Nhận diện nhân tài theo quan niệm của người xưa (P1)
Theo kinh nghiệm của người xưa, những đặc điểm dưới đây là biểu hiện của người có tài.
Người có mũi to và thẳng
Người có mũi to và thẳng, hơn nữa chóp mũi lại tròn đầy, hai bên gò má cũng đầy đặn, đó là những người vô cùng sung sức hết lòng vì sự nghiệp. Khi quan sát dung mạo của những người đã thành đạt, có chức có quyền thì phần lớn đều là người có dáng mũi to và thẳng, đó là dung mạo phú quý điển hình. Người có dung mạo này cũng là người có tính tự chủ cao, họ là người có đầu óc rộng mở đối với sự nghiệp.
Người có mắt dài và sâu
Đôi mắt sâu là dáng mắt đẹp, người có đôi mắt như vậy đều là người giàu khả năng tư duy, trí tuệ hơn người, họ không những có khả năng quan sát nhạy bén mà còn có nội tâm sắc sảo, biết cách tiến thoái, được nhiều người khen ngợi và nể phục. Người có mắt sâu lại thêm đặc điểm mắt dài thì càng đẹp. Mắt dài chính là hình dạng của “mắt phượng” theo truyền thống, người có dung mạo như vậy không chỉ giỏi vươn lên về địa vị cao mà còn có tài trí hơn người.
Người có tai cao
Hình dạng tai cao là vành tai cao quá mắt, là người có năng lực học tập nhạy bén hơn người, họ không có tính cách kỳ quái lại không thích những gì thuộc vào chủ nghĩa hư vô, là người có trí thông minh nhưng lại không đảm nhận công việc, chỉ có thể tích cực thể hiện trong học tập và sự nghiệp mà thôi. Đây là người giàu năng lực, sáng tạo, phù hợp với công việc nghiên cứu mới hoặc có tính chất mở mang. Sự thông minh và sáng suốt của người này rất dễ có những sáng kiến đột phá để khắc phục nhiều vấn đề còn tồn tại.
Người có mắt to và sáng
Người có mắt to đều là người rất thích kết bạn, cho nên bẩm sinh họ đã là nhân tài trong các mối quan hệ với cộng đồng. Thêm một đặc điểm là mắt sáng long lanh thì chứng tỏ người này có tính cách lạc quan, rộng mở, là người biết cố gắng tìm tòi trong công việc và thành tựu trong cuộc sống. Công việc thuộc loại kiên kết và đàm phán với bên ngoài họ cũng làm rất tốt bởi họ rất khéo thu phục lòng người. Có tài kết giao tình cảm nên họ có sự giúp ích rất lớn trong việc phát triển mối quan hệ của công ty.
Video đang HOT
Lông mày hình lưỡi kiếm
Cặp lông mày rộng, đồng thời đường lông mày hướng thẳng lên trên, không bị rối và gấp khúc, giống như hai thanh kiếm ở trên mắt người ta gọi đó là “lông mày lưỡi kiếm”. Những người này rất thích hợp với công việc kinh doanh, họ không những làm việc trôi chảy mà còn rất chú tâm, rất coi trọng danh dự, tuyệt đối không dùng những hành động nhỏ nhen trái với bản chất đại hiệp quang minh, lỗi lạc
Theo Afamily
Khu nhận diện phòng không: Trung Quốc lợi bất cập hại
Trung Quốc có thể nghĩ khu nhận diện phòng không sẽ là một liều thuốc mạnh trong vấn đề Senkaku/Điếu Ngư. Tuy nhiên, liều thuốc này mang đến cho Trung Quốc nhiều tác dụng phụ hơn những suy tính ban đầu.
Liều thuốc cho Senkaku/Điếu Ngư?
Có thể nói, Senkaku/Điếu Ngư là nút thắt khó gỡ bỏ nhất trong mối quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản. Cả hai quốc gia đều tuyên bố chủ quyền với quần đảo này, nhưng Nhật Bản đã cao tay hơn khi quốc hữu hóa các hòn đảo của Senkaku từ tháng 9/2012.
Trung Quốc tìm mọi cách để biến khu vực quần đảo này thành hiện trạng đang tranh chấp thay vì thuộc sở hữu của mình Nhật Bản. Từ đó, thế giằng co diễn ra giữa hai quốc gia. Ban đầu, hải giám của Trung Quốc và tuần duyên của Nhật Bản thay nhau thị uy với những màn đấu vòi rồng trên vùng biển thuộc quần đảo này.
Tiếp sau đó, hàng loạt những đòn công kích nhau cả trên không, trên biển và trên bàn ngoại giao diễn ra.
