Nhận diện dàn vũ khí nguy hiểm nhất của Trung Quốc
Không chỉ nổi tiếng với việc sở hữu quân số đông đảo nhất nhì thế giới, Quân đội Trung Quốc còn sở hữu kho vũ khí cực kỳ nguy hiểm.
Một trong những loại vũ khí Trung Quốc được đánh giá nguy hiểm bậc nhất hiện nay chính là tiêm kích đa năng J-11, đây là bản sao hoàn hảo của dòng chiến đấu cơ Su-27 mà nước này mua từ Nga trước đây. Nguồn ảnh: Sina.
Khi đặt cạnh nhau, khó có thể phân biệt nổi Su-27 bản gốc và J-11 bản nhái do Trung Quốc sản xuất. Thậm chí, từ phiên bản J-11, Trung Quốc còn phát triển ra nhiều phiên bản phi cơ khác với nhiều mục đích sử dụng khác nhau như J-11B và J-15. Nguồn ảnh: Sina.
Trong thời gian gần đây Trung Quốc liên tục đầu tư cho không quân, do đó không mấy ngạc nhiên khi lực lượng này sở hữu các loại vũ khí tiên tiến nhất của Bắc Kinh. Một trong số đó có thể kể tới máy bay vận tải quân sự chiến thuật Y-20. Nguồn ảnh: Sina.
Sở dĩ nói Y-20 là một loại vũ khí nguy hiểm bởi nó được xem như là cánh tay vươn dài của Không quân Trung Quốc, giúp nước này đưa quân đến bất kỳ đâu trên thế giới khi mẫu máy bay này có tầm hoạt động hiệu quả lên đến gần 8.000km với khả năng mang theo đến hơn 40 tấn hàng hóa. Nguồn ảnh: Wiki.
Video đang HOT
Nhắc đến những loại vũ khí mang tính biểu tượng của Trung Quốc thì không thể không nhắc tới trực thăng tấn công WZ-10 được nước này quảng cáo là “tốt nhất thế giới” và sự thật thì có phần đúng như vậy. Nguồn ảnh: Sina.
Ra đời từ năm 2003 và có giá 17 triệu USD, trực thăng tấn công WZ-10 là một phiên bản đậm chất châu Á của trực thăng Apache do Mỹ sản xuất. Mặc dù vậy, do kế thừa ưu điểm sinh sau đẻ muộn, WZ-10 mang trong mình nhiều công nghệ mà không phải bất cứ chiếc Apache nào cũng có sẵn. Nguồn ảnh: Sina.
Trong kho vũ khí nguy hiểm của Trung Quốc không thể không kể đến J-20 – dòng chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 đầu tiên của nước này. Chiến đấu cơ này còn được ví như “F-22 Trung Quốc” với một số nét tương đồng với các chiến đấu cơ tàng hình nổi tiếng của Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Dù không rõ có được trang bị cho Quân đội Trung Quốc hay không nhưng VT-4 được đánh giá là mẫu xe tăng tốt nhất từng được Trung Quốc phát triển trong suốt 10 năm qua. Dĩ nhiên hiện nay VT-4 đang làm mưa làm gió trên thị trường xuất khẩu vũ khí thế giới, với một loạt lợi thế trước các mẫu xe tăng hiện đại do châu Âu hay Nga chế tạo. Nguồn ảnh: Sina.
Được coi là chiếc xe tăng chủ lực có giá thấp nhất trên thị trường hiện tại, chỉ khoảng hơn 2 triệu USD cho một chiếc xe tăng cơ sở, VT-4 hoàn toàn phù hợp với các nước có ngân sách quốc phòng khiêm tốn hoặc đang trong quá trình hiện đại hóa quân đội. Nguồn ảnh: Military.
Và loại vũ khí cuối cùng tạo nên sức mạnh tuyệt đối cho kho vũ khí của Trung Quốc chính là dòng tên lửa đạn đạo Dongfeng của Bắc Kinh. Được phát triển từ những năm 1960 của thế kỷ trước, tên lửa Dongfeng hiện đã có ít nhất 41 biến thể và chúng được coi là “nắm đấm” mạnh nhất của Quân đội Trung Quốc trong giai đoạn hiện tại. Nguồn ảnh: Sina.
Theo Tuấn Anh (Kiến Thức)
Hàn Quốc nổi giận khi máy bay Trung Quốc xâm nhập vùng nhận dạng phòng không
Hàn Quốc đã công khai bày tỏ sự giận dữ sau khi các máy bay quân sự của Trung Quốc liên tiếp xâm nhập vùng nhận dạng phòng không, động thái mà các nhà phân tích nhận định là chứng tỏ lo ngại của Bắc Kinh đối với việc Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản thắt chặt quan hệ.
