Nhận diện dấu hiệu căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi 30 trở lên. Hiện Việt Nam có gần 4.200 phụ nữ mắc mới và có hơn 2.400 trường hợp tử vong vì căn bệnh này mỗi năm.
Theo TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, phần lớn người bị ung thư cổ tử cung đến khám và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này do chị em còn chủ quan, chưa có kiến thức nhận biết về dấu hiệu của bệnh…
TS Trần Văn Thuấn cho biết, ung thư cổ tử cung thường có các dấu hiệu như: Ra máu âm đạo bất thường; ra máu âm đạo sau quan hệ tình dục; ra khí hư âm đạo màu vàng, có mùi khó chịu hoặc khí hư có nhầy máu; đau tức vùng bụng dưới, tiểu nhiều lần, khó chịu khi đi tiểu; đi tiểu, đi ngoài ra máu khi ung thư xâm lấn bàng quang, trực tràng. Ngoài ra, kinh nguyệt kéo dài, không đều; mệt mỏi và sút cân không rõ nguyên nhân cũng là dấu hiệu của căn bệnh trên.
Một số yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung
- Virus HPV là thủ phạm chính gây ung thư cổ tử cung (99,7%), lây truyền qua đường tình dục.
- Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng, đặc biệt là trên 35 tuổi.
- Sinh con quá sớm (dưới 17 tuổi) khi cơ quan sinh sản chưa phát triển hết dễ tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
- Phụ nữ sinh đẻ nhiều lần (từ 3 lần trở lên) thì tỷ lệ mắc bệnh cao gấp hai lần so với những phụ nữ sinh 1-2 con.
Ngoài ra, béo phì, nghiện thuốc lá, quan hệ tình dục bừa bãi, sửdụng thuốc tránh thai trong thời gian dài… cũng dễ có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung.
“Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị ở giai đoạn đầu. Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung sẽ giúp tiết kiệm chi phí, giảm thời gian điều trị, giảm thiểu rủi ro. Chi phí cho một lần đi khám sàng lọc ung thư sớm là rất nhỏ so với số tiền phải bỏ ra để điều trị bệnh lâu dài khi phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn”, TS Trần Văn Thuấn cho biết.
Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị sớm
Vì vậy, chị em phụ nữ nên quan tâm đển những biểu hiện bất thường, theo dõi chặt chẽ sức khỏe của mình, thường xuyên thăm khám phụ khoa và làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung theo chỉ định của bác sĩ; tiêm phòng vaccine cho trẻ em gái để phát hiện và phòng ngừa căn bệnh này.
Video đang HOT
Hiện nay tại Việt Nam bệnh ung thư cổ tử cung đang được điều trị theo các phương pháp hiện đại và hiệu quả như phương pháp phẫu triệt căn, hóa xạ trị triệt căn, hóa xạ trị kết hợp phẫu thuật. Tùy vào giai đoạn của bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Phẫu thuật là phương pháp phổ biến đối với ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm, thường có thể là phẫu thuật khoét chóp cổ tử cung hoặc cắt tử cung toàn bộ, cắt tử cung triệt căn, vét hạch bằng mổ nội soi hoặc mổ mở.
Theo phunuvietnam
Chị em nên tầm soát ung thư vú để bảo vệ sức khỏe
Theo các bác sĩ, ung thư vú là căn bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp.
Ung thư vú là căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ Việt Nam và các nước trên thế giới. Theo thống kê của Ghi nhận ung thư năm 2018, mỗi năm, nước ta có 164.671 số ca mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú là 15.229 ca, chiếm tỷ lệ 9,2%.
Theo GS.TS Trần Văn Thuấn - Giám đốc Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội) - ung thư vú là căn bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Chị em phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng đơn giản, hiệu quả, tỷ lệ chữa khỏi cao và chi phí điều trị thấp.
Ung thư vú có thể chữa khỏi nếu chị em phát hiện, điều trị sớm. Ảnh: Sức khỏe Đời sống.
Phương pháp điều trị ung thư vú hiện nay đã có những bước tiến lớn như phẫu thuật, xạ trị, hóa chất và kết hợp với liệu pháp nội tiết tố, liệu pháp sinh học (điều trị nhắm trúng đích). Chất lượng điều trị do đó hiện được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, yếu tố then chốt để điều trị hiệu quả là phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm.
Chính vì vậy, việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú ngay khi phụ nữ sang độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao (từ độ tuổi 40 trở lên) là rất quan trọng. Sự tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú không những có ý nghĩa cho chính người bệnh mà còn có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội to lớn như đã được chứng minh tại nhiều cộng đồng cư dân trên thế giới.
Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh nhân ung thư vú nếu phát hiện sớm ở giai đoạn I, tỷ lệ sống trên 5 năm là 100%. Đến giai đoạn 4 thì thường quá trình điều trị chỉ để kéo dài cuộc sống, giảm các triệu chứng đau đớn.
Tự khám vú để phát hiện sớm ung thư vú
Phụ nữ nên tự khám ngực đều đặn mỗi tháng một lần, tốt nhất tự kiểm tra sau kỳ kinh nguyệt là lúc vú mềm nhất. Trong gia đình có người thân mắc bệnh, nguy cơ di truyền càng cao. Nếu bạn phát hiện có khối u hay sự thay đổi của vú, nên đến viện khám càng sớm càng tốt.
