Nhận diện 10 máy bay chiến đấu tồi nhất CTTG 2
Việc trang bị súng máy hay bom lên trên một chiếc máy bay chiến đấu không có nghĩa nó sẽ trở thành “cơn ác mộng” thực sự.
Chiến tranh Thế giới thứ II được xem như là vườn ươm mầm các công nghệ vũ khí tiên tiến nhất ngày nay, tuy nhiên không phải tất cả đều như vậy khi nó cũng là cơ hội cho những thiết kế vũ khí tồi tệ xuất hiện. Và dưới đây là top 10 máy bay chiến đấu tệ nhất từng được không quân các nước sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ II.
Đứng vị trí đầu tiên trong danh sách top 10 chiến đấu cơ tệ nhất Chiến tranh Thế giới thứ II của Vintage News là mẫu máy bay đánh chặn Boulton Paul Defiant (Mk I) của Không quân Anh. Dù sở hữu một tháp pháo trang bị tới 4 súng máy 7.7mm nhưng nó hoàn toàn vô dụng trong việc đánh chặn các phi đội máy bay ném bom của Đức.
Chưa kể tốc độ bay của nó quá chậm, chỉ tầm 490km/h cùng với đó là không có khả năng tác chiến ban đêm, thậm chí trong một số giai đoạn Không quân Anh mất tới hai phi đội Boulton Paul Defiant chỉ trong một ngày. Chỉ có khoảng hơn 1.000 chiếc Boulton Paul Defiant được Anh sản xuất.
Ở vị trí tiếp theo là ứng cử viên đến từ Mỹ mẫu tiêm kích Brewster F2A Buffalo hay còn được gọi là cỗ quan tài bay. Buffalo được xem là thiết kế máy bay chiến đấu thất bại nhất của Không quân và Hải quân Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ II và chỉ có 500 chiếc được chế tạo. Hiệu suất hoạt động của nó bị chính các phi công sử dụng đánh giá là kém cỏi hệ thống vũ khí nghèo nàn và dễ dàng bị đánh bại bởi các dòng tiêm kích cùng thời.
Vị trí tiếp theo thuộc về một mẫu máy bay khác của Anh là Blackburn Botha. Nó cơ bản là một dòng máy bay trinh sát nhưng được tích hợp thêm các nhiệm vụ như ném bom và chống ngầm. Tuy nhiên Blackburn Botha lại tỏ ra hoạt động kém hiệu quả, dù là một mẫu máy bay trinh sát nhưng thiết kế của nó lại thiếu các vị trí quan sát cho phi hành đoàn nhất là phần thân sau của máy bay.
Dù việc thử nghiệm thả ngư lôi và bom trên Blackburn Botha diễn ra khá thành công, nhưng nó lại chỉ có thể mang theo tối đa 900kg vũ khí do phần khung thân máy bay hoạt động không ổn định. Chưa kể tới việc hệ thống động cơ hoạt động không hiệu quả dẫn tới một số vụ tai nạn nghiêm trọng trong thời gian hoạt động. Với những hạn chế trên Blackburn Botha chỉ được sản xuất khoảng 500 chiếc và bị loại biên vào năm 1944.
Dường như Anh là nước sở hữu số máy bay chiến đấu tệ nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ II khi cái tên tiếp theo thuộc về một mẫu chiến đấu cơ khác của nước này là Blackburn Roc. Về thiết kế, Blackburn Roc là mẫu tiêm kích hạm dành cho các tàu sân bay của Hải quân Anh nhưng nó lại sở hữu hệ thống vũ khí nghèo nàn với tháp pháo được trang bị 4 súng máy 7.7mm. Xạ thủ súng máy trên Blackburn Roc hầu như không có cơ hội để nhả đạn với góc tháp pháo hạn chế của máy bay.
Video đang HOT
Và ở vị trí tiếp theo là một máy bay khác cũng của Không quân Anh – mẫu máy bay ném bom hạng nhẹ Fairey Battle. Điểm đáng nói ở đây là Fairey Battle chỉ có thể mang theo 700kg bom với 4 quả bom 110kg và 1 quả bom 230kg nhưng lại có phi hành đoàn tới 3 người quá nhiều cho một mẫu máy bay ném hạng nhẹ.
