Nhận diện “bệnh” của xe máy qua màu khói và tiếng kêu của ống pô
Trường hợp này bạn nên dùng dụng cụ nới vít xả xăng của chế hòa khí, để loại bỏ lượng nước đọng lại trong đó. Riêng những dòng xe máy trang bị phun xăng điện tử thì nên mang ra tiệm sửa xe chuyên nghiệp, nhờ thợ vệ sinh kim phun và bơm xăng ngay tránh tình trạng gây rỉ nòng kim phun.
Khói trắng mù mịt
Đây là căn bệnh khá phổ biến trên chiếc xe máy của bạn. Cách nhận biết dễ dàng nhất đó chính là lượng khói trắng thải ra rất nhiều. Đi kèm với đó là xe rất dễ bị chết máy, khó khởi động. Thậm chí nếu bạn cố gắng chạy thêm thì chỉ khiến các chi tiết bị hen gỉ.
Khói trắng mù mịt là căn bệnh phổ biến ở xe gắn máy. Ảnh: Tư liệu
Nguyên nhân có thể do chế hòa khí hoặc trong xăng bị vào nước và những tạp chất khác. Cũng có thể do sau khi rửa xe, nước vào ống pô ngấm vào bông thủy tinh trong pô. Khi động cơ nóng lên thì lượng nước này bốc hơi bay ra theo đường khí thải.
Trường hợp này bạn nên dùng dụng cụ nới vít xả xăng của chế hòa khí, để loại bỏ lượng nước đọng lại trong đó. Riêng những dòng xe máy trang bị phun xăng điện tử thì nên mang ra tiệm sửa xe chuyên nghiệp, nhờ thợ vệ sinh kim phun và bơm xăng ngay tránh tình trạng gây rỉ nòng kim phun.
Màu đen khó chịu
Khói màu đen cũng là điều mà pô xe máy hay phát ra do lọc gió đã quá bẩn, bộ le điện ở các dòng xe ga bị chết hoặc cảm biến oxy bị bẩn. Điều này dẫn đến xăng bị thiếu gió, ép cung cấp nhiều để xe hoạt động.
Hệ thống đánh lửa quá cũ cũng gây ảnh hưởng đến xe của bạn. Ảnh: Tư liệu
Video đang HOT
Ngoài ra, hệ thống đánh lửa cũ, không đốt hết được nhiên liệu cũng gây nên khói đen. Bởi xăng thừa bị đốt và đẩy ra theo đường khí thải và có màu đen sậm. Lúc này xe sẽ rất hao xăng, bugi dễ bị hỏng dẫn đến đánh lửa kém.
Nên kiểm tra thường xuyên kiểm tra le gió có hoạt động tốt hay không. Đồng thời thường xuyên vệ sinh bugi, nếu cần thiết thì nên thay mới.
Màu xanh ẩm thấp
Chiếc xe của bạn đôi khi cũng phát ra khói màu xanh, nhìn tuy bắt mắt nhưng thực tế lại cho thấy động cơ đang có vấn đề. Nguyên nhân là do dầu lọt vào trong buồng đốt của động cơ. Khói cháy dầu thường có mùi khét rất khó chịu và làm ẩm mảng pô ở bên trong.
Nên kiểm tra động cơ xe máy theo định kỳ. Ảnh: Tư liệu
Nên tháo rời để kiểm tra động cơ, đảm bảo các bộ phận như xupap, lỗ dầu luôn kín. Hạn chế tối đa việc dầu tràn vào động cơ.
Tiếng nổ lụp bụp
Nhiều trường hợp, chiếc xe phát ra tiếng kêu lụp bụp rất chói tai. Tiếng nổ chói và kêu rất to, tất nhiên không tính đến các trường hợp độ xe. Đây có thể là do bugi hoặc ống xả quá bẩn, muội than bám đầy hoặc do tháo lắp sai quy trình các chi tiết bên trong động cơ.
Việc ống pô của xe nhả khói liên tục khi đang di chuyển rất dễ gây phản cảm cho người tham gia giao thông. Ảnh: Tư liệu
Cũng có thể do ron pô bị thủng vỡ, hoặc trên pô xe máy bị thủng một lỗ nào đó do bị ăn mòn cũng làm cho pô nổ lụp bụp. Bạn có thể khắc phụ bằng cách vệ sinh lại pô xe, nếu thủng thì có thể mang đi vá lại.
Theo Aautopro
Nhìn thấy chai nhựa rỗng kẹp giữa lốp và thân xe: Tài xế đặc biệt lưu ý
Việc bất ngờ trông thấy một chai nhựa kẹp giữa lốp xe ô tô có thể là dấu hiệu đáng ngờ mà các tài xế nên chú ý, phòng trường hợp bất trắc.
