Nhận dạng siêu lỗ đen kép
Phần lớn các thiên hà có siêu lỗ đen ở trung tâm. Một số lỗ đen có hoạt động bồi tụ vật chất mạnh, giải phóng lượng năng lượng khổng lồ vào không gian liên thiên hà.
Người ta cho rằng, một nhóm nhỏ thiên hà không chỉ có một mà có hai siêu lỗ đen ở trung tâm. Các nhà khoa học tìm thấy các dấu hiệu, có thể được sử dụng để nhận biết các đối tượng như vậy.
Phần lớn năng lượng do các siêu lỗ đen phát ra có dạng bức xạ gamma và bức xạ Roentgen. Dường như chìa khóa để phát hiện các thiên hà với 2 siêu lỗ đen là chu kỳ bức xạ gamma. Các nhà khoa học cho rằng, một trong những nguyên nhân gây ra chu kỳ đó là các lỗ đen quay xung quanh nhau. Trong số hơn 2.000 thiên hà được quan sát, các nhà khoa học đã phát hiện 11 hệ thống thể hiện bức xạ gamma đều đặn.
“Việc nhận biết các mẫu phát bức xạ gamma đều đặn cũng giống như tìm kiếm các đợt sóng nhỏ do một con thuyền gây ra trong lúc bơi trên mặt biển bão bùng. Có nghĩa là vô cùng khó” – nhà khoa học Pablo Penil ở Trường ĐH Complutense Madrit (Tây Ban Nha), tác giả chính công trình nghiên cứu, cho biết.
Các nhà khoa học cho rằng, những hệ thống siêu lỗ đen kép khá phổ biến trong vũ trụ, mặc dù hiện nay chúng vẫn chỉ là các “đối tượng trên lý thuyết”. Các thiên hà liên kết với nhau trong suốt thời gian tồn tại – đây là quá trình rất ngoạn mục, kéo dài rất lâu (hàng tỷ năm). Dải Ngân hà của chúng ta sẽ va chạm với thiên hà Andromeda sau khoảng 4,5 tỷ năm nữa.
Trong phần lớn thời gian liên kết, các lỗ đen ở cách xa nhau hàng nghìn năm ánh sáng; nhưng khi chúng di chuyển đủ gần nhau, chúng có thể tương tác với nhau theo cách đặc biệt. Theo nhóm nghiên cứu, chu kỳ bức xạ gamma có thể là kết quả của những tương tác như vậy.
“Trước đây, chúng tôi cho rằng chỉ có 2 chuẩn tinh nhỏ blazar mới thể hiện sự thay đổi bức xạ gamma có chu kỳ. Nhờ có nghiên cứu mới, chúng tôi có thể mạnh dạn khẳng định, những thay đổi bức xạ có chu kỳ đó cũng xuất hiện ở 11 nguồn khác” – nhà khoa học nữ Sara Buson ở ĐH Wurzburg (Đức), đồng tác giả công trình nghiên cứu, cho biết.
Các nhà khoa học dự định thực hiện một loạt quan sát để tìm hiểu rõ hơn liệu lỗ đen có đúng là đang “ẩn nấp” sau những dấu hiệu ấy hay không.
Bí ẩn vũ trụ: Bóng ma vẫn còn sau vụ phun trào lỗ đen
Đây là 'bóng ma' tia X đầu tiên từng thấy sau sự sụp đổ. 'Bóng ma' vũ trụ này ẩn nấp xung quanh một lỗ đen siêu lớn ở xa.
Theo đó, Kính thiên văn WM Kech đã tìm thấy một "bóng ma" vũ trụ ẩn nấp xung quanh một lỗ đen siêu lớn ở xa.
Nguồn ảnh: Popular Mechanics
Khám phá này mang đến cho các nhà thiên văn học một cơ hội quý giá để quan sát các hiện tượng xảy ra khi vũ trụ còn rất trẻ. Bóng ma tia X này thưc tế là một dạng năng lượng tia X khuếch tán vẫn còn sau khi các bức xạ khác từ vụ nổ lỗ đen đã biến mất từ nguồn HDF 130, cách xa hơn 10 tỷ năm ánh sáng và nguồn này hình thành vào thời điểm 3 tỷ năm sau Vụ nổ Big Bang.
Fabian và các đồng nghiệp nghĩ rằng tia X phát ra từ nguồn năng lượng HDF 130 là bằng chứng cho sự bùng phát mạnh mẽ từ lỗ đen trung tâm của nó dưới dạng các tia X bao gồm các hạt năng lượng di chuyển với tốc độ gần với tốc độ ánh sáng.
Khi vụ phun trào đang diễn ra, nó đã tạo ra lượng phóng xạ và phóng xạ tia X phi thường, nhưng sau vài triệu năm, tín hiệu tia X này mờ dần khi hiện tượng khuếch tán xảy ra, các elontron trong nó cũng mang ít năng lượng hơn xưa. Và nó không còn "mạnh mẽ", rõ ràng như trước nữa.
"Con ma này cho chúng ta biết về vụ phun trào của lỗ đen rất lâu sau khi nó chết", Scott Chapman, cũng thuộc Đại học Cambridge nói.
"Ngay cả sau khi lỗ đen biến mất, phần lớn năng lượng từ vụ phun trào của lỗ đen vẫn còn," Fabian nói. "Bởi vì chúng rất mạnh, những vụ phun trào này có thể có ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường xung quanh kéo dài hàng tỷ năm".
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Youtube
Ngạc nhiên khi hàng trăm lỗ đen tụ tập trong cụm sao lớn Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Surrey đã tìm thấy hàng trăm lỗ đen hòa hợp trong một cụm sao hình cầu lớn, khi trước đó nhiều người cho rằng chúng thường sẽ đấu đá lẫn nhau. Theo mô phỏng máy tính lượng tử của cụm sao hình cầu NGC 6101 đã 13 tỷ năm tuổi, các chuyên gia vẫn thấy khoảng...