Nhận diện hàng thật hàng giả: Quản lý thị trường đi cùng nhịp sống
Nhân dịp kỷ niệm 4 năm thành lập (12/10/2018-12/10/2022), Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật – hàng giả, hàng vi phạm với chủ đề “Quản lý thị trường đi cùng nhịp sống” mở cửa miễn phí từ 9h sáng đến 18h hàng ngày, từ ngày 10-16/10 tại 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hoạt động này nhằm thể hiện nhiệm vụ và trách nhiệm của lực lượng quản lý thị trường đối với thị trường, người dân và doanh nghiệp.
Khu trưng bày, giới thiệu những hoạt động nổi bật của Tổng cục Quản lý thị trường sau 04 năm thành lập. Ảnh: dms.gov.vn
Chia sẻ về chủ đề “Quản lý thị trường đi cùng nhịp sống”, ông Trần Hữu Linh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật – hàng giả, hàng vi phạm là một trong nhiều sự kiện hướng đến kỷ niệm 4 năm ngày thành lập Tổng cục Quản lý thị trường và là một trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 65 năm thành lập lực lượng quản lý thị trường (3/7/1957-3/7/2022).
“Với chủ đề “Quản lý thị trường đi cùng nhịp sống”, Tổng cục Quản lý thị trường kỳ vọng, Phòng Trưng bày sẽ là một kênh thông tin giới thiệu hoạt động của lực lượng quản lý thị trường đến gần hơn với người dân, doanh nghiệp. Không chỉ vậy, đây còn là nơi để khách tham quan, người dân hiểu hơn về nhiệm vụ, chuyên môn của lực lượng, đó là nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát giữ ổn định thị trường trong phòng, chống hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…”, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh nhấn mạnh.
Cũng theo ông Trần Hữu Linh, chủ đề năm nay còn thể hiện nhiệm vụ và trách nhiệm của lực lượng trong việc bám sát, theo kịp nhịp sống, sự phát triển của thị trường để bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp nhằm tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.
Hơn nữa, thời điểm này thị trường hàng hóa đang sôi động, tấp nập hơn bao giờ hết, bởi sau 2 năm trì trệ vì dịch COVID-19, đây là thời điểm hàng hóa được tung ra thị trường nhiều nhất. Thêm vào đó, các chủ cơ sở kinh doanh nhập hàng, gom hàng phục vụ cho nhu cầu mua sắm cuối năm… nên việc phòng, chống hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại luôn được lực lượng đặt lên hàng đầu.
Chính vì vậy, ông Trần Hữu Linh cho rằng, Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật – hàng giả, hàng vi phạm với chủ đề “Quản lý thị trường đi cùng nhịp sống” ngoài việc cung cấp thông tin, cách nhận biết để người tiêu dùng, khách tham quan nhận diện được các dấu hiệu hàng thật, hàng giả, hàng vi phạm, hàng không rõ nguồn gốc, hàng lậu… của một số sản phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, đồ gia dụng, đồ điện tử, các mặt hàng phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 còn hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong việc mua các sản phẩm chính hàng, rõ nguồn gốc xuất xứ.
Mặt khác, qua đây còn tạo mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, người tiêu dùng với cơ quan quản lý nhà nước trong việc ngăn chặn, phát hiện, xử lý các sản phẩm hàng giả, hàng vi phạm cũng như hạn chế mức thấp nhất khả năng lưu thông trên thị trường.
Sản phẩm ấn tượng trong Phòng Trưng bày lần này tiếp tục là sản phẩm xe máy của Honda Việt Nam. Bên cạnh chiếc Cup hàng chính hãng do Honda Việt Nam sản xuất là chiếc xe có cùng kiểu dáng nhưng là hàng vi phạm, nhái kiểu dáng, mẫu mã của xe chính hãng.
Đại diện Honda Việt Nam chia sẻ, xe cup chính hãng do Honda Việt Nam sản xuất có giá lăn bánh khoảng 120 triệu đồng. Sản phẩm xe giả, nhái thương hiệu Honda giá trên thị trường chỉ 14-15 triệu đồng. Phụ tùng lắp ráp xe là đều là không rõ nguồn gốc, dễ hỏng hóc, gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Video đang HOT
Công ty CP Xuất nhập khẩu Bình Tây – BITEX, đơn vị phân phối độc quyền thương hiệu máy tính CASIO tại Việt Nam, doanh nghiệp có sản phẩm trưng bày cho biết, hiện nay, trên thị trường, sản phẩm máy tính cầm tay vẫn tiếp tục bị làm giả, làm nhái với thủ đoạn tinh vi và rất khó phát hiện nếu quan sát bằng mắt thường, nhất là hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
“Thay vì tên thương hiệu đầy đủ “CASIO” in trên vỏ bao bì, các đối tượng sản xuất hàng giả, nhái sử dụng tên “CASID”", đại diện BITEX chia sẻ.
