Nhận diện các chiêu trò với máy bơm xăng
Gian lận trong kinh doanh xăng dầu và các chiêu trò “móc túi” của nhân viên bán xăng tại không ít của hàng xăng dầu, đã không còn quá xa lạ với các chủ phương tiện. Nhưng giá xăng ngày càng tăng cao mà vẫn còn bị ăn bớt, khiến nhiều người rất bức xúc.
(ảnh minh họa)
Tình trạng gian lận xăng về đo lường gần đây có vẻ diễn ra thường xuyên hơn, khi mà giá xăng tăng cao cũng đồng nghĩa với việc ăn bớt sẽ thu được lợi nhuận cao hơn.
Không phải là các hình thức tinh vi như gắn chíp hoặc các thiết bị điện tử làm sai lệch và thay đổi các chỉ số trên các trạm bơm xăng nữa, mà giờ đây nhiều chiêu trò tuy rất “thủ công” nhưng vẫn được các nhân viên bán xăng sử dụng để trục lợi cho mình.
Trước hết là chiêu trò bấm số “ảo” để qua mắt người tiêu dùng: Khi có khách hàng đến mua xăng và nói số tiền muốn đổ xăng, có những nhân viên bán xăng sẽ đến bơm xăng cho khách rồi lợi dụng lúc khách hàng không để ý, có một nhân viên khác tiến đến máy bơm và ấn thật nhanh để đồng hồ điện tử nhảy lên số tiền khách muốn đổ.
Hoặc “hiện đại” hơn là nhân viên bơm xăng chỉ việc “ấn cò” 2 cái khi chưa đến số tiền đã đặt trước, thì kim đồng hồ lập tức nhảy lên con số định mức và dừng việc bơm xăng.Với chiêu trò này, các nhân viên trực tiếp ăn gian số tiền bán xăng, còn khách hàng thì bị ăn bớt số xăng mình mua.
Anh Phương (một khách hàng mua xăng) kể: ” Tôi gặp phải tình trạng này khá nhiều, khi nào mình không để ý lập tức sẽ bị gian lận ngay. Do vậy khi mua tôi luôn phải chú ý cẩn thận thì các nhân viên mới không dám ăn bớt của mình”.
Cùng với việc lợi dụng sự không để ý của khách hàng, nhiều chiêu trò khác cũng được không ít nhân viên bán xăng tung ra. Ví dụ như khi cửa hàng đông khách đến mua xăng cùng một lúc, nhân viên sẽ đổ “nối số” cho khách. Vừa bơm xăng xong cho khách thứ nhất, nhân viên kéo dây sang xe tiếp theo và bấm cò dù chưa xóa các chỉ số cũ trên đồng hồ điện tử cho khách hàng thứ 2. Sau đó nếu người mua không chú ý, sẽ bị tính luôn tổng số tiền xăng trên đồng hồ cho khách hàng thứ 2. Như vậy là nhân viên đã qua mắt được khách hàng khi cố tình không xóa các chỉ số cũ trên đồng trước khi bơm xăng, gian lận được tiền của khách hàng.
Video đang HOT
Về việc này, anh N.V.H (nhân viên bán xăng cho một cây xăng ở Hà Nội) chia sẻ: ” Lợi dụng lúc khách hàng không để ý mình bán ” nối số” cho khách, số tiền dư ra sẽ lấy trực tiếp rồi chỉ đưa đủ tiền bán hàng cho chủ của hàng. Còn nếu bị khách hàng phát hiện thì mình xin lỗi vì nhầm lẫn và trả đủ cho khách”.
Cũng với chiêu lợi dụng sự tập trung nhiều khách hàng đến những trạm xăng có nhiều cột xăng một lúc, có khi khách hàng đứng ở cột xăng bên này thì nhân viên dùng cột bên kia để đổ xăng. Do vậy, khách hàng ít để ý các chỉ số trên đồng hồ điện tử. Lợi dụng lúc khách hàng sơ hở, đứng xa đồng hồ điện tử, các nhân viên cây xăng có thể đổ một cách “tùy nghi” dù chưa đạt số lượng xăng như yêu cầu.
Đến với một cây xăng trên đường Phạm Văn Đồng, Từ Liêm,Hà Nội tôi còn thấy một thủ thuật khác được áp dụng để móc túi khác hàng. Các nhân viên ở đây trong lúc bơm xăng cho khách khi mới được ½ lượng xăng, nhân viên liền nhấp cò bơm xăng liên tục. Theo tôi được biết, việc nhấp cò nhiều lần này sẽ làm áp suất không khí trong vòi đẩy chỉ số trên bảng điện tử chạy vượt mức so với lượng xăng chính xác được bơm ra. Khi nhân viên ấn cò xăng tiếp thì đồng hồ vẫn chạy, nhưng chỉ là hơi đẩy ra chứ xăng thì không chảy ra.
