy, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Long Biên… triển khai trưng bày giới thiệu và bán gần 200 loại sản phẩm an toàn và đặc sản Nam Bộ. Nhiều doanh nghiệp phân phối nông sản thực phẩm an toàn tiêu biểu như Công ty cổ phần Nhất Nam (chuỗi siêu thị Fivimart), Công ty TNHH Thực phẩm sạch BigGreen, Công ty cổ phần VietRAP Đầu tư thương mại… tham gia chương trình.
Đến tham quan các gian hàng tại Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (số 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội) – điểm khai mạc Tuần lễ từ sáng sớm, chị Hồng Anh hồ hởi cho biết: “Trước thực trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm đang trở thành vấn nạn khiến người dân chúng tôi thực sự hoang mang.
Video đang HOT
Riêng về mặt hàng trái cây, nếu ra ngoài chợ, tôi thực sự lúng túng không phân biệt được đâu là hoa quả của Trung Quốc, đâu là hoa quả nội địa. Sáng nay, được tận mắt thấy đội ngũ cán bộ quản lý chất lượng làm kiểm tra test nhanh trên một số sản phẩm, tôi mới hiểu rõ hơn về quy trình sản phẩm an toàn đảm bảo theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP… Thông qua sự kiện tuần lễ này, tôi sẽ sớm bỏ thói quen tiện đâu mua đấy mà không quan tâm đến chứng nhận của các cơ quan chức năng về nguồn gốc sản phẩm nông sản như trước đây”.
Bà Nguyễn Huyền Phương-Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ quận Hai Bà Trưng, Hà Nội mong muốn rằng, vì sức khỏe cho bản thân và gia đình, phụ nữ Thủ đô quan tâm đến chất lượng cuộc sống trên nhiều lĩnh vực, trong đó vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang thực sự là câu chuyện nóng của chị em nội trợ. Bà đề nghị Trung tâm Xúc tiến thương mại Hà Nội tổ chức thường xuyên hơn nữa mô hình hội chợ nhận diện sản phẩm an toàn các vùng miền của cả nước để người tiêu dùng có nhiều cơ hội sử dụng những sản phẩm tốt, đảm bảo chất lượng.
Giao thương hợp tác sản xuất và cung ứng
Lễ ký kết biên bản ghi nhớ, hợp đồng liên kết tiêu thụ nông sản sạch tại tuần lễ. Ảnh: M.H
Trong khuôn khổ tuần lễ, tại hội thảo tăng cường công tác xúc tiến thương mại nông nghiệp giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố, nhiều ý kiến được đưa ra thảo luận giúp các tỉnh kết nối đưa nông sản tiêu thụ tại thị trường Thủ đô, thông qua các triển lãm, hội chợ; chắp nối tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất giao lưu, trao đổi, tiếp cận thị trường và ký kết các hợp đồng kinh tế. Hầu hết đại diện các doanh nghiệp chuyên kinh doanh mặt hàng nông sản sạch tại Hà Nội đều nhận định, đã qua thời Việt Nam phải thắt lưng buộc bụng, bao nhiêu sản phẩm ngon, lạ, sạch để dành mang xuất khẩu. Thị trường trong nước tiềm năng rất lớn, người tiêu dùng Việt Nam có quyền hưởng thụ các đặc sản vùng miền.
Bà Đinh Thị Bích Loan-Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam đánh giá cao vai trò hợp tác xúc tiến thương mại nông nghiệp của Hà Nội trong những năm qua đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc tìm nguồn sản phẩm nông sản sạch, an toàn tới người tiêu dùng. Hiện các chuỗi hệ thống siêu thị, các nhà hàng, các trường học có “tên tuổi” tại Hà Nội, các loại mặt hàng nông sản an toàn Nam Bộ chiếm tới 70%, nhưng với nhu cầu thực tế phục vụ người tiêu dùng thủ đô, các doanh nghiệp đề nghị Trung tâm Xúc tiến thương mại Hà Nội cần có những chiến lược cụ thể hơn nữa trong hoạt động kết nối xúc tiến đầu tư giữa doanh nghiệp Hà Nội và doanh nghiệp các tỉnh, thành.