Hồi tháng 9/2013, căng thẳng lên tới đỉnh điểm khi Nhật Bản tổ chức kỷ niệm một năm quốc hữu hóa Senkaku thì máy bay không người lái của Trung Quốc xâm nhập vùng trời quần đảo này. Nhật tuyên bố sẽ bắn hạ, còn Trung Quốc coi hành động đó nếu diễn ra sẽ là tuyên bố chiến tranh .
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân tuyên bố thành lập khu nhận diện phòng không
Ngay sau đó, hai quốc gia thi nhau tập trận. Tuy tình trạng giữa hai bên luôn căng thẳng, nhưng một điều dễ nhận biết, cả hai quốc gia đều tránh một cuộc va chạm thực sự. Đấu sức không được, Trung Quốc thi hành một kế cao hơn: khu nhận diện phòng không, được áp dụng ngay trên vùng biển mà Nhật tuyên bố chủ quyền.
Thực tế, Trung Quốc đã làm một điều tương tự như nước Nhật khi quốc hữu hóa Senkaku: công bố chủ quyền với không phận biển Hoa Đông, trong đó có Điếu Ngư.
Như vậy, Trung Quốc đặt Senkaku/Điếu Ngư vào tình trạng tranh chấp khi cả hai bên đều khẳng định chủ quyền bằng những hành động thực tế, thay cho tuyên bố ngoại giao. Nếu các hãng hàng không, các quốc gia thông báo lịch trình bay cho Trung Quốc, đồng nghĩa với việc công nhận chủ quyền của Trung Quốc với quần đảo này.
Nhật Bản chắc chắn sẽ quyết liệt phản đối, như vậy Senkaku/Điếu Ngư rơi vào thế đang tranh chấp, đúng với mục đích mà Trung Quốc cố gắng từ bao lâu nay.
Khi khu nhận diện phòng không được xác lập, giới chức Bắc Kinh có lẽ đang hân hoan về việc tìm ra liều thuộc đặc trị cho vấn đề Senkaku/Điếu Ngư.
Tác dụng phụ: lợi bất cập hại
Tuy nhiên, liều thuốc này có nhiều tác dụng phụ hơn những gì Trung Quốc mong đợi. Đã có những hãng hàng không đầu tiên gửi lịch trình bay đến chính quyền Trung Quốc, trong đó có Japan Airlines, All Nippon Airways của Nhật, Korean Air của Hàn Quốc, Qantas Airways Ltd của Australia...
Những hãng hàng không này chấp hành điều lệ của Trung Quốc theo kiểu "tránh voi chẳng xấu mặt nào". Phát ngôn viên của All Nippon Airways cho hay: "An toàn là ưu tiên hàng đầu, chúng tôi không muốn bị máy bay quân sự Trung Quốc đuổi theo yêu cầu tuân theo mệnh lệnh trên lộ trình bay qua khu vực này."
Khu vực "nhận dạng phòng không" của Trung Quốc và Nhật Bản chồng chéo nhau sẽ khiến cho sự đối đầu càng căng thẳng.
Nhưng những gì Trung Quốc không mong nhận được lại là sự phản đối của rất nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước lớn. Sự phản đối của Nhật Bản là một chuyện, và chắc chắn Trung Quốc cũng không cần nghe Nhật đang nói gì. Nhưng người thứ hai lên tiếng lại là nước Mỹ.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 25/11 thẳng thừng tuyên bố động thái của Trung Quốc là hành vi "gây bất ổn" và sẽ không có chuyện máy bay Mỹ tuân thủ các quy định do Bắc Kinh đưa ra. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi máy bay của Mỹ vẫn đi qua khu vực này mà không "xin phép"?
Trung Quốc có liều lĩnh điều chiến đấu cơ kèm cặp máy bay dân sự của Mỹ. Hành động này không khác gì thúc Mỹ can thiệp sâu hơn, hiện diện quân sự nhiều hơn ở châu Á - Thái Bình Dương với một lý do rất dễ hiểu: "Mỹ cần đảm bảo an toàn cho các chuyến bay thương mại của mình".
Quốc gia thứ hai Trung Quốc cần lưu tâm là Australia. Ngày 26/11, chính phủ nước này đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc để phản đối hành động trên.
"Việc Trung Quốc công bố vùng nhận dạng phòng không là hành vi không có lợi xét trên bối cảnh căng thẳng khu vực và không đóng góp vào sự ổn định của khu vực" - Ngoại trưởng Úc Julie Bishop tuyên bố.