Nó cũng không có hệ thống vũ khí chống máy bay hiệu quả và chỉ được trang bị 2 súng máy 7.7mm. Dù giai đoạn đầu của cuộc chiến Fairey Battle dành được một số chiến thắng nhất định nhưng sau đó phi đội Fairey Battle của Anh chịu tổn thất nặng nề trước sức mạnh của Không quân Đức.
Vị trí tiếp theo thuộc về mẫu máy bay ném bom/ngư lôi Douglas TBD Devastator của Hải quân Mỹ. Trên thực tế Douglas TBD Devastator trong giai đoạn đầu phát triển của nó được đánh giá khá cao thậm chí là tiên tiến nhất thời kỳ đó. Nhưng chỉ vài năm sau đó Douglas TBD Devastator dần trở nên lỗi thời so với các dòng máy bay cùng loại khác nhất là sau sự kiện Trân Châu Cảng.
Tốc độ bay của Douglas TBD Devastator chỉ đạt 331km/h dễ dàng trở thành con mồi cho các máy bay chiến đấu của Nhật Bản trên Thái Bình Dương. Toàn bộ phi đội Douglas TBD Devastator của Mỹ bị xóa sổ hoàn toàn trong trận Midway. Chỉ có khoảng 130 chiếc Douglas TBD Devastator được Hải quân Mỹ đưa vào trang bị trước khi loại biên vào năm 1944.
Bảng danh sách của Vintage News cũng có một cái tên đến từ Liên Xô là mẫu tiêm kích LaGG-3. Về thiết kế LaGG-3 là một mẫu tiêm kích khá tốt thậm chí ngang ngửa với các dòng chiến đấu cơ của Đức khi đó, tuy nhiên việc sử dụng phần khung thân bằng gỗ khiến LaGG-3 gặp nhiều vấn đề thật sự. Thậm chí phi công Liên Xô còn ví chiếc máy bay này như một quan tài gỗ biết bay.
Đứng gần cuối trong top 10 là mẫu tiêm kích đánh chặn sử dụng động cơ phản lực Messerschmitt Me 163 của Đức. Dù được trang bị động cơ phản lực nhưng chừng đó vẫn chưa đủ giúp Me 163 trở thành một mẫu máy bay chiến đấu hiệu quả bên cạnh đó hệ thống vũ khí nghèo nàn với 2 pháo 30mm và chỉ có thể mang theo 60 viên đạn.
Vị trí tiếp theo cũng thuộc về một mẫu tiêm kích khác của Đức là Messerschmitt Me 210. Nó hoạt động như một tiêm kích đa năng vừa đánh chặn và tấn công mặt đất. Vấn đề lớn nhất của dòng tiêm kích này chính là thiết kế lỗi thời của nó, bên cạnh đó hệ thống động cơ Daimler-Benz DB 601 hoạt động không hiệu quả và thường xảy ra sự cố.
Ở vị trí cuối cùng của Vintage News là một cái tên khá nổi tiếng trên Mặt trận Thái Bình Dương – Yokosuka MXY-7 Ohka – nói chính xác hơn thì MXY-7 là một mẫu tên lửa chống hạm có người lái được Nhật Bản sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Chúng được điều khiển bởi các phi công cảm tử thuộc phi đội Thần Phòng của Hải quân Nhật Bản sử dụng chủ yếu với nhiệm vụ chính là ngăn cản bước tiến của Hải quân Mỹ.
Việc sử dụng MXY-7 là một sự lãng phí lớn về nguồn nhân lực của Hải quân Nhật Bản khi để đào tạo một phi công hải quân là điều không hề dễ, dù mang lại một số hiệu quả nhất định nhưng MXY-7 không thể giúp làm thay đổi cục diện chiến trường khi đó. MXY-7 được điều khiển bởi một người có thể lao đi với tốc độ hơn 800km/h và được trang bị một đầu đạn nặng 1.2 tấn.
Theo_Kiến Thức
Hạm đội tàu chiến mạnh nhất châu Á của Nhật
Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản sở hữu 4 tàu sân bay trực thăng, 29 tàu khu trục, 14 tàu hộ vệ tên lửa, 19 tàu ngầm và hàng chục tàu hỗ trợ khác với sức mạnh hàng đầu khu vực.