Lãnh đạo Sở NNPTNT hai tỉnh Tiền Giang và Hậu Giang nêu lên những khó khăn mà địa phương đang gặp phải, đó là tiềm năng vùng nguyên liệu lớn nhưng vẫn loay hoay tìm đầu ra cho bà con. Bởi đặc thù cây trái Nam Bộ rộ thu hoạch theo mùa vụ, trong khi tỉnh chưa có đơn vị chuyên trách thực hiện công tác xúc tiến thương mại nông nghiệp nên công tác kết nối còn yếu. Mặt khác, khâu vận chuyển, kho bãi chứa sản phẩm trái cây tươi, khâu sơ chế, chế biến và bao gói sản phẩm đưa về tiêu thụ tại Hà Nội cũng hạn chế. Ông Lê Văn Đời- Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang kiến nghị: Trung tâm Xúc tiến thương mại Hà Nội, Sở NNPTNT Hà Nội cần xây dựng chính sách hỗ trợ vùng tạo liên kết giữa các doanh nghiệp, chú trọng hơn nữa công tác hướng dẫn, chứng nhận chất lượng sản phẩm và các cơ chế chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất.
Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội – ông Nguyễn Văn Chí nhấn mạnh: Sự liên kết 4 nhà: Nhà sản xuất, nhà quản lý, nhà chứng nhận, nhà lưu thông trong thời gian tới đòi hỏi chặt chẽ hơn và rất cụ thể. Tuần lễ nhận diện nông sản Nam Bộ lần này cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất ký kết biên bản ghi nhớ, hợp đồng liên kết, hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.
Theo Danviet
Có chứng nhận VietGAP, nông sản vẫn chưa vào được siêu thị?
Dù có chứng nhận VietGAP, song sản phẩm nấm kim châm của doanh nghiệp Việt vân chưa vào được hệ thống siêu thị do các siêu thị mới chỉ nhập từ Hàn Quốc, Nhật Bản về bán và ngươi tiêu dung vẫn chưa tin việc doanh nghiêp Viêt co thê san xuât đươc nâm kim châm.
Đây một thực tế được ông Nguyên Ngoc Huỳnh - Giám đốc Công ty Cổ phần Nấm Việt chia sẻ, mặc dù nấm do doanh nghiệp này sản xuất sạch 100% và chỉ bảo quản từ 5 đến 7 ngày nên luôn đảm bảo độ tươi ngon và loại nấm này phải đầu tư quy trình trồng rất tốn kém.
Không chi doanh nghiêp Nâm Viêt, Chủ tịch HTX Nông nghiệp Phú Xuân (Phú Xuyên, Hà Nội) - ông Nguyễn Văn Ky cung bày tỏ băn khoăn đang không biết đăng ký VietGAP ra sao, như thế nào? Muôn đat tiêu chuân nay cân rât nhiêu yêu câu nhưng đơn vị này vẫn chưa năm đươc cu thê đo la nhưng yêu câu như thê nao. Mỗi năm, HTX Phu Xuân sản xuất khoảng 1.230 tấn rau an toàn, nhưng cũng chỉ bán cho mối quen, chứ không biết làm gì hơn...
Sản phẩm nấm sạch của công ty Nấm Việt.
Trong khi hai bên đang loay hoay vê câu chuyên nông san co chưng nhân VietGAP ma vân chưa vao đươc siêu thi, HTX nông nghiêp không biêt đăng ky VietGAP ra sao thi đai diên HTX Thương Lê ( Mê Linh, Ha Nôi) lai chia sẻ những kho khăn trong câu chuyên gia thanh cua nông san, ma cu thê la san phâm ôi. Nhiều siêu thị đã đến đặt vấn đề mua, nhưng giá đắt nên không ký được hợp đồng. Trong khi, HTX phải bỏ tiền đầu tư cac khâu tư: đất, nước, phân, giống đều phải đạt tiêu chuẩn, chưa kể những thứ khác.
"Muôn ăn thưc phâm sach, đam bao vê sinh ma lai đoi gia thanh re thi thưc sư qua kho", ông Phan Tiến Hiệp, Chủ tịch HTX Thường Lệ bày tỏ.