"Úc đã thể hiện rõ thái độ phản đối với bất kỳ hành vi đơn phương hay mang tính cưỡng bức nào nhằm thay đổi hiện trạng trên biển Hoa Đông" - Ngoại trưởng Bishop nhấn mạnh.
Những năm qua, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Australia có rất nhiều cởi mở. Đặc biệt trong những năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu cuối thập niên trước, xuất khẩu nguyên liệu, khoáng sản, hàng tiêu dùng của Australia vẫn đảm bảo bởi có một nguồn nhập khẩu dồi dào là Trung Quốc. Nền kinh tế thứ hai thế giới đang là đối tác lớn của nền kinh tế Australia.
Ngoại trưởng Australia, Julie Bishop khẳng định: "Australia kịch liệt phản đối Trung Quốc".
Đồng thời, trong xã hội Australia cũng có những làn sóng phản đối việc Mỹ sử dụng căn cứ quân sự trong lãnh thổ quốc gia này. Tuy nhiên, những hành động đơn phương, ngang ngược và bá quyền của Trung Quốc như trên chỉ làm tăng thêm sự nghi kỵ không chỉ trong lãnh đạo nhà nước mà còn cả xã hội. Khi sự nghi kỵ vẫn còn, đồng nghĩa với việc sự hiện diện của quân đội Mỹ tại quốc gia này chắc chắn sẽ còn lâu dài.
Mỹ, Nhật, Australia đã lên tiếng phản đối. Các quốc gia nhỏ bé cũng trong cảnh bị bắt nạt như Việt Nam, Philippines... chắc chắn sẽ xích lại gần nhau hơn.
Thực tế, Biển Hoa Đông Trung Quốc lập khu nhận diện phòng không, nhưng tại Biển Đông, Trung Quốc đã có nhiều khu vực cấm khác như cấm đánh bắt cá, cấm tàu lạ... Hơn ai hết, những quốc gia này hiểu những gì sắp đến với mình. Và họ sẽ buộc phải hành động.
Philippines đã gắn bó chặt chẽ với đồng minh Mỹ, Nhật Bản. Việt Nam có những bước hợp tác quan trọng với Ấn Độ, Nga. Các quốc gia ASEAN liên tiếp xác lập mối quan hệ hợp tác toàn diện song phương (chỉ sau quan hệ đồng minh).
Có thể Trung Quốc đạt được mục tiêu biến Senkaku/Điếu Ngư thành khu vực tranh chấp. Nhưng sự ngang ngược, ngạo mạn của quốc gia này chỉ khiến họ chuốc lấy những sự kỳ thị, cảnh giác của cả thế giới. Trong bối cảnh thế giới đa cực chồng chéo những mối quan hệ, việc tự cô lập sẽ chỉ mang đến những kết cục không tốt đẹp.
Ngẫm lại cách nước Mỹ ngoại giao, khi họ chuyển hướng châu Á - Thái Bình Dương, quốc gia này lập tức làm dịu khu vực Trung Đông bằng việc thân thiện với Iran, phớt lờ Israel, hờ hững với Syria. Từ đó, việc tẩy chay, kỳ thị nước Mỹ trong con mắt các quốc gia Hồi giáo sẽ giảm nhẹ.
Đồng thời, xét về đồng minh, nước Mỹ còn cả khối NATO sẵn sàng liều mình sống chết.
Trong khi đó, Trung Quốc giàu, mạnh, nhưng thân cô thế cô. Trung Quốc đầu tư ồ ạt, hi vọng dùng đồng Nhân dân tệ để xây dựng lòng tin, nhưng chỉ một hành động đơn phương, bá quyền, Trung Quốc có thể mất tất cả.
Liều thuốc này của Trung Quốc, có thể coi rằng được cái lợi trước mắt, nhưng để lại mối nguy lâu dài. Người Trung Quốc thâm sâu chắc chắn hiểu điều này, nhưng cũng có thể vì tham mọng, vì giấc mơ Đại Trung Hoa quá nồng cháy mà họ bỏ qua.
Theo Báo Đất Việt
Nhận diện nhóm TSB Trung Quốc "hùng hổ" ra Biển Đông Hộ tống tàu sân bay Liêu Ninh ra Biển Đông là 2 tàu khu trục mang tên lửa S-300 và 2 tàu hộ vệ hiện đại nhất Hải quân Trung Quốc. Nhóm tàu sân bay Trung Quốc đã rời cảng Thanh Đảo vào ngày hôm qua và dự kiến sẽ tới huấn luyện tới Biển Đông trong vài ngày tới. Đây là lần...