Còn đối với các hiệu xăng nhỏ lẻ thì thường đề giả các biển xăng các hãng lớn để rồi bán xăng kém chất lượng, pha tạp chất. Hoặc họ treo bảng giá bán cao và ở chỗ khuất, cũng có thể còn không đề giá hoặc đề giá bán cao hơn bình thường. Điều này không những gây bức xúc cho người dân, mà còn gây nguy hiểm cho người sử dụng khi các phương tiện phải chạy một loại xăng kém chất lượng và có nguy cơ phát nổ cao.
Với nhiều cách gian lận như trên của không ít cửa hàng bán xăng, tôi nghĩ việc chọn cửa hàng để mua xăng là vấn đề còn khá nhiều người băn khoăn và cũng cần rút ra được kinh nghiệm cho mình. Khi vào đổ xăng, sau khi cho biết số tiền hoặc số lượng xăng muốn đổ, đừng vội mở nắp bình xăng mà hãy chú ý thật kỹ xem nhân viên có trả đồng hồ trụ bơm về số 0 và có nhập đúng con số mình yêu cầu hay không. Trong khi bơm xăng cũng cần để ý, sẽ biết được các nhân viên có sử dụng các chiêu trò khi bơm xăng cho mình không.
Cũng cần chú ý quan sát đường ống xăng của vòi bơm mà nhân viên trạm xăng chuẩn bị bơm cho mình xuất phát từ trụ bơm nào. Trong quá trình đổ xăng, nên chú ý nhìn vào đồng hồ trụ xăng cho đến khi bơm đủ lượng xăng yêu cầu. Kiểm tra xem số tiền và số lít xăng có trùng khớp hay không.
Và quan trọng nhất vẫn là phải chọn cửa hàng đông khách, uy tín có nhân viên và sản phẩm của các hãng xăng lớn, quen thuộc để không bị ” mất tiền oan” khi mua xăng.
Đôi lời chia sẻ cùng bạn đọc
Theo Dantri
Các "chiêu trò" từ loại hình tạm nhập, tái xuất: Tiềm ẩn nguy cơ thất thu ngân sách
Những ngày cuối tháng 7 vừa qua, Tổng cục Hải quan đã phát hiện, bắt giữ vụ buôn lậu 2.000 tấn xăng. Điều tra ban đầu cho thấy, các đối tượng lợi dụng hình thức tạm nhập, tái xuất để buôn lậu xăng dầu quy mô lớn tại khu vực miền Trung trong thời gian dài.
Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, tình trạng buôn lậu tiềm ẩn qua hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất khá phức tạp, trong khi chính sách quản lý bộc lộ nhiều bất cập.
Thủ đoạn ngày càng tinh vi
Theo Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến nay, hoạt động buôn lậu vẫn diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, nổi lên là việc lợi dụng kẽ hở trong hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, vi phạm công ước quốc tế, buôn bán vận chuyển trái phép các chất ma túy, vũ khí... Chỉ tính riêng trong tháng 7-2012, toàn ngành đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 1.936 vụ, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 29 tỷ 884 triệu đồng. Thực tế cho thấy, tính chất của các vụ buôn lậu ngày càng phức tạp với thủ đoạn ngày một tinh vi, mà vụ buôn lậu xăng dầu cuối tháng 7 vừa qua tại khu vực miền Trung là một ví dụ điển hình. Qua theo dõi của ngành Hải quan, đường dây buôn lậu xăng dầu này đã hoạt động từ rất lâu, tần suất hoạt động trung bình 4 chuyến/tháng, có thời điểm lên đến 6-7 chuyến/tháng.
Theo Tổng cục Hải quan, tình trạng buôn lậu dưới hình thức tạm nhập, tái xuất khá phức tạp
(Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Theo điều tra ban đầu, các đối tượng lợi dụng tính chất đặc thù của mặt hàng xăng dầu, sự phức tạp của địa bàn rộng lớn trên biển để buôn lậu thông qua loại hình kinh doanh tạm nhập, tái xuất hòng trốn thuế. Trong khi đó, việc triệt phá, bắt giữ gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do mặt hàng xăng dầu khó xác định được hàng hóa thuộc lô hàng nào. Hơn nữa, địa bàn hoạt động buôn lậu xăng dầu lại thường diễn ra trên vùng biển rộng lớn. Các đối tượng sử dụng thủ đoạn tinh vi với hồ sơ, chứng từ được chuẩn bị sẵn sàng nhằm hợp thức hàng hóa khi bị phát hiện, bắt giữ.
Không chỉ có mặt hàng xăng dầu mà một số loại mặt hàng trọng điểm gồm hàng bách hóa tiêu dùng như rượu, bia, bánh kẹo, quần áo may sẵn, động vật hoang dã và sản phẩm từ động vật hoang dã,... cũng được đối tượng sử dụng hình thức tạm nhập, tái xuất để trốn thuế.