Ro rang, trong bôi canh hiên nay, lượng nông sản thực phẩm có chứng nhận và nguồn gốc mới chỉ chiếm khoảng 20%, các chợ đầu mối đang đóng vai trò là khâu điều phối các sản phẩm đến thị trường tiêu thụ. Vì vậy việc liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản an toàn cần được đẩy mạnh, để đảm bảo sức khỏe và nhu cầu người tiêu dùng.
Tháo gỡ vướng mắc của doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Chí - Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội khẳng định, san phâm nâm kim châm cua doanh nghiêp Nâm Viêt sau khi đươc kiêm tra nhưng tiêu chuân cu thê nêu đat đươc nhưng tiêu chi cân va đu ma siêu thi Fivimart đưa ra, san phâm nay se chinh thưc được đưa vào phân phối tại siêu thi...
Ngoai ra, để giải quyết vấn đề thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm sạch, các cửa hàng và siêu thị đang có nhiều chính sách hỗ trợ người nông dân. Bà Vũ Thị Hậu - Phó Tổng Giám đốc hệ thống siêu thị Fivimart cho rằng, hiện nay hệ thống siêu thị rất hỗ trợ người nông dân và luôn muốn sản phẩm sạch được vào siêu thị. Ví dụ, đơn vị đang hỗ trợ và bán cà chua trái vụ của Mộc Châu, Sơn La, giúp thu nhập của bà con tăng đáng kể vì giá thành cao... Tuy nhiên, sản phẩm muốn vào được siêu thị phải qua được rào cản đầu tiên là bắt buộc phải có tiêu chuẩn VietGAP. Và từ 1.7, Luật Hợp tác xã (HTX) có sự đổi mới, nếu đơn vị nào không thay đổi thì sẽ không được vào hệ thống siêu thị.
Có chứng nhận VietGAP nhưng nhiều nông sản vẫn chưa vào được các siêu thị.
Theo ông Chí, hiện nay thành phố Hà Nội đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn như: vùng lúa chất lượng, rau an toàn, cây ăn quả đặc sản, chè an toàn, hoa chất lượng, các vùng chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư, các trang trại chăn nuôi lớn đảm bảo các tiêu chí vê nông san sach..., tạo ra sản phẩm chất lượng đảm bảo VSATTP đáp ứng phần nào nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, công tác xây dựng nhãn hiệu được chú trọng, hiện đã xây dựng và phát triển được 27 nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, sản phẩm chế biến, đây được xem là tiền đề để tạo dựng thương hiệu và tăng tính cạnh tranh. Đông thơi, đây cung là cơ sở để liên kết với các doanh nghiệp trong việc liên kết từ khâu sản xuất - Sơ chế đóng gói - Tiêu thụ sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Ngoài ra, công tác chứng nhận chất lượng được quan tâm, do đó nhiều vùng sản xuất cây ăn quả đặc sản, sản xuất chè tập trung được cấp giấy chứng nhận VietGAP. Cu thể đo la sản phẩm quả nhãn chín muộn Hoài Đức, tiêu chuẩn chất lượng đã được thị trường Mỹ chấp nhận và sản phẩm cam Canh, bưởi Diễn đã được đối tác Nhật Bản quan tâm hỗ trợ để phát triển. Đây là cơ sở để đưa các sản phẩm vào các kênh phân phối lớn cung cấp cho người tiêu dùng Thủ đô cũng như xuất khẩu.
Tuy nhiên, việc liên kết giữa các cơ sở sản xuất nông sản thực phẩm an toàn với nhau còn hạn chế, chủ yếu theo hình thức mạnh ai người đó làm, nên khó khăn trong quá trình kết nối với doanh nghiệp phân phối và sản phẩm tạo ra tính cạnh tranh thấp. Vì vậy ông Chí cho rằng, trong thời gian tới cần phải tăng cường khả năng liên kết giữa các cơ sở sản xuất nông sản thực phẩm an toàn với nhau để tăng cơ hội liên kết hợp tác và sức cạnh tranh cho sản phẩm.
Theo Danviet
Liên kết thu "trái ngọt" Đứng trước xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng, để tồn tại và phát triển, nhiều chủ trang trại đã chủ động liên kết với nhau. Đặc biệt, không ít trang trại đã bắt tay hợp tác với các doanh nghiệp nhằm giảm giá thành và gia tăng giá trị sản phẩm. Nông dân là đối tác Dù tuổi còn trẻ, nhưng...