Ung thư vú là căn bệnh thường gặp nhất đối với phụ nữ. Tuy nhiên, rất nhiều chị em phụ nữ không biết đến các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Đến khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn, khả năng điều trị thành công không cao. Đây là bệnh rất nguy hiểm nên chị em cần chủ động tầm soát ung thư vú định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh.
Tầm soát ung thư vú là một trong những việc cần thực hiện để chị em bảo vệ sức khỏe của mình. Ảnh: Sức khỏe Đời sống.
Dấu hiệu cảnh báo ung thư ở nữ giới
Ung thư vú ở giai đoạn đầu thường không gây đau đớn và có thể không có triệu chứng. Các chị em có thể không nhận thấy triệu chứng ung thư hoặc có thể bỏ qua, cho rằng chúng ít nghiêm trọng.
Nhưng khi các triệu chứng dưới đây kéo dài hơn hai tuần, chúng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vú hoặc phụ khoa, chị em cần đến các cơ sở y tế uy tín để được khám, tư vấn và chẩn đoán:
- Đau hoặc đỏ vú, tụt núm vú, da vùng vú bị lồi lõm, co kéo bất thường.
- Chảy dịch vú, thay đổi màu sắc trên da của vú, một bên vú dày chắc hơn bên kia.
- Có hạch nách hoặc hố thượng đòn.
- Chu kỳ kinh nguyệt bất thường, thay đổi thói quen tiểu tiện.
- Xuất huyết hoặc chảy dịch âm đạo bất thường.
- Đau hoặc chảy máu sau khi quan hệ tình dục, đau vùng xương chậu.
Một số yếu tố nguy cơ gây ung thư vú, bạn cần lưu ý:
- Độ tuổi: Ung thư vú có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những phụ nữ trên 40 tuổi. Đặc biệt, những phụ nữ không sinh con và sinh con đầu lòng sau độ tuổi 30 có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những người bình thường.
- Mắc bệnh lý về tuyến vú như xơ vú, áp xe vú... nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những tổn thương khó hồi phục ở vùng vú và tiến triển thành ung thư.
- Yếu tố di truyền: Trong gia đình nếu có bà, mẹ hay chị gái mắc ung thư vú, tỷ lệ mắc ung thư vú của cá nhân đó sẽ cao hơn. Phần lớn trường hợp ung thư vú do di truyền thường từ 2 gen BRCA1 và BRCA2. Những phụ nữ có đột biến gen BRCA1 và/hoặc BRCA2 có thể có đến 80% nguy cơ mắc bệnh.
- Phụ nữ dậy thì sớm (trước 12 tuổi) và mãn kinh muộn (sau 55 tuổi) cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn người khác. Nguyên nhân là những phụ nữ này chịu tác động lâu dài của hormone estrogen và progesterone.
- Béo phì cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Nguyên nhân là phụ nữ béo phì thường sản sinh ra nhiều estrogen hơn so với phụ nữ khác. Béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư vú mà còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mỡ máu và các bệnh ung thư khác như ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng, ung thư gan...
- Lối sống và sinh hoạt thiếu khoa học: Chế độ ăn uống nhiều calo trong khi cơ thể lười vận động sẽ làm lượng mỡ thừa trong cơ thể tăng cao, dẫn đến béo phì và làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
- Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia cũng dễ dẫn đến ung thư vú.
- Phơi nhiễm phóng xạ: Tuy lượng phơi nhiễm từ tia X là rất thấp, nữ giới cũng cần hạn chế tiếp xúc với môi trường phóng xạ để tránh nguy cơ mắc bệnh.
Cách phòng ngừa ung thư vú
Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, chị em cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, khám vú thường xuyên và chủ động tầm soát sớm bệnh. Chị em nên thực hiện các biện pháp sau:
- Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau củ quả là cách ngăn ngừa ung thư vú hiệu quả.
- Giảm một số chất béo: Những thực phẩm chứa nhiều chất béo như bánh ngọt, bánh pizza, xúc xích...chứa nhiều chất béo không tốt cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ ung thư vú.
- Hạn chế đồ uống có cồn: Việc tiêu thụ nhiều thức uống có cồn làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú vì lượng cồn tăng cao sẽ tăng kích thích sản xuất estrogen, tạo thuận lợi cho sự phân chia tế bào.
- Bỏ thuốc lá: Để phòng ngừa ung thư vú, chị em cần tránh hút thuốc lá và hít phải khói thuốc lá thụ động.
- Đặc biệt chị em nên đi khám sức khỏe định kỳ và tầm soát phát hiện sớm ung thư để có thể phát hiện bệnh điều trị kịp thời.
Theo Zing
1,7 triệu người chết mỗi năm do bệnh ung thư này, thủ phạm là gì? Theo thống kê của tổ chức Globocan, ung thư phổi là căn bệnh ung thư hàng đầu ở thế giới với 2 triệu ca mắc mới mỗi năm và 1,761 nghìn người tử vong năm 2018. Ung thư phổi dấu hiệu chủ yếu là ho kéo dài. Bệnh đứng đầu ở các Châu lục Kết hợp cả 2 giới, 5 loại ung thư...