Nhận điện ‘nền móng’ của bóng đá Việt
Dù chưa đi hết vòng loại thứ 3 World Cup 2002 khu vực châu Á, nhưng sau 4 trận đấu toàn thua (chưa kể trận thua UAE trước đó), ĐT Việt Nam đã tự bộc lộ hết mạnh, yếu của mình trước bàn dân thiên hạ.
Tiến Linh có bàn thắng vào lưới Oman. Ảnh: AFF
Ngay cả khi việc tự điều chỉnh, củng cố lực lượng để thi đấu đạt kết quả cao hơn trong 6 lượt đấu ở phía trước, thì ai ai cũng nhận thấy nhiệm vụ đặt ra cho không chỉ thầy trò ông Park Hang-seo mà cả nền bóng đá Việt là duy trì bằng được kết quả đã có, tuyệt đối không để rơi vào tình trạng khủng hoảng sau khi đón nhận những thất bại không tránh khỏi ở cấp châu lục; đồng thời phải xây dựng được lực lượng kế tiếp ở mức độ cao hơn nhằm chuẩn bị cho một hành trình mới.
Ở thời điểm hiện tại, ĐT Việt Nam đang sở hữu lực lượng được coi là tốt nhất nhưng chắc chắn, theo thời gian, sẽ có sự thay đổi tùy theo phong độ, chấn thương, sự “đến ngưỡng” và khả năng “vượt ngưỡng” của từng tuyển thủ và khả năng của ban huấn luyện. Sẽ có những nhân tố chủ chốt đành lui về dự bị, thậm chí không được gọi lên tuyển, đồng thời xuất hiện những nhân tố bổ sung, tiềm năng chưa được gọi hay tin dùng, những nhân tố trẻ.
Dù muốn, dù không, ông Park vẫn phải duy trì một người đàn anh mẫu mực để chỉ huy, uốn nắn đàn em, những người có ý chí và thể trạng đặc biệt như Trọng Hoàng chẳng hạn? Sẽ phải đi tìm và bồi dưỡng bằng được những mẫu cầu thủ có thể hình, thể lực tốt, tự tin khi ra sân chơi lớn, càng chơi càng hay như Hoàng Đức, Tiến Linh…
Và tưởng như hàng thủ là bệ phóng cho mọi bước tiến của ĐT Việt Nam thì khi vừa ra khỏi khu vực, mọi việc đã thay đổi nhanh chóng và bắt buộc ông Park phải nhanh chóng tính toán lại, làm mới lại, rèn dũa lại từ những vị trí được tin cậy nhất.
Cả ba thủ môn hiện tại của Tuyển Việt Nam đều không mang đến sự yêu tâm. Ảnh: VFF
Video đang HOT
Ví dụ ở vị trí thủ môn, ĐT Việt Nam đã sử dụng 3 người ( Văn Lâm, Tấn Trường và Văn Toản) nhưng kết quả hoàn toàn không làm yên tâm bất cứ ai, khiến người ta nghĩ tới một phương án khác khả dĩ hơn là tìm tới thủ môn người Séc gốc Việt đang chơi cho Slovan Liberec, Filip Nguyễn? Trên thực tế, Văn Lâm đã được gọi lên tuyển và chơi tốt, trong khi năng lực của Filip Nguyễn còn tốt hơn khi anh chơi ở một giải châu Âu, vậy thì phải đồng sức, đồng lòng thực hiện việc đáng làm này mà không phải lăn tăn, suy tính gì?
ĐT Việt Nam để thua rất nhiều từ những tình huống cố định, bóng bổng, vậy nên những nhân tố có thể hình, thể lực tốt phải được tính đến như một ưu tiên. Trong khi Văn Hậu chưa hẹn ngày trở lại thì việc đưa Hoàng Anh, Thanh Bình… lên tuyển là cần thiết, nhưng sử dụng họ vào lúc nào lại cần được tính toán kỹ hơn, tránh đốt cháy giai đoạn và bị thui chột không mong muốn.
