Nhận diện cạm bẫy trên mạng để tránh những cú lừa tiền tỷ
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng xảy ra 5 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng với số tiền lên đến 4,6 tỷ đồng.
Số lượng vụ việc ít hơn so với thời gian 6 tháng cuối năm 2021 nhưng số tiền thiệt hại mà các đối tượng gây ra lại lớn hơn.
Đặc biệt, phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội của các đối tượng ngày càng tinh vi, xảo quyệt, đa dạng về cách tiếp cận nạn nhân…
Trở về đơn vị sau cuộc họp nhanh với các ngân hàng đóng trên địa bàn để phổ biến các nội dung mới, quan trọng, nhằm giúp người dân phòng, tránh bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Thượng úy Vũ Quang, Phó Đội trưởng phụ trách Đội phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao xâm phạm trật tự xã hội, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao, Công an tỉnh Cao Bằng cho biết: Các đối tượng sử dụng mạng xã hội (facebook, zalo,…) lừa đảo diễn biến ngày càng phức tạp.
Một nạn nhân trình báo bị lừa đảo qua mạng số tiền hàng trăm triệu đồng.
Để chủ động phòng tránh, đơn vị đã phối hợp với các ngân hàng đề nghị người dân khi sử dụng mạng xã hội phải thận trọng, tránh để lộ, lọt thông tin cá nhân khi đăng ký, tham gia. Nhất là khi chia sẻ thông tin, làm quen, kết bạn trên mạng xã hội nên cảnh giác những tài khoản lạ, tài khoản là người nước ngoài, chủ động kết bạn; không cung cấp thông tin cá nhân, chuyển tiền cho người khác khi chưa kiểm tra, xác thực thông tin chính xác của người được nhận, nhất là các trường họp chuyển tiền, nạp thẻ điện thoại, mua bán hàng online trên mạng…
Video đang HOT
Đáng chú ý, nhiều vụ việc các đối tượng mạo danh cán bộ Công an. Như tháng 1/2022, đơn vị tiếp nhận đơn trình báo của bà H.T.Ch, SN 1968, phường Hợp Giang, TP Cao Bằng về việc nhận được cuộc gọi của đối tượng xưng là cán bộ Công an.
Người này nói với bà Ch rằng tài sản của bà hiện có liên quan đến vụ án ma túy mà Cơ quan Công an đang điều tra, đề nghị bà Ch phối hợp để xác minh tài sản. Sau đó, bà Ch được đối tượng hướng dẫn đi mua một chiếc điện thoại mới và cài đặt phần mềm có tên “Bộ Công an” rồi yêu cầu nhập tất cả các thông tin cá nhân và thông tin tài khoản ngân hàng của mình. Chỉ vài ngày sau đó, bà Ch hốt hoảng phát hiện số tiền hơn 2,2 tỷ đồng của mình bị “bốc hơi” từ lúc nào không biết…
Cũng thời gian này, qua mạng xã hội facebook, chị B.T.D, trú tại xã Cao Chương, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng có quen một người đàn ông ngoại quốc. Sau thời gian làm quen, đối tượng hứa gửi tặng chị B.T.D món quà có giá trị cao. Khi “nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất” gọi điện thoại, yêu cầu chị gửi tiền để nhận hàng, chẳng mảy may nghi ngờ, chị B.T.D nhiều lần chuyển tiền cho các đối tượng, tổng cộng 1 tỷ 700 triệu đồng. Đáng chú ý, sau khi đến Công an trình báo, được CBCS đơn vị cảnh báo, khẳng định đây là hành vi lừa đảo, chị B.T.D vẫn “cả tin”, chuyển thêm 60 triệu đồng cho các đối tượng với hy vọng sẽ nhận được quà…
Theo Thượng úy Vũ Quang khuyến cáo, một vài phương thức, thủ đoạn có thể kể đến: Tự xưng người nước ngoài kết bạn làm quen, rồi sau đó hứa hẹn gửi quà cho nạn nhân. Sau khi nạn nhân tin tưởng thì chúng mạo danh nhân viên hải quan yêu cầu đóng tiền để nhận quà. Mạo danh Cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án để đe dọa nạn nhân có liên quan đến hành vi phạm tội, yêu cầu nạn nhân phải chuyển tiền để chứng minh mình trong sạch.
Chiếm quyền sử dụng tài khoản mạng xã hội rồi dùng tài khoản này để vay tiền của người thân, bạn bè của chủ tài khoản. Giả danh nhân viên ngân hàng gọi điện thoại cho nạn nhân rồi yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, mã OTP, sau đó chiếm đoạt toàn bộ tiền trong tài khoản. Đăng tin tuyển cộng tác viên bán hàng online để hưởng hoa hồng nhưng bắt nạn nhân ứng trước tiền hàng. Khi nạn nhân tin tưởng và chuyển số tiền lớn thì các đối tượng sẽ chiếm đoạt.