Tham gia sự kiện này, BITEX một lần nữa khẳng định sự đồng hành của Chính phủ, của lực lượng chức năng nói riêng và của lực lượng quản lý thị trường nói chung với cộng đồng doanh nghiệp trong việc xây dựng, bảo vệ thương hiệu, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp.
Đồng thời, BITEX cũng kỳ vọng, Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật – hàng vi phạm với chủ đề “Quản lý thị trường đi cùng nhịp sống” sẽ giúp người tiêu dùng, đặc biệt là đối tượng học sinh trang bị thêm khả năng nhận biết về máy tính CASIO chính hãng để tránh mua nhầm hàng giả và sử dụng sản phẩm giả hoặc nhái ảnh hưởng đến kết quả trong học tập và công việc.
Lạm phát 2022 - Bài cuối: Giảm áp lực thị trường trước bão giá
Mặc dù lưu thông hàng hoá không còn bị tác động nhiều bởi dịch COVID-19, hoạt động sản xuất dần hồi phục nhưng giá nhiều loại hàng hóa, xăng dầu tăng đã gây áp lực không nhỏ tới doanh nghiệp trong nước và người tiêu dùng.
Người dân mua sắm hàng hóa tại siêu thị Co.opXtra thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh. Ảnh minh họa: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức
Trước bối cảnh đó, bên cạnh việc tham mưu với Chính phủ, Bộ Công Thương có những giải pháp linh hoạt, kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn để đảm bảo nguồn cung thông suốt, đáp ứng đủ hàng hoá trong mọi tình huống.
Sức ép gia tăng
Dịch COVID-19 được kiểm soát, kinh tế từng bước ổn định trở lại, những tưởng hoạt động của doanh nghiệp có thêm cơ hội hồi phục sau thời gian dài gặp khó khăn. Sau chuỗi liên tiếp tăng từ đầu năm, giá xăng đã tăng tới gần 30%, kỳ điều hành ngày 1/7 vừa qua, giá xăng dầu đã quay đầu giảm nhẹ. Dự kiến trong kỳ điều hành tới đây, giá xăng có thể tiếp tục giảm mạnh.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Hoàng Đạt, Giám đốc Công ty TNHH Vinahe, tỉnh Bình Phước chia sẻ: Trước tình trạng bão giá từ đầu năm đến nay, chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã tăng hơn 20% nhưng giá sản phẩm bán ra thị trường vẫn chưa điều chỉnh. Công ty đang cố gắng bình ổn giá nhằm đảm bảo doanh thu và không hy vọng tới lợi nhuận trong lúc này.
Cùng chung cảnh ngộ, ông Nguyễn Viết Vị - Giám đốc Hợp tác xã thương mại dịch vụ Phước Thiện, tỉnh Bình Phước cho biết: Hơn 1.000 ha chuyên canh mít ruột đỏ và một số cây ăn trái khác của thành viên và hộ liên kết hiện giờ chỉ còn duy trì 60% diện tích bởi chi phí đầu tư quá lớn.
Không những thế, các loại máy móc như máy phun thuốc, máy phát cỏ, máy xới đất, xe chuyển hàng cỡ nhỏ phải được vận hành bằng xăng dầu. Do đó, mỗi tháng hợp tác xã phải dùng trên 10.000 lít xăng dầu khiến chi phí đầu tư cho sản xuất không hề nhỏ.
Đó là chưa tính đến tiền công chăm sóc, tiền phân bón, thuê nhân công và để chia sẻ khó khăn với đơn vị vận chuyển, Hợp tác xã Phước Thiện cũng phải chịu một phần chi phí. Vì vậy, so với cùng kỳ năm ngoái hợp tác xã đã sụt giảm tới 40% lợi nhuận.
Nhận định từ các chuyên gia cũng cho thấy, trước sức ép giá xăng dầu, nguyên vật liệu, cước vận chuyển... liên tục tăng cao, nhiều doanh nghiệp lớn trong mảng thực phẩm và đồ uống (F&B) đã thông báo tăng giá bán sản phẩm.
Ở một góc khác, đến nay vẫn còn không ít doanh nghiệp đang cố gắng kìm giá và loay hoay đối mặt với chi phí nguyên liệu đầu vào, giá vận chuyển hàng hóa thực phẩm, chi phí nhân công...vì sợ khách hàng quay lưng.
Nhận định về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng: Thời gian qua, giá xăng dầu và chi phí vận chuyển tăng và các loại hàng hóa đầu vào vẫn ở mức cao khiến doanh nghiệp phải đổi mặt với không ít khó khăn.
Cùng đó, phía Trung Quốc áp dụng biện pháp phòng, chống dịch cũng ảnh hưởng đến việc thông quan, nguồn cung gián đoạn đã tiếp tục tạo thêm áp lực cho lạm phát.
Theo bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), với vai trò điều tiết, quản lý thị trường hàng hoá trong bối cảnh lạm phát có khả năng tăng cao do nền kinh tế phục hồi sau dịch COVID-19, Bộ Công Thương luôn chú trọng bảo đảm cân đối cung cầu, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng hay tăng giá bất hợp lý.
