“Nhận dạng” vết cắn côn trùng bằng những cách cực đơn giản nhất
Vết cắn của hầu hết các loài côn trùng đều có thể truyền bệnh nguy hiểm, vì vậy bạn cần nhận dạng vết cắn côn trùng nguy hiểm nhất để có các bước xử lý tránh gây ra biến chứng nguy hiểm.
Không phai luc nao cung “băt qua tang” tai trân môt con bo nao đo đang căn, đôt, chich lên da ma thương chi khi nôi mân, sưng, ngưa ngay… chung ta mơi đê y. Luc đo, viêc “truy tim” thu pham thât không dê nêu không năm ro đươc đăc trưng cua chung.
Mùa nồm ẩm ướt là thời điểm thuận lợi cho các loại côn trùng gây các bệnh về da. Hầu hết các trường hợp bị côn trùng đốt chỉ xảy ra những phản ứng nhẹ tại chỗ như sưng nề đỏ, ngứa và đau ở nơi bị đốt, những biểu hiện này thường tự biến mất.
Nhưng có trường hợp, vết đốt của côn trùng có thể gây ra các phản ứng dị ứng mang tính chất toàn thân như nổi mày đay, phù nề môi, mắt, hầu họng, thanh quản, co thắt phế quản, nặng nhất là sốc phản vệ, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm.
Muỗi
Nốt muỗi đốt trông giống như những đốm đỏ sưng tấy với kích thước bằng một quả sơri. Hầu hết muỗi thường tấn công vào những khu vực da hở trên cơ thể, cắn vào những chỗ da mỏng. Khi đốt, chúng thường tiêm nước bọt vào vết thương. Trong nước bọt có chứa chất chống đông máu làm cho máu loãng hơn. Các vết đốt làm cho da trở nên đỏ, ngứa, và sưng tấy.
Kiến
Vết cắn của kiến trông giống như vết muỗi chích. Một vết nhỏ màu hồng xuất hiện trong khu vực bị cắn gây ngứa trong một thời gian dài. Lúc vừa bị đốt, nạn nhân sẽ cảm thấy đau đớn như thể bị nước sôi đổ lên da vậy. Hầu hết các loài kiến không gây nguy hiểm cho người, tuy nhiên, kiến lửa đỏ có thể gây nhiều rắc rối. Mụn mủ sẽ xuất hiện trên các vết cắn mà sau này rất dễ biến thành vết sẹo. Nọc kiến lửa chứa độc tố, do đó nạn nhân có thể xuất hiện phản ứng dị ứng hoặc sốc phản vệ. Vết đốt của kiến lửa tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng gây ra cảm giác nhói buốt dai dẳng thật sự là điều rất kinh khủng. Nọc của một số loài kiến lửa có thể gây ra những triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, thở gấp hay sốc… – điều đó còn phụ thuộc vào hệ miễn dịch của người bị đốt. Khi bị kiến lửa đốt, bạn nên làm dịu vết cắn bằng xà phòng và nước, rồi dùng một cục đá chườm trong khoảng 10 phút. Nếu vết cắn bị rộp thì không được chọc vỡ mà phải lấy miếng gạc đặt nhẹ lên vì nếu vết rộp vỡ có thể dẫn tới nhiễm trùng.
Ve chó
Loài côn trùng này có thể tồn tại trên cơ thể nạn nhân trong một thời gian dài, lớn lên và hút máu. Phản ứng của cơ thể đối với vết ve chó cắn là vết đỏ. Cách nhanh chóng và đơn giản nhất để gỡ ve chó là kéo nó ra khỏi da. Sử dụng nhíp kẹp lấy ve ở vùng càng gần da càng tốt (hãy cố gắp trúng đầu nó) và kéo từ từ cho tới chúng thả chân ra khỏi da. Đừng kéo hay giật quá mạnh và đột ngột vì hành động này có thể kéo đứt phần đầu hay miệng của ve. Bạn tuyệt đối không nên dùng nhíp bóp chết ve vì hành động này có thể giúp lây lan mầm bệnh. Nếu không có nhíp, hãy dùng ngón tay, một sợi dây hoặc đặt cây kim để ngay hàm của chúng và giật ra. Nếu phần thân ve đã được kéo ra nhưng đầu vẫn còn dính trên da, hãy dùng một cây kim vô trùng và loại từng phần của ve trên da. Sau đó, bôi thuốc mỡ kháng viêm lên vết cắn. Vứt ve bằng cách thả nó ra ngoài hoặc xả vào bồn cầu rồi rửa tay thật sạch bằng nước và xà phòng. Điều tồi tệ nhất là những con ve chó có thể truyền bệnh viêm não, xoắn khuẩn Borrelia burgdorferi và nhiều bệnh nguy hiểm khác. Nếu bạn lấy ve ra khỏi da nhưng vết đỏ không biến mất mà tiếp tục phát triển, hãy đến gặp bác sĩ càng nhanh càng tốt.