Chiến hạm lớn nhất của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) là tàu sân bay trực thăng lớp Izumo. Tàu có lượng giãn nước toàn tải tới 27.000 tấn. Nó có thể mang theo 28 trực thăng, 400 binh lính, 50 xe quân sự. Boong tàu đủ rộng cho tiêm kích F-35B hoặc máy bay MV-22 Osprey hoạt động.
Chiến hạm lớn thứ 2 là tàu sân bay trực thăng lớp Hyuga, lượng giãn nước toàn tải 19.000 tấn. Tàu có thể mang theo tối đa 18 trực thăng hoặc 350 binh lính. Hyuga chủ yếu hoạt động với nhiệm vụ chống ngầm bằng trực thăng SH-60K.
Chiến hạm lớn thứ 3 là tàu đổ bộ xe tăng lớp O sumi, lượng giãn nước toàn tải 14.000 tấn. Tàu có thể mang theo 2 tàu đổ bộ khí đệm, 10 xe tăng chiến đấu chủ lực, 8 máy bay trực thăng. Boong tàu phía sau đủ rộng cho trực thăng hạng nặng CH-47 hoặc máy bay MV-22 hoạt động.
Chiến hạm mạnh nhất của JMSDF là tàu khu trục mang tên lửa điều khiển lớp Kongo, lượng giãn nước 9.500 tấn. Đây là chiến hạm duy nhất bên ngoài Mỹ được tích hợp tính năng phòng thủ tên lửa đạn đạo trên biển Aegis BMD.
Atago là loại tàu khu trục thứ 2 của JMSDF được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis. Tuy nhiên, lớp tàu này không được trang bị tính năng phòng thủ tên lửa đạn đạo. Atago và Kongo là những chiến hạm có sức mạnh tác chiến hàng đầu thế giới, tương đương với tàu khu trục Aegis lớp Arleigh Burke của Mỹ. Tàu có lượng giãn nước toàn tải 10.000 tấn.
Akizuki là loại tàu khu trục mới nhất của JMSDF. Chúng là những chiến hạm đầu tiên của Nhật được trang bị radar băng tần kép OPS-50 giúp đối phó hiệu quả với nhiều mối đe dọa khác nhau. Tàu có lượng choán nước 6.800 tấn.
Tàu khu trục chống ngầm lớp Murasame lượng choán nước 6.100 tấn. Trong đó, chiến hạm mang số hiệu JS Ariake (DD109) từng cập cảng quốc tế Cam Ranh trong chuyến thăm hữu nghị 4 ngày đến Việt Nam vào trung tuần tháng 4.
Tàu khu trục mang tên lửa điều khiển lớp Hatakaze, lượng choán nước 4.600 tấn. Tàu được chế tạo cho nhiệm vụ chống tàu mặt nước, chống ngầm và phòng không.
Tàu khu trục đa nhiệm lớp Asagiri, lượng choán nước toàn tải 4.600 tấn. JS Setogiri (DD156) cũng từng thăm cảng quốc tế Cam Ranh trong tháng 4 cùng với tàu JS Ariake.
Tàu hộ vệ tên lửa lớp Abukuma, lượng choán nước 2.500 tấn. Tàu có thể tác chiến chống tàu mặt nước, chống ngầm mạnh mẽ. 6 tàu đang hoạt động tạo nên xương sống lực lượng tàu hộ vệ tên lửa của JMSDF.
Oyashio là loại tàu ngầm tấn công điện - diesel chủ lực của JMSDF với 10 tàu đang hoạt động. Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm với khả năng phóng tên lửa chống hạm UGM-84 Harpoon.
Soryu là loại tàu ngầm phi hạt nhân hiện đại nhất của JMSDF được trang bị động cơ không khí tuần hoàn độc lập AIP giúp hoạt động rất êm. Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm tích hợp tính năng phóng tên lửa chống hạm.
Theo_Zing News
Armata Nga được trang bị pháo cỡ lớn có thể xuyên giáp dày 1m Nếu loại pháo này được Nga tích hợp trên tăng Armata, thì cũng đồng nghĩa với việc siêu tăng này sở hữu loại pháo lớn nhất thế giới. Theo RT dẫn lời giám đốc của UVZ, ông Vyacheslav Khalitov cho biết lô xe tăng Armata đầu tiên đã đi vào sản xuất và hiện đang trong quá trình thử nghiệm. Dự kiến, 20...