Riêng với mặt hàng xăng dầu, sản xuất trong nước bị ảnh hưởng do nguồn cung từ việc Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn giảm mạnh công suất và không cung ứng đủ sản lượng xăng dầu cho thị trường như đã cam kết. Trong khi đó, nguồn xăng dầu từ nhập khẩu gặp khó khăn vì giá tăng mạnh và cạnh tranh lớn khi nguồn cung cấp bị gián đoạn bởi xung đột chính trị giữa Nga - Ukraine.
Trước tình hình này, ngay khi nắm bắt được vấn đề, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu tăng cường lượng nhập khẩu, đồng thời, ban hành Quyết định số 242/QĐ-BCT ngày 24/2/2022 về việc phân giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu tăng thêm trong quý II năm 2022 cho 10 thương nhân đầu mối nhằm bổ sung nguồn thiếu hụt từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.
Bên cạnh việc phối hợp chặt chẽ để điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới, Bộ Công Thương còn kiến nghị Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành tiếp tục rà soát, đề xuất giảm thêm thuế bảo vệ môi trường và một số loại thuế trong cơ cấu giá xăng dầu. Cụ thể như giảm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng để giảm giá mặt hàng xăng dầu trong nước, hỗ trợ đời sống nhân dân, doanh nghiệp, góp phần bình ổn thị trường, kiểm soát lạm phát và đảm bảo mục tiêu phục hồi kinh tế - xã hội.
Chủ động ghìm cương
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn xuống mức sàn trong khung thuế đến hết ngày 31/12/2022. Theo đó, giá xăng giảm 1.000 đồng/lít, giá dầu giảm 500 đồng/lít.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất - Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn tại Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi). Ảnh tư liệu: Nguyễn Đăng Lâm/TTXVN
Đại diện Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho hay, giá xăng dầu thời gian tới dự báo vẫn phụ thuộc diễn biến căng thẳng chính trị giữa Nga - Ukraine và chính sách cấm vận của châu Âu với Nga nhưng khó lên 150 USD vì các nước sẽ có biện pháp ngăn chặn đà tăng của giá xăng dầu. Đặc biệt, các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội cam kết đảm bảo nguồn cung cho thị trường xăng dầu đến hết quý III/2022.
Để góp phần ổn định thị trường hàng hóa, ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) khẳng định: Lực lượng quản lý thị trường sẽ phối hợp các địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích về niêm yết giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu và việc trà trộn lưu thông hàng giả, hàng không rõ xuất xứ...
Đặc biệt, Tổng cục Quản lý thị trường sẽ tổ chức các đoàn giám sát, kiểm tra và xử nghiêm các hành vi vi phạm trên cả nước đối với các đơn vị đầu mối kinh doanh xăng dầu và kiên quyết xử lý nghiêm trong trường hợp sai phạm, tránh tình trạng găm hàng, tăng giá.
Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, tới đây, Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với các bộ ngành, địa phương, Hiệp hội ngành hàng theo dõi sát diễn biến cung cầu để đề xuất giải pháp bảo đảm nguồn cung hàng hóa, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng gây tăng giá bất hợp lý.
Bên cạnh đó, Bộ sẽ kết nối giữa địa phương và doanh nghiệp, hỗ trợ tiêu thụ nông sản đang vào vụ thu hoạch; đẩy mạnh phương thức kinh doanh theo loại hình thương mại điện tử nhằm đa dạng hóa các kênh cung ứng; chủ động xây dựng phương án dự trữ hàng hóa, triển khai chương trình bình ổn thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu người dân trong những tháng cuối năm và dịp cao điểm Tết Nguyên đán.
Đối với mặt hàng xăng dầu, Bộ tiếp tục theo dõi việc thực hiện tổng nguồn xăng dầu tối thiểu và hạn mức nhập khẩu xăng dầu tối thiểu của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đã được giao trong năm 2022 và giao bổ sung theo Quyết định số 242/QĐ-BCT ngày 24/02/2022 của Bộ Công Thương.
Căn cứ vào khả năng cung ứng của các nhà máy lọc dầu trong nước, Bộ Công Thương sẽ cân đối nguồn cung và có phương án yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối nhập khẩu, không để xảy ra thiếu hụt nguồn cung trong mọi tình huống.
Đặc biệt, Bộ Công Thương sẽ cung cấp thông tin đầy đủ đến người dân về giá cả thị trường, các điểm bán hàng bình ổn, tình hình nguồn cung cũng như xử lý kịp thời thông tin sai lệch gây tâm lý bất ổn cho người tiêu dùng.
Xử lý vi phạm, gian lận trên sàn thương mại điện tử vẫn gặp khó Việc xử lý vi phạm đối với các hành vi gian lận thương mại trên các sàn thương mại điện tử gặp không ít khó khăn, do việc thực hiện kiểm tra, truy tìm được những doanh nghiệp "ảo" này không đơn giản. Bán hàng online là phương thức được nhiều cơ sở, doanh nghiệp áp dụng. Ảnh minh họa: Nguyễn Thành/TTXVN Cùng...