Bọ chét
Video đang HOT
Vết cắn của bọ chét có thể dễ dàng bị nhầm lẫn là dị ứng hoặc muỗi đốt bởi cũng có màu đỏ và sưng lên. Tuy nhiên, không giống như muỗi đốt, những vết cắn của bọ chét thường gây đau và ngứa hơn nhiều. Bọ chét thường tấn công phần chân và chỉ lúc đang ngủ con người mới trở thành nạn nhân của chúng. Một con bọ chét có thể cắn nhiều lần, vì vậy những vết đốm đỏ trên da thường cách nhau từ 1 – 2cm. Bọ chét cũng có thể truyền nhiều bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng.
Ong mật
Đa phần các loài ong đều có nọc, tuy nhiên tùy theo loài mà sẽ độc ít hay nhiều. Có loài gây chết người chỉ với trên 10 vết chích như ong vò vẽ, ong đất, nhưng cũng có loại không nguy hiểm nhiều đến sức khỏe như ong mật. Thông thường sau khi đốt, ong mật thường để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da. Bạn cần loại bỏ vòi chích bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp. Sau đó, rửa sạch vết chích bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng, rồi đắp khăn lạnh hoặc túi chườm nước đá vào vùng bị sưng trong khoảng 15 – 20 phút để giảm đau (chú ý không đắp trực tiếp lên chỗ ong đốt). Khu vực da bị ong đốt thường đỏ và sưng tấy. Bạn có thể cảm thấy nóng, đau dữ dội và ngứa ngáy ngay sau khi bị ong đốt. Nếu bạn không bị dị ứng nọc ong thì có thể không gặp phải rắc rối gì cả. Tuy nhiên, nếu ai đó bị dị ứng với nọc ong rất có thể gặp một số vấn đề về hô hấp, đó có thể là một vấn đề nghiêm trọng.
Ong vò vẽ
Các triệu chứng khi bị ong vò vẽ đốt cũng giống như những triệu chứng từ loài ong thường. Khu vực bị chích trở nên đỏ và sưng tấy, nạn nhân có thể cảm thấy đau, nóng và ngứa khủng khiếp sau khi bị đốt. Hơn nữa, vết đốt có thể gây xuất huyết trên da. Một con ong vò vẽ có thể đốt nhiều lần. Khi bị ong vò vẽ đốt, tùy theo số lượng nhát đốt mà có thể gây sốc phản vệ, suy gan, suy thận, rối loạn đông máu… Vì vậy, sau khi bị ong vò vẽ chích, bạn cần rửa sạch những chỗ có vết chích bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng và dùng nhíp để rút hết các vòi chích của ong ra, có thể đắp khăn lạnh hay túi chườm nước đá lên để giảm đau và giảm sưng. Nọc ong vò vẽ rất độc, cò thể gây tổn thương da và để lại vết thương sẹo ở vùng bị đốt, nguy hiểm hơn là rất dễ gây tử vong. Vì thế, người bị ong vò vẽ đốt khi sơ cứu cần chú ý uống đủ nước và đưa đến các cơ sở y tế gần nhất. Không tự dùng thuốc (dù là thuốc y học cổ truyền hay thuốc tân dược), không tìm vôi để bôi vì như thế làm tốn thời gian, sẽ không tốt nếu vết cắn nhiều, nhất là khi vết đốt ở mặt, cổ, miệng.
Chấy, rận
Có kích thước rất nhỏ, các loài côn trùng này có thể sống trong bụi rậm hoặc trên cơ thể nhiều loài vật nuôi như chó, mèo. Những vết đốt của chúng không chỉ gây đau nhói, sưng hay dị ứng mà còn có thể gây cho người bệnh sốt mẩn đỏ. Nếu nhận thấy những chấm nhỏ màu đỏ trông giống như vết muỗi đốt ở trên da đầu, cổ và sau tai có nghĩa là bạn bị chấy cắn. Nếu các chấm như vậy xuất hiện trên lưng, bụng, bàn tay hoặc chân thì có thể do rận cắn. Các vết cắn thường cách nhau một vài inch và có vẻ như da bị xuyên thủng. Khi bị các loài côn trùng này cắn, nên kéo chúng thật từ từ hoặc dùng lửa hơ, bôi cồn, dầu để chúng tự rơi ra, tránh để hàm răng của chúng dính lại da thịt, có thể gây nhiễm trùng. Sau đó rửa chỗ bị cắn bằng xà phòng, rồi bôi cồn hoặc dầu sát trùng vào chỗ bị cắn.