Bên cạnh đó, việc một vài trụ cột thường xuyên mắc lỗi thô thiển, không qua được “mắt” VAR, khiến mọi cố gắng và thành quả tập thể đổ bể là việc cần nghiêm túc nhìn nhận, uốn nắn, tuyệt đối không đổ lỗi cho trọng tài hay công nghệ, mà phải xem đó là “một phần của bóng đá”, như thiên hạ chấp nhận và tiến về phía trước.
Tất yếu, dù cố gắng đến đâu, bổ sung đến đâu thì kết quả vòng loại thứ 3 vẫn là điều ai ai cũng có thể biết trước. Tin cậy ở tài cầm quân và tâm huyết của ông Park Hang-seo để đánh giá đúng, động viên, ghi nhận những gì ông đã làm được, đồng thời nên chỉ ra những gì cần làm mới, cần thay đổi với tinh thần xây dựng chung mới là đúng đắn và cần thiết. Tương tự, ghi nhận công lao, mồ hôi nước mắt của các tuyển thủ, nhưng việc chỉ ra những sai sót, sai lầm, những tật xấu là cần thiết, để cùng nhau tiến bộ, không nên xuê xoa, đổ lỗi cho người khác.
Nghĩa là, bên cạnh tài cầm quân của ông Park Hang-seo là quan trọng, quyết định nhưng bóng đá Việt cần xây dựng được một thứ “văn hóa bóng đá” tiến bộ, phát triển, nhiều người cùng góp sức cho sự phát triển. Mọi việc bắt đầu từ nền tảng phong trào, từ học văn hóa và đào tạo chuyên môn của bóng đá trẻ, từ cách làm bóng đá chuyên nghiệp căn cơ, từ một giải V. League vươn kịp người Thái và vươn lên tiệm cận châu lục. Từ đó may ra mới có một U23 hay ĐT Việt Nam mạnh thực sự, ra châu lục không còn sợ sóng, ngại gió như chúng ta từng chứng kiến?
Một ví dụ nói đi, nói lại, “khổ lắm biết rồi nói mãi” mà không thể nào giải quyết của bóng đá Việt là tình trạng “một ông chủ, nhiều đội bóng”? Không phải ngẫu nhiên có quy định ngặt nghèo về điều này, trong khi chúng ta thấy một vài kết quả đạt được nào đó thì xuề xòa, lấp liếm?
Rất nhiều việc phải làm cho chặng ngắn cũng như đường dài của bóng đá Việt. Mơ giấc mơ World Cup không bao giờ có lỗi, nhưng làm bóng đá đạt tới World Cup thì phải trải qua vô vàn lỗi lầm trên thực tế, phải bắt buộc xây nhà từ nền móng vững chắc, chứ không phải từ nóc? Đó là “học phí” phải trả không chỉ dành riêng cho bóng đá, không chỉ một lần, một trận đấu mà chắc chắn còn nhiều, nhiều nữa ở phía trước?
Cho dù ai đó yên tâm, bằng lòng với “nền móng” vô địch AFF hay HCV SEA Games của bóng đá Việt thì khi bước vào vòng loại thứ 3 World Cup mới vỡ lẽ ra rằng, nền móng ấy là chưa đủ, không đủ bao giờ…
Báo Hàn: Tuyển Việt Nam 'nhỏ mà có võ', có thể thắng Trung Quốc
Truyền thông xứ Kim chi đánh giá về trận đấu của Việt Nam với Trung Quốc, xem đây là cơ hội vàng để thầy trò HLV Park Hang Seo có 3 điểm.
Tờ Oh My News nhìn nhận: "Việt Nam và Trung Quốc đều chưa có điểm nào sau 2 trận. Nhưng Trung Quốc xếp cuối bảng do kém hiệu số bàn thắng/bại.
Tiền vệ nhỏ con rất đội, Quang Hải đã làm tung lưới Saudi Arabia
Dù cả 2 đội đều không có khởi đầu thuận lợi nhưng tuyển Việt Nam được đánh giá có phong độ khá tốt khi chơi ngang ngửa với hai cường quốc bóng đá châu Âu là Saudi Arabia và Australia.
Nếu như đội bóng của HLV Park Hang Seo đã đạt được mục tiêu nhiều hơn mong đợi, khi đây mới chỉ là lần đầu tiên trong lịch sử tiến đến vòng loại cuối, thì với Trung Quốc, đội đã thất thế ở vòng loại châu Á, là cơ hội cuối để họ thay đổi tình hình, khi không thể góp mặt ở giải đấu lớn nhất hành tinh, kể từ World Cup 2002.
