Nhân dân tệ tăng giá mạnh nhất 4 tháng
Nhân dân tệ vừa tăng giá lên mức cao nhất trong 4 tháng sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ( PBOC) điều chỉnh tỷ giá tham chiếu cao hơn nhiều so với đô la Mỹ.
Nhân dân tệ vừa tăng giá lên mức cao nhất trong 4 tháng – Ảnh: Reuters
Theo tờ South China Morning Post, USD yếu đi hôm 17.3 sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( Fed) quyết định tạm dừng kế hoạch nâng lãi suất, hướng về dự báo sẽ chỉ có 2 đợt tăng lãi suất trong năm nay, thay vì 4 như dự đoán trước đó.
Đồng nhân dân tệ (CNY) hải ngoại tăng đến 6,4434 CNY ngang giá 1 USD đầu phiên giao dịch hôm nay 18.3, tăng 0,17% so với hôm 17.3 khi đồng tiền này đi lên 0,45%. Đây là mức tăng trong ngày lớn nhất trong một tháng qua.
CNY hải ngoại đã và đang tăng 1,64% so với USD năm nay, đảo ngược đường đi hồi tuần đầu tiên của năm, khi đồng tiền giảm giá 2%.
Thương nhân Stephen Innes tại Oanda Asia-Pacific cho hay chuyện PBOC ấn định tỷ giá nhân dân tệ hôm 18.3 cao hơn 333 điểm cơ bản, ở mức 6,4628 CNY đổi được 1 USD, cho thấy ngân hàng trung ương “đang làm mờ dần quan điểm cho rằng nhân dân tệ có khả năng sắp mất giá”. CNY được giao dịch trong biên độ 2% quanh tỷ giá tham chiếu của PBOC.
Video đang HOT
CNY ở Đại lục cũng tăng lên mức cao nhất trong ba tháng qua với 6,4595 CNY ngang giá 1 USD. CNY ở Đại lục cũng quay đầu tăng sau khi giảm giá 1,56% trong tuần đầu tiên của năm.
Nhân dân tệ đang đi cùng hướng với euro, yen Nhật và các loại tiền tệ châu Á khác. Các đồng tiền trên cùng tăng hơn 1% so với USD sau thông báo của Fed.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Đất nước dùng đến 9 loại tiền tệ
Quản lý một loại tiền tệ đã là việc khó khăn, tuy nhiên, giới doanh nghiệp ở Zimbabwe hiện phải chật vật xoay sở giữa 9 loại tiền tệ.
Nông dân trồng ngô ở Mvuma, thị trấn Masvingo (Zimbabwe) tháng 1.2016 - Ảnh: Reuters
Thực tế sử dụng 9 loại tiền tệ là cuộc sống thường nhật của nhiều doanh nghiệp ở Zimbabwe, những hãng đã bị buộc phải đóng luôn vai trò của các đại lý hoán đổi ngoại tệ sau khi nội tệ nước nhà sụp đổ và bị rút khỏi lưu thông.
Các doanh nghiệp ở quốc gia châu Phi giao thương bằng đồng euro, đô la Mỹ, đô la Úc, rand Nam Phi, pula Botswana, bảng Anh, yen Nhật, nhân dân tệ và rupee Ấn Độ.
"Hầu hết các loại tiền tệ được dùng cho mục đích kinh doanh, giao dịch. 50% thương mại của chúng tôi thực hiện với đối tác Trung Quốc và Nam Phi, vì thế chúng tôi cần cho phép buôn bán bằng nhiều loại tiền tệ", Thống đốc Ngân hàng Dự trữ John Mangudya của Zimbabwe nói với kênh CNN.
USD là "đồng tiền dự trữ" chính thức của Zimbabwe. Ông Mangudya cho hay đất nước ông không có ý định bỏ đô la Mỹ để dùng nhân dân tệ hay đồng rand.
Trên đường phố ở thủ đô Harare của Zimbabwe, USD được ưa thích hơn nhưng các thương nhân cũng chấp nhận nhiều loại tiền tệ. Gần biên giới với nước Nam Phi và Botswana, đồng rand, pula và euro lại phổ biến.
Dù vậy, sự phổ biến của đồng rand đã giảm xuống gần đây sau khi đồng tiền này lao dốc 30% vào năm ngoái. Người Zimbabwe đang dần bỏ nội tệ hàng xóm nước họ vì lo ngại rand sẽ mất giá thêm.
Tỷ giá chính là vấn đề cần thương lượng. Các doanh nghiệp địa phương sẽ chấp nhận hầu hết 9 loại tiền kể trên, nhưng ở mức tỷ giá cao hơn nhiều so với tỷ giá chính thức.
Tờ tiền mệnh giá 100.000 tỉ đô la Zimbabwe - Ảnh: AFP
Cuộc khủng hoảng tiền tệ của Zimbabwe bắt đầu từ năm 2000 khi chính phủ nước này tiến hành cải cách ruộng đất mạnh mẽ. Sự kết hợp của các biện pháp trừng phạt, tâm lý mất niềm tin vào nền kinh tế đã dẫn đến sự lao dốc của đồng đô la Zimbabwe.
Lần đo lường chính thức tình trạng lạm phát cuối cùng của Zimbabwe là vào đầu năm 2009, cho ra kết quả 230 triệu phần trăm. Đây cũng là năm đô la Mỹ được chấp nhận hợp pháp. Giá cả hàng hóa ở quốc gia không giáp biển này thay đổi từng phút và Zimbabwe nổi tiếng với tờ bạc 100.000 tỉ đô la của họ.
Chủ tịch hãng đầu tư Vinal Investments Shingi Munyeza từng cho hay ông sẽ "trả tiền cho cốc cà phê trước khi nó được làm, vì khi bạn ngồi xuống và uống nó, giá cả sẽ tăng lên".
Zimbabwe vẫn còn cách rất xa ngày mà họ có thể giới thiệu lại bản tệ mới. Năm 2014, nước này bắt đầu đúc các đồng xu có mệnh giá nhỏ ở nước bạn Nam Phi để người dân mua các loại hàng hóa có giá ít hơn 1 USD.
"Chúng tôi không có đồng xu USD nên tiền lẻ được thay bằng kẹo hoặc bút viết", ông Mangudya nói.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Trung Quốc tăng cường biện pháp kích thích kinh tế Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) mới đây tăng cường các biện pháp kích thích kinh tế nhằm chống đỡ giữa cảnh chứng khoán lao dốc và nhân dân tệ yếu đi. Trung Quốc vừa tăng cường các biện pháp kích thích kinh tế - Ảnh: Bloomberg Theo CNN và Bloomberg, PBOC mới đây giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc dành...