Cần xử trí đúng
Tùy theo loài côn trùng, liều lượng nọc độc và cơ địa của mỗi người mà biểu hiện tổn thương khác nhau, mức độ nguy hiểm cũng khác nhau. Khi bị côn trùng có nọc độc cắn, đốt ngoài, tổn thương có thể xuất hiện ngay tại vết cắn, ngoài da, nghiêm trọng hơn nạn nhân còn có dấu hiệu bị ngộ độc toàn thân do nọc độc xâm nhập lan tỏa trong cơ thể. Tại vết cắn, chích, đốt nạn nhân thường đau, có thể sưng tấy đỏ, cần chú ý tìm ngòi côn trùng còn cắm vào da.
Đối với trường hợp phản ứng chỉ khu trú tại chỗ thường không đòi hỏi điều trị, vùng sưng nề sẽ tự biến mất sau vài giờ mà không để lại di chứng. Trong trường hợp có phản ứng lan tỏa tại chỗ, vùng bị côn trùng đốt nên được chườm lạnh. Có thể sử dụng thuốc kháng histamine (loratadin, cetirizin…) và corticosteroid (prednisolon, methylprednisolon…) đường uống hoặc tiêm truyền, nên được dùng sớm ngay khi có thể để giảm nhanh triệu chứng, việc sử dụng kháng sinh là không cần thiết. Riêng trường hợp bị kiến lửa đốt, sau 1 ngày vết đốt thường tạo thành một mụn mủ nhỏ do hoại tử tổ chức, cần lưu ý không làm vỡ mụn mủ này để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Những phản ứng dị ứng mang tính toàn thể bắt buộc phải được điều trị tại cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Theo www.phunutoday.vn
Bác sĩ chỉ rõ 2 nguyên nhân gây tiểu đường ở người Việt: Nhiều người mắc mà không nhận ra
Thói quen lối sống của người Việt ăn nhiều chất dinh dưỡng, lười vận động dẫn đến tình trạng thừa năng lượng trong đó có glucozo là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.
Bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường) là bệnh mãn tính, tiến triển. Đường trong máu cao và kéo dài là nguyên nhân chủ yếu gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới cuộc sống và chất lượng cuộc sống của người bệnh như tổn thương mắt gây ra mù loà, suy thận, nhiễm trùng bàn chân, cắt cụt chi.
Đặc biệt đái tháo đường gây biến chứng tim mạch như tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim... Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho bệnh nhân đái tháo đường.
Theo thống kê của Liên đoàn đái tháo đường Thế giới (IDF), cứ 24h, trên thế giới lại có 3.600 trường hợp đái tháo mới được chẩn đoán, 580 người bị tử vong, 225 người bị cắt đoạn chi, 120 người bị suy thận giai đoạn cuối và 55 người bị mù do bệnh đái tháo đường gây nên.
Trên thế giới, mỗi năm có 3,2 triệu người chết vì các bệnh liên quan đến đái tháo đường tương đương với số người tử vong vì bệnh HIV/AIDS. Bệnh đái tháo đường đang là gánh nặng cho kinh tế xã hội, chi phí để điều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường đã chiếm 5-10% kinh phí chi cho chăm sóc y tế chung trên toàn thế giới.
Một thực tế đáng lo ngại là trong cộng đồng có> 60% bệnh nhân tiểu đường chưa được chẩn đoán, bệnh xuất hiện ngày càng nhiều ở lớp trẻ khi tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng nhanh...
Các công trình nghiên cứu về dịch tễ học trong 30 năm qua đã cho thấy bệnh đái tháo đường tuýp 2 tăng lên không ngừng. Nếu năm 1985, ước đoán có 30 triệu người trên thế giới mắc bệnh đái tháo đường thì một thập kỷ sau, con số này đã là 150 triệu người.
Cho tới nay, theo số liệu của IDF, số người bị tiểu đường đã vượt quá 285 triệu. Cho dù các hoạt động phòng chống có hiệu quả, IDF cũng tiên đoán tổng số người bị tiểu đường sẽ là 435 triệu vào năm 2030.
Ở nước ta, nếu như năm 1990 của thế kỷ trước, tỷ lệ bệnh này chỉ từ 1,1 đến 2,5%, thì nghiên cứu gần đây của Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho thấy, tỷ lệ bệnh tiểu đường lứa tuổi từ 30-60 ở nước ta là 5,7%, ở một số thành phố và khu công nghiệp lớn tỷ lệ này còn cao hơn từ 7-10%.