Một máy bay Shaanxi Y-9 của Trung Quốc (Ảnh: Defence Blog)
Yonhap đưa tin, giới chức Hàn Quốc cho hay một máy bay của Trung Quốc, có thể là một máy bay do thám và tác chiến điện tử Shaanxi Y-9, đã bay vào vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc hôm thứ 2 tuần trước mà không có cảnh báo. Máy bay này đã đi vào khu vực gần đá Socotra trên biển Nhật Bản (Hàn Quốc gọi là Biển Đông) vào khoảng 11 giờ sáng giờ địa phương và bay ra rồi vào vùng nhận dạng phòng không của Nhật Bản khoảng 40 phút sau đó.
Máy bay đã một lần nữa xâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc gần thành phố Pohang lúc 12h43. Sau đó, nó bay tới vùng đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc ở biển Nhật Bản (Biển Đông), giữa đất liền Hàn Quốc và đảo Ulleung.
Việc máy bay Trung Quốc thực hiện một lộ trình như vậy được đánh giá là rất bất thường. Nó đã rơi khu vực vào lúc 3h53 chiều cùng ngày.
Vùng nhật dạng phòng không không bị bất kỳ hiệp ước quốc tế nào chi phối nhưng thông thường các máy bay cần thông báo trước khi đi vào vùng nhận dạng phòng không của một nước. Trong trường hợp trên, máy bay Trung Quốc đã không đi vào không phận Hàn Quốc.
Theo Không quân Hàn Quốc, số lượng máy bay quân sự Trung Quốc xâm nhập vùng nhận dạng phòng không của nước này ngày càng tăng. Có khoảng 60 vụ như vậy xảy ra trong năm 2016, 70 vụ trong năm 2017 và 110 vụ xâm nhập trong 9 tháng đầu năm 2018.
Seoul đã triệu tập tùy viên quân sự Trung Quốc Du Nongyi tới Bộ Quốc phòng Hàn Quốc sau vụ việc trên để bày tỏ "những lo ngại nghiêm trọng" và kêu gọi "các biện pháp nhằm ngăn chặn các vụ việc tương tự".
Một quan chức Không quân Hàn Quốc cho biết Seoul đặc biệt chú ý tới vụ việc mới nhất.
Giới phân tích Hàn Quốc cho rằng các vụ xâm nhập là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc ngày càng lo ngại về các hoạt động quân sự của Mỹ trong khu vực nếu các cuộc đàm phán Mỹ - Triều Tiên thất bại.
Việc điều các máy bay quân sự tới khu vực cho phép Trung Quốc mở rộng sự do thám và gửi đi một thông điệp rằng nước này vẫn đang theo dõi, và nếu cần, sẵn sàng hành động để bảo vệ các lợi ích trong khu vực, giới phân tích nhận định.
Mỹ đã điều các thiết bị quân sự, trong đó có máy bay ném bom B-52, tới biển Nhật Bản, gây ra phản ứng chỉ trích từ Bắc Kinh và Bình Nhưỡng.
"Động thái của Trung Quốc là một phần trong chiến lược lớn hơn nhằm khẳng định sự ảnh hưởng rộng hơn, sự hiện diện cũng như sức ép của nước này trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương", chuyên gia Ryo Hinata-Yamaguchi, từ Đại học quốc gia Pusan tại Hàn Quốc, nói.
Chuyên gia Zhao Tong, từ Trung tâm chính sách toàn cầu Carnegie-Tsinghua tại Bắc Kinh, cho rằng chuyến bay trên của Trung Quốc gửi đi vài thông điệp.
Việc nối lại các cuộc tập trận Mỹ-Hàn và sự hiện đại hóa quân đội gần đây của Nhật Bản "có thể bị Trung Quốc xem là mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh của nước này, và chuyến bay trên có thể được nhằm để gửi đi một tín hiệu răn đe"
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hiện chưa có bình luận gì về các thông tin trên.
An Bình
Theo Dantri
Trung Quốc có xe tăng "tự sát" khiến quân Mỹ "tắt điện" Chiếc xe tăng "tự sát" của Trung Quốc có một nút tự hủy diệt được thiết kế để phá hủy chiếc xe công nghệ cao trong trường hợp nó bị đối phương thu giữ trong một cuộc chiến. Mẫu tăng VT-4 có nút bấm "tự sát" của Trung Quốc. Ảnh Daily Star. Theo Daily Star, video về chiếc xe tăng tự sát do...