Cụ thể, thời gian qua, tại một số Chi cục Hải quan cửa khẩu quản lý khu vực cảng Hải Phòng, Quảng Ninh, Sài Gòn, Đồng Nai... phát hiện các vụ việc vi phạm với các đối tượng là các doanh nghiệp làm dịch vụ chuyển khẩu, tạm nhập - tái xuất doanh nghiệp thường xuyên đăng ký kiểm tra vào giờ cao điểm... Thủ đoạn phổ biến vẫn là lợi dụng bất cập trong chính sách, quy trình như lợi dụng sự ưu đãi trong việc phân luồng hàng hóa (luồng xanh) miễn kiểm tra thực tế lợi dụng hình thức chuyển cửa khẩu, tạm nhập tái xuất, quá cảnh, khai báo sai về số lượng, tên hàng, mã số thuế, gian lận định mức nguyên phụ liệu...
Kẽ hở chính sách
Thời gian gần đây việc gia tăng về kim ngạch mặt hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất tuy có một số lợi ích nhất định về mặt kinh tế nhưng kéo theo hệ lụy tồn tại nhiều năm nay đặc biệt là về tình trạng tồn đọng hợp đồng gia công với số nợ thuế ngày càng tăng. Tính đến thời điểm 30-6-2012, tại 17/33 cục Hải quan còn 806 hợp đồng gia công chưa thanh khoản từ năm 1994 với số nợ tạm tính hơn 115 tỷ đồng.
Nhận định nhiều Cục Hải quan địa phương cho rằng, việc kinh doanh hàng tạm nhập, tái xuất không hạn chế việc kinh doanh mặt hàng nhạy cảm hay các mặt hàng ảnh hưởng đến môi trường.... trong khi đó, cơ chế, chính sách quản lý, thủ tục hải quan đối với mặt hàng này quá thông thoáng nên đối tượng hoạt động rất rộng. Thêm nữa, mặt hàng này lại không thuộc đối tượng chịu thuế VAT thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trong khi đó, tình trạng trên xuất phát từ việc kinh doanh tạm nhập, tái xuất chưa thực sự đúng với bản chất tạm nhập, tái xuất (hàng hóa phải giữ nguyên trạng). Trong khi đó, doanh nghiệp lại chia nhỏ lô để dễ vận chuyển làm cho công tác giám sát, quản lý của cơ quan Hải quan gặp nhiều khó khăn .
Thời gian hàng tạm nhập, tái xuất được phép lưu lại tại Việt Nam tối đa (180 ngày) cũng như thời gian thanh khoản (45 ngày) theo đánh giá là khá dài dẫn tới xảy ra tình trạng một lượng hàng lớn được nhập sau đó bán tiêu thụ nội địa rồi bỏ trốn hoặc tự giải thể doanh nghiệp đã từng xảy ra.
Theo đánh giá của các Cục Hải quan địa phương, việc giám sát Hải quan đối với hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất lưu trong nội địa còn phụ thuộc quá nhiều vào mức độ chấp hành pháp luật Hải quan của chủ hàng.
Cụ thể, theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23-1-2006 của Chính phủ quy định cơ quan Hải quan phải giám sát, quản lý hàng kinh doanh tạm nhập trong thời gian hàng lưu tại Việt Nam nhưng không quy định khu vực lưu giữ. Do vậy, hàng được đưa vào nội địa bảo quản để chờ tái xuất gây khó cho việc kiểm soát. Trước thực tế này, tại Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 6-12-2010 của Bộ Tài Chính đã giao cho chủ hàng tự bảo quản và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên, quy định về trách nhiệm chủ hàng cũng như trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi hàng tạm nhập, tái xuất trong việc kiểm tra doanh nghiệp chưa được cụ thể.
Ý kiến của ngành Hải quan cho rằng, thời gian lưu giữ hàng tại Việt Nam quá dài phát sinh một số tiêu cực khi doanh nghiệp lợi dụng để chiếm dụng tiền thuế của Nhà nước trong trường hợp chuyển tiêu thụ nội địa và rút ngắn thời gian hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được phép lưu giữ tại Việt Nam là không quá 45 ngày kể từ ngày tạm nhập và không cho phép gia hạn thời gian lưu tại Việt Nam. Trong trường hợp quá thời hạn được phép lưu lại tại Việt Nam mà hàng vẫn chưa tái xuất thì phải nộp thuế các loại theo quy định, số thuế này sẽ được hoàn lại cho doanh nghiệp khi tái xuất lô hàng.
Theo Baomoi
Thai nhi chết trong bệnh viện tỉnh Ngày 27.9, ông Phạm Bá Mỹ - GĐ BVĐK tỉnh Gia Lai - cho biết, sẽ sớm lập hội đồng khoa học để có kết luận sớm nhất về vụ thai nhi chết tại khoa Sản của bệnh viện này vào ngày 25.9. Trước đó, khoảng gần 14h ngày 24.9, sản phụ Nguyễn Thị Hồng (SN 1970 - trú tại xã Đak Djrăng,...