Nhân dân tệ đe dọa vị thế của USD?
Thông tin Saudi Arabia cân nhắc sử dụng đồng Nhân dân tệ (CNY) thay vì đô la Mỹ (USD) trong một số đơn xuất khẩu dầu mỏ với Trung Quốc đang dấy lên nhiều cuộc tranh luận về việc đồng bạc xanh liệu có bị “soán ngôi” trong các giao dịch xuyên biên giới mà nó thống trị.
CNY khó thách thức vị thế của USD.
Từ năm 1974, Saudi Arabia bắt đầu giao dịch dầu thô hoàn toàn bằng USD theo thỏa thuận với chính quyền Tổng thống Mỹ Richard Nixon nhằm đổi lại đảm bảo an ninh từ Washington. Nhưng giữa tuần rồi, tờ Nhật báo Phố Wall đưa tin Riyadh đang tích cực đàm phán với Bắc Kinh để tiếp nhận thanh toán tiền bán dầu bằng CNY. Tin tức này ngay sau đó đã giúp đồng nội tệ của Trung Quốc đảo ngược mức giảm mạnh nhất trong vòng 1 năm so với USD, lên 6,3867CNY/USD.
Video đang HOT
Sau những thông tin bên lề thì đến nay chưa có gì rõ ràng về khả năng Saudi Arabia chuyển sang dùng CNY hoặc nếu dùng thì sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm trong gần 6,2 triệu thùng dầu thô xuất khẩu mỗi ngày. Tuy nhiên, có thể coi tín hiệu từ Riyadh là động lực tâm lý thúc đẩy sử dụng đồng CNY rộng rãi hơn. Trong bối cảnh giao tranh nổ ra ở Ukraine và hàng loạt lệnh trừng phạt mà Mỹ cùng đồng minh áp lên Nga, vai trò của CNY càng được chú ý dựa trên quan hệ giữa Trung Quốc với Nga. Hiện hai nước này đang phối hợp để liên kết các hệ thống tài chính mà trong đó, CNY là phương tiện thanh toán.
Không sớm thành công
Hiện Trung Quốc tiêu thụ hơn 25% lượng dầu xuất khẩu của Saudi Arabia và nếu được thanh toán bằng CNY, đồng nội tệ của Trung Quốc được dự báo tiếp tục tăng mạnh. iều này giúp Bắc Kinh tiến gần hơn đến mục tiêu thách thức sự thống trị của hệ thống Petrodollar – đặc quyền của USD với vị thế là đồng tiền thanh toán 80% giao dịch dầu mỏ trên thế giới.
Được biết, Trung Quốc bắt đầu đưa ra các hợp đồng dầu định giá bằng CNY (Petroyuan) vào năm 2018, một phần trong nỗ lực đưa đồng tiền của mình trở thành tiền tệ được giao dịch trên khắp thế giới. Tuy nhiên, nỗ lực của Bắc Kinh không có tác động nhiều tới vị thế thống trị của đồng USD trên thị trường “vàng đen”. Về phần Saudi Arabia, các cuộc đàm phán với cường quốc châu Á xung quanh Petroyuan diễn ra chập chờn suốt mấy năm qua. Gần đây, tiến trình này mới được đẩy nhanh khi Riyadh ngày càng không hài lòng về những cam kết an ninh từ Mỹ cũng như mối quan hệ giao thương đang suy giảm giữa hai nước. Vào đầu những năm 1990, Mỹ từng nhập khẩu 2 triệu thùng dầu thô từ Saudi Arabia mỗi ngày, nhưng tới tháng 12-2021, con số này giảm xuống dưới 500.000 thùng/ngày.
Nhưng không vì điều đó mà hệ thống Petroyuan được hình thành trong tương lai gần, theo Hãng tin Bloomberg. Trước tiên là sự thuận tiện giao dịch nhờ vào tính thanh khoản dồi dào của đồng USD, được hỗ trợ bởi nền kinh tế Mỹ và hệ thống dựa trên pháp quyền. Năm 2019, đồng USD được sử dụng cho 88% giao dịch ngoại hối so với chỉ 4,3% của CNY. Quan trọng hơn, Bloomberg cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy CNY đã đạt được vị thế ngang với đồng Franc Thụy Sĩ như một phương tiện trao đổi, chứ chưa nói đến đồng bạc xanh.
Nếu Saudi Arabia chuyển đổi thanh toán hàng triệu thùng dầu xuất khẩu mỗi ngày sang CNY một cách vội vàng, động thái này có thể gây ra những thiệt hại kinh tế khó lường do đồng nội tệ Riyal của họ có liên kết chặt chẽ với USD. Bất kỳ thiệt hại nào đối với đồng bạc xanh cũng làm tổn hại đến đồng tiền của chính họ. Về phần Trung Quốc, nước này buộc phải đảm bảo sự ổn định chính trị và minh bạch tài chính vốn luôn bị phàn nàn, để duy trì vai trò mới của CNY như những gì Mỹ đã cam kết trong thế kỷ 20. Bên cạnh đó, chính sách kiểm soát tài khoản vốn cùng các quy tắc tịch thu tài sản trong luật chống trừng phạt của Trung Quốc khiến nhiều chuyên gia cho rằng CNY chưa thể trở thành nơi an toàn để các quốc gia tích trữ tài sản trong dài hạn.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc bơm thanh khoản vào thị trường
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC tức ngân hàng trung ương) đã bơm tiền mặt vào hệ thống tài chính thông qua các hoạt động thị trường mở hôm 15/3 để duy trì tính thanh khoản trên thị trường.
Trụ sở Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tại Bắc Kinh. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo PBoC, tổng cộng 200 tỷ nhân dân tệ (khoảng 31,37 tỷ USD) đã được bơm vào thị trường thông qua công cụ cho vay trung hạn (MLF). Các khoản tiền này sẽ đáo hạn trong một năm với lãi suất 2,85%. Trong khi đó, PBoC đã bơm 10 tỷ nhân dân tệ vào thị trường thông qua các giao dịch repo đảo ngược trong 7 ngày với lãi suất 2,1%.
PBoC cho biết động thái này nhằm duy trì thanh khoản hợp lý và dồi dào trong hệ thống ngân hàng.
Công cụ MLF được giới thiệu vào năm 2014 để giúp các ngân hàng chính sách và thương mại duy trì tính thanh khoản bằng cách cho phép họ vay từ ngân hàng trung ương thông qua sử dụng chứng khoán làm tài sản thế chấp.
Repo đảo ngược là một quá trình trong đó ngân hàng trung ương mua chứng khoán từ các ngân hàng thương mại thông qua đấu thầu, với thỏa thuận bán lại chúng trong tương lai.
Theo báo cáo công tác của chính phủ, trong năm nay Trung Quốc sẽ theo đuổi chính sách tiền tệ thận trọng theo cách linh hoạt và phù hợp hơn.
Ngân hàng Nga tăng lãi suất tối đa cho nhân dân tệ để thay thế USD và euro Khi Nga cắt đứt với cả đồng USD và đồng euro, Ngân hàng VTB thuộc sở hữu nhà nước Nga đã áp dụng lãi suất tối đa 8% cho đồng nhân dân tệ của Trung Quốc để thu hút khách hàng mở tài khoản tiết kiệm bằng đồng tiền này. Theo đài RT, Ngân hàng VTB lớn thứ hai Nga đã bị ảnh...