Ngoài ra, các đối tượng còn lập ra website đầu tư tài chính, tiền điện tử, sau đó mời gọi nhiều người tham gia và chuyển tiền để đầu tư. Khi nhận thấy đã đủ người tham gia, các đối tượng sẽ thông báo lỗi sàn, hoặc thậm chí đánh sập sàn và chiếm đoạt tài sản. Giả danh nhân viên viễn thông gọi điện chăm sóc khách hàng rồi đề nghị nạn nhân soạn tin nhắn theo cú pháp để nâng gói cước. Nhưng thực chất đây là cú pháp để chiếm quyền sử dụng SIM điện thoại, từ đó các đối tượng đánh cắp thông tin thẻ tín dụng, mã OTP để chiếm đoạt tài sản…
Vì loại tội phạm này hoạt động trên không gian mạng, mang tính ẩn danh cao. Do đó, theo Thượng tá Hoàng Đình Tuyên, Trưởng phòng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao, Công an tỉnh Cao Bằng, nếu để tội phạm xảy ra, việc truy tìm các đối tượng để lấy lại tài sản cho nạn nhân gặp rất nhiều khó khăn.
Nhận thức được vấn đề này, thời gian vừa qua, Công an tỉnh Cao Bằng đã và đang tiến hành đẩy mạnh tuyên truyền về các phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội của các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng nhằm nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân.
Phối hợp với các cơ quan chức năng, các ban ngành, đoàn thể tổ chức nhiều lượt tuyên truyền bằng các hình thức như: Đăng tải thông tin lên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các buổi tuyên truyền pháp luật; dán cảnh báo tại các quầy giao dịch ở ngân hàng; in tờ rơi để phát cho quần chúng nhân dân…
Bên cạnh đó, đơn vị tham gia đóng góp ý kiến về các quy định của pháp luật liên quan đến tội phạm trên không gian mạng nói chung và tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng nói riêng để từ đó kịp thời phát hiện, hạn chế những thiếu sót mà các đối tượng có thể lợi dụng. Ngoài ra, tăng cường bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao chất lượng của cán bộ làm công tác an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao….
Thủ đoạn đưa bị hại 'vào tròng' của nhóm thanh niên
Đối tượng chủ động liên hệ đặt mua điện thoại iPhone 14 Promax ở các cửa hàng tại tỉnh Bình Dương, rồi chuyển tiền đặt cọc để tạo lòng tin.
Ngày 23-10, Cơ quan CSĐT Công an huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, cho biết đang tạm giữ hình sự Lê Nghĩa (29 tuổi), Tống Văn Phụng (28 tuổi), cùng quê Tây Ninh để điều tra làm rõ hành vi "Cướp giật tài sản".
Phụng và Nghĩa tại cơ quan công an
Theo công an, thủ đoạn của đối tượng là liên hệ đặt mua điện thoại ở các cửa hàng tại Bình Dương, rồi chuyển tiền đặt cọc để tạo lòng tin. Khi nhân viên giao hàng tại huyện Dầu Tiếng (theo địa chỉ do đối tượng cung cấp) thì có người đến xem rồi cầm điện thoại bỏ chạy.
Từ tin báo, Công an huyện Dầu Tiếng xác định được đối tượng gây án là Lê Nghĩa, sau đó tiến hành khám xét khẩn cấp, bắt giữ khi Nghĩa đang lẩn trốn tại nhà riêng ở tại ấp Phước Bình, xã Phước Minh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
Làm việc với cơ quan công an, Nghĩa thừa nhận hành vi phạm tội, đồng thời khai, sau khi chiếm đoạt được 2 điện thoại iPhone 14 Promax, Nghĩa bán được 60 triệu đồng, chia cho Phụng 500.000 đồng và Huỳnh Hữu Phước (31 tuổi, cùng quê Tây Ninh) 2 triệu đồng.
Hiện đối tượng Phước đã bỏ trốn, cơ quan điều tra đang tiến hành truy bắt.
Phụng và Nghĩa còn khai nhận với thủ đoạn tương tự, nhóm này đã thực hiện khoảng 10 vụ cướp giật tài sản tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh và TP HCM.
Trốn qua biên giới, nửa đêm tăng ga trên quốc lộ thì bị "tóm" 4 đối tượng người Trung Quốc vừa bị Công an tỉnh Cao Bằng phát hiện nhập cảnh trái phép. Vào khoảng 1h ngày 16/10, tại Km7 Quốc lộ 3 (xã Ngũ Lão, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng), tổ công tác do Phòng Quản lý xuất nhập cảnh chủ trì phối hợp với Phòng CSGT Công an tỉnh phát hiện xe ô tô...