Giới truyền thông Trung Quốc từ chỗ tràn đầy hy vọng vào đội nhà, trước khi vòng loại cuối diễn ra, giờ đây lo ngại tình thế đã thay đổi 180 độ và sẽ không dễ dàng để đánh bại Việt Nam.
Giải pháp mà truyền thông nước này đang đưa ra là tận dụng tối đa thể lực, vốn được coi là vượt trội hơn hẳn so với tuyển Việt Nam.
Đội bóng của HLV Park Hang Seo có khả năng tổ chức phòng ngự, phản công xuất sắc nhưng điểm yếu lớn nhất là thể lực và chiều cao - đội có trung bình chiều cao nhỏ nhất trong 12 đội châu Á tham dự vòng loại cuối cùng World Cup 2022. Nhưng như người ta nói 'nhỏ mà có võ', chiến thuật này có thể phát huy tác dụng không ngờ...".
Sports Seoul nhấn mạnh, thầy Park sẽ sử dụng kinh nghiệm từng đối đầu Trung Quốc lúc còn làm việc ở tuyển Hàn Quốc để cùng Việt Nam làm nên chuyện
Tờ Oh My News cũng nêu thêm vấn đề, Việt Nam vs Trung Quốc còn là cuộc so tài mà có thể quyết định công việc của 2 vị thuyền trưởng.
Cụ thể, HLV Park Hang Seo chuẩn bị đàm phán gia hạn với bóng đá Việt Nam, trong khi nếu thất bại HLV Li Tie của Trung Quốc đối diện nguy cơ bị sa thải chỉ sau vài tháng ký hợp đồng 5 năm.
"Người hâm mộ bóng đá đang chú ý đến việc, liệu Việt Nam, dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang Seo, có thể đóng chiếc đinh cuối cùng vào bóng đá Trung Quốc, vốn đã bị đẩy đến bờ vực hay không...".
Sports Seoul nhận định về tuyển Việt Nam trước trận đấu với Trung Quốc: "Dù không gặt được điểm sau 2 trận nhưng Việt Nam đã thể hiện được bản lĩnh và sự tự tin khi đối đầu với các đối thủ mạnh của bảng B là Saudi Arabia và Australia.
Gặp Trung Quốc đang xếp cuối bảng, là cơ hội vàng để tuyển Việt Nam có chiến thắng đầu tiên tại vòng sơ loại cuối World Cup 2022 khu vực châu Á.
Tuyển Việt Nam dù thua 2 trận đấu nhưng vẫn nhận những lời khen bởi bản lĩnh và sự tin trước các ông lớn châu Á
HLV Park Hang Seo có không ít kinh nghiệm trận mạc đấu Trung Quốc, khi còn làm việc ở ĐTQG Hàn Quốc, nên ông sẽ vận dụng bí quyết của mình để cùng Việt Nam làm nên chuyện".
Sports Khan thêm vào: "Nếu chơi với phong độ như vốn có, Việt Nam có thể thắng Trung Quốc. Nhìn nhận thực tế, Việt Nam khó mà có khả năng đến với VCK World Cup, vì vậy tốt nhất là giành được 1 trận thắng (trước Trung Quốc) để lấy đà cho cuộc gặp tiếp theo với Oman.
Trận đấu với Trung Quốc cũng rất quan trọng với ông Park, vì liên quan đến việc đàm phán gia hạn hợp đồng. Nhà cầm quân này sẽ ở một vị trí thuận lợi hơn nếu đạt được những kết quả rõ ràng ở vòng loại cuối cùng".
Tiến Linh chờ duyên phá lưới Trung Quốc Cú đúp vào lưới U22 Trung Quốc hồi năm 2019 chắc chắn là niềm cảm hứng của tiền đạo Nguyễn Tiến Linh trước trận đấu vào tối nay ở vòng loại thứ ba World Cup 2022. Tiến Linh là cầu thủ gần đây nhất phá lưới một đội tuyển của Trung Quốc. Đó là khi U22 Việt Nam có trận giao hữu với...