Xe ô tô là một tài sản lớn và điều đó cũng đồng nghĩa với việc có thể dễ dàng rơi vào tầm ngắm của kẻ trộm.
Trên thực tế, tội phạm có một số mánh khóe tinh vi có thể giúp họ đánh cắp xe hoặc chí ít là đang ngầm lên kế hoạch tấn công bạn. Tuy nhiên, không nhiều người nhận ra những dấu hiệu đáng ngờ ấy, đặc biệt là các tài trẻ non kinh nghiệm.
Dưới đây là một vài dấu hiệu đặc biệt mà các tài xế nên lưu ý.
Chai nhựa rỗng kẹp giữa lốp và thân xe
Khi thấy chai nhựa xuất hiện ở phần gần lốp xe có thể đây là một chiêu trò của bọn trộm.
Một vài thủ thuật được những kẻ trộm sử dụng thực chất rất đơn giản và thậm chí là không cần đến bất kỳ công nghệ phức tạp nào. Một chai nhựa kẹp giữa lốp và thân xe là minh chứng cho điều này. Theo đó, kẻ trộm xe ô tô thường sử dụng một chai nhựa rỗng và đặt nó ở giữa lốp và thân xe. Kẻ trộm thường đặt chai nhựa ở vị trí bánh sau để bạn không nhìn thấy khi vào xe.
Kết quả là khi bắt đầu lái xe, bạn sẽ nghe thấy một tiếng động rất lớn và thường sẽ muốn dừng lại, chạy ra để kiểm tra. Chớp lấy cơ hội này, những kẻ xấu rình sẵn ở gần đó sẽ có thể dễ dàng đánh cắp thứ gì đó trên xe hoặc chúng có thể nhanh chân vào trong và lái chiếc xe đi mất.
Chính vì vậy, các tài xế nên chú ý kiểm tra, đi vòng quanh xe trước khi bước vào trong và khởi động. Trong trường hợp thấy có thứ gì đó, chẳng hạn như chai nhựa kẹp ở trên lốp xe thì hãy bình tĩnh, nhanh chóng rời đi và trình báo cho cảnh sát hoặc các nhân viên an ninh ở gần đó.
Những vỏ lon buộc ở phía sau xe ô tô
Mục đích của việc buộc những vỏ lon rỗng ở sau xe là nhằm tạo ra tiếng động lớn, đánh lạc hướng chú ý của bạn.
Đây cũng là một chiêu trò tương tự như cách sử dụng chai nhựa nhằm mục đích gây tiếng ồn lớn. Cụ thể, những kẻ trộm lên kế hoạch buộc một vài vỏ lon nước ngọt ở phía sau xe ô tô và khi tài xế lái xe thì chúng sẽ tạo ra tiếng ồn khó chịu.
Thậm chí, ngay cả khi bạn có thói quen đi quanh xe trước khi bước vào thì đôi khi cũng không thể nhìn thấy những vỏ lon, vì chúng đã được kẻ trộm đặt khéo léo ở bên dưới xe.
Trong trường hợp này, nếu khi phát hiện thấy tiếng động lạ khi vừa lái xe, bạn hãy điều khiển xe ô tô tới nơi an toàn trước khi quyết định bước ra ngoài. Đặc biệt, khi ra khỏi xe, bạn đừng quên mang theo chìa khóa và khóa cửa xe lại.
Đóng kính cửa sổ xe ô tô trong quá trình lái
Ngay cả khi dừng đèn đỏ thì kẻ trộm cũng có thể lấy cắp đồ có giá trị ở trong xe nếu cửa kính được mở.
Điều này sẽ giúp các tài xế phòng tránh được tình trạng không may bị kẻ gian cướp đồ đạc trong xe, đặc biệt là trong thời gian dừng đèn đỏ ở trên đường. Ngoài ra, bạn cũng không nên để đồ có giá trị ở trong xe như iPhone, ví tiền, máy tính,... vì chúng sẽ dễ trở thành món mồi thu hút sự chú ý của bọn trộm.
Đặc biệt, bạn cũng không nên để xe ô tô vẫn còn nổ máy khi đã ra ngoài, chẳng hạn dừng bên đường hoặc chạy vào nhà lấy đồ dùng. Đừng chủ quan vì chỉ vài giây ngắn ngủi thôi cũng có thể tạo cơ hội cho bọn trộm thực hiện ý đồ xấu.
Theo Autopro
Không thắt dây an toàn, tài xế ô tô bị phạt bao nhiêu tiền? Dây an toàn là trang bị thường bị các bác tài xế Việt ít sử dụng. Chúng ta nên tự giác thắt dây an toàn để tránh gây hậu quả nghiêm trọng. Xuất hiện cách đây hơn 50 năm, dây an toàn là trong những hệ thống an toàn đầu tiên được trang bị trên xe ô tô và và có giá trị...