Sự gia tăng này cho thấy sự bùng nổ của bệnh và tiểu đường đã trở thành gánh nặng về chăm sóc y tế, làm tổn hại đến thành tựu phát triển kinh tế xã hội của mọi quốc gia.
Thạc sĩ Nguyễn Huy Cường phòng khám 133 Thái Hà cho biết, so với các nước, số người mắc bệnh tiểu đường Việt Nam sẽ tăng nhanh hơn. Ở Việt Nam xuất phát điểm khá thấp, số người mắc tiểu đường khoảng 2% dân số. So với Singapore số người mắc tiểu đường ở người lớn khoảng 14%.
Dân số nước ta trẻ nhưng tỷ lệ người ít vận động, uống rượu bia nhiều lại cao, chính vì vậy trong tương lai bệnh nhân bị tiểu đường sẽ tăng lên rất nhiều.
Sau 15 năm nữa con số này tăng gấp 2 - 3 lần. So với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có tỷ lệ người mắc tiểu đườngđường tăng 170%, nhưng với người Việt Nam tỷ lệ này sẽ là khoảng 300%, thạc sĩ Cường khuyến cáo.
Hãy "khoá" gen ngay hôm nay để bệnh tiểu đường không có cơ hội phát triển
Bệnh tiểu đường có yếu tố nội tại trong gen. Nhưng nếu không được nhúng vào trong môi trường thích hợp thì gen này sẽ "khoá" cả đời nên chúng ta không sợ mắc bệnh nữa. Chúng ta sẽ quay về thời kỳ 30 năm trước tỷ lệ người bị đái tháo đường rất ít, đa số ở người lớn tuổi.
Nhưng thạc sĩ Cường cho rằng hiện nay đã có bệnh nhân tiểu đường lứa tuổi 20 - 30.
Bình thường việc thay đổi gen diễn ra hàng nghìn năm nhưng hiện nay chỉ vài chục năm đã thay đổi, chủ yếu do lối sống, ít vận động, phương tiện đi lại có động cơ, máy móc thay thế con người, đi công trình bằng thang máy, sự giảm vận động đó khiến cơ bắp lười đi, sử dụng ít đường glucozơ dẫn đến thừa đường.
Thói quen ăn uống thay đổi, ăn nhiều lại vận động ít. Thạc sĩ Cường đưa ra các so sánh "ở các trung tâm thể thao ít người chơi mà những quán bia, nhà hàng bất kể trưa hay tối lúc nào cũng đông người. Lúc đó, chúng ta nhìn thấy con người ăn nhậu ở mức độ cao hay thấp".
Năng lương nạp vào ít tiêu hao chính hai yếu tố này nhúng gen gây tiểu đường vào môi trường dư cân, béo phì làm cho nó kích hoạt gen, mở khoá gen rối loạn chuyển hoá đường, mỡ dẫn đến tiểu đường. Các yếu tố khác như nội tại thực phẩm như kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng dư lượng cũng là nguyên nhân gây tiểu đường .
Ngoài ra, Thạc sĩ Cường nhấn mạnh các độc tố của môi trường như tồn dư chất tăng trọng trong chăn nuôi, stress, vỏ nhựa chai nước đựng nước uống, lối sống ăn thức ăn dễ tiêu làm bệnh nhân tiểu đường tăng lên.
Chính các yếu tố trên, thạc sĩ Cường đưa ra hai cách đơn giản nhất để mỗi người có thể tự "khoá" gen gây tiểu đường lại bằng cách ăn uống phù hợp và phải có luyện tập. Nếu ăn nhiều một chút nhưng có luyện tập thể dục thể thao thì không lo bệnh tật.
Mỗi người có thể chọn cách luyện tập theo từng lứa tuổi, thể trạng cho phù hợp không để đường dư thừa tránh tăng đường máu. Mỗi người chỉ cần thực hiện vận động, tập luyện 30 phút 1 ngày là gen gây bệnh không còn môi trường để kích hoạt.
Đặc biệt bệnh này có yếu tố di truyền, bố hay mẹ bị tiểu đường di truyền cho con thì 10 - 15%. Cả bố và mẹ đều bị thì khả năng di truyền là 70% vì thế mỗi người hãy tự biết cân bằng lối sống để không "mở khoá" cho gen tiểu đường phát triển.
Theo Trí Thức Trẻ/soha
Dấu hiệu nhận biết sớm nhất bệnh thủy đậu Bệnh thủy đậu được xem là một bệnh lành tính. Tuy nhiên nếu không biết chữa trị sớm sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết sau để nhận biết và tìm biện pháp xử lý sớm nhất nhé! 1. Dấu hiện nhận biết sớm nhất bệnh...