Nhân chứng vụ sập cầu kể thời khắc bất lực nhìn người trôi trong lũ
Chứng kiến nhiều người bị dòng nước siết cuốn đi, anh Khôi tìm mọi cách ứng cứu nhưng bất lực. Phóng viên TTXVN may mắn thoát nạn vẫn chưa hết ám ảnh khi chứng kiến đồng nghiệp đang tác nghiệp cùng mình rơi theo cầu sập, chỉ vài giây sau khi anh vừa quay vào đổi ống kính.
Cầu Ngòi Thia bị sập 2 nhịp cầu, 1 mố cầu.
Sáng 12/10, sau gần 1 ngày xảy ra vụ sập cầu Ngòi Thia (thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái), lực lượng chức năng đã phong tỏa, dùng rào chắn cảnh báo quanh khu vực cầu sập. Người dân được yêu cầu không tụ tập, không di chuyển gần khu vực cầu sập, không ra suối vớt củi.
Câu cầu bị chia cắt.
Cầu Ngòi Thia bị sập hẳn 2 nhịp cầu và 1 dầm cầu. Nhịp cầu nằm chơ vơ giữa lòng suối. Dọc bờ kè, lực lượng chức năng được tăng cường, không để người dân hiếu kỳ lại gần dòng suối.
Nhớ lại thời điểm xảy ra vụ việc, bác Nguyễn Thị Thắm (SN 1965, chủ tiệm tạp hóa ngay đầu cầu Ngòi Thia) chưa hết sợ hãi.
Một nhịp cầu nằm chơ vơ giữa suối.
“Lúc đó là hơn 12h trưa, cả nhà tôi mới ăn cơm xong, vừa bật tivi lên xem thì nghe tiếng động rất lớn. Tôi chạy ra xem, lúc đầu cũng không biết là sập cầu, sau nhòm thấy khoảng trống giữa cầu mới biết.” – bác Thắm kể và cho biết, các hộ dân gần cầu lúc này mới nháo nhác chạy ra xem. Bản thân bác Thắm sợ hãi, chỉ dám đứng từ xa chứng kiến vụ việc.
Video đang HOT
Phần nhịp cầu sát bờ cũng có dấu hiệu sụt xuống.
Chưa hết bàng hoàng khi chứng kiến cầu sập ngay trước mặt, chú Nguyễn Văn Châu (trú tại tổ 6, phường Cầu Thia, thị xã Nghĩa Lộ) kể: “Lúc đó, hai vợ chồng tôi đang vớt củi ngay cạnh khu vực cầu Ngòi Thia thì nghe thấy tiếng rầm, giật mình hoảng hốt quay lại nhìn thì thấy cây cầu đổ sập ngay trước mặt.”.
Theo chú Châu, thời điểm đó, trên cầu có khoảng 4-5 người. “Mấy người rơi xuống cầu tôi cũng không thấy rõ vì nước dâng to quá.” – chú Châu nói và cho biết, sau đó vợ chồng chú hoảng hốt chạy lên bờ, hô hoán mọi người ứng cứu những người bị rơi xuống cầu.
Bất lực – đó là cảm giác của anh Ngô Văn Khôi, người chứng kiến các nạn nhân bị dòng nước siết cuốn đi mà không thể làm gì được. Theo lời anh Khôi, thời điểm đó, anh đang lùi xe ô tô vào nhà (nhà anh Khôi ngay sát bờ kè, cách cầu Ngòi Thia khoảng 100m).
“Tự dưng có tiếng rầm rầm rất lớn, tôi còn tưởng là xe nổ lốp, bình tĩnh lại mới biết là sập cầu. Tôi chạy ra bờ kè xem thì thấy người trôi lả tả dưới suối.” – anh Khôi kể.
Lực lượng chức năng phong tỏa hiện trường vụ sập cầu.
Hai người trôi gần bờ kè nơi anh Khôi đang đứng. Phía giữa lòng suối, anh Khôi chứng kiến 4-5 nạn nhân khác đang bị dòng nước siết cuốn đi.
Trước tình huống này, anh Khôi vội chạy đi tìm gậy hay vật gì có thể ném suối cứu 2 nạn nhân trôi gần bờ. Anh chạy về nhà lấy can nhựa ra thì hai nạn nhân này đã trôi đến cầu Mới, cách vị trí cũ hơn 100m.
“Nước đầy và chảy rất siết. Thấy mấy người vớt củi gần cầu Mới, tôi hô hoán cứu người nhưng họ cũng bất lực vì nước mạnh quá.” – anh Khôi nói.
Người nhà các nạn nhân mất tích thắp hương cầu mong điều kỳ diệu sẽ xảy ra.
Là một trong hai phóng viên của TTXVN tác nghiệp ngay tại thời điểm cầu sập, PV Phạm Thế Duyệt thoát chết một cách may mắn. Sáng 12/10, đứng bên bờ sông thắp hương cầu mong điều kỳ diệu sẽ đến với PV Đinh Hữu Dư, khuôn mặt Duyệt vẫn chưa hết nỗi ám ảnh.
Duyệt kể, trưa 11/10, anh cùng PV Đinh Hữu Dư đến cầu Ngòi Thia tác nghiệp, ghi lại hình ảnh dòng nước lũ cuồn cuộn dưới suối. Hai người để xe ở đầu cầu, đi bộ ra giữa cầu tác nghiệp. Dư quay phim, Duyệt vừa chụp ảnh, vừa che ô cho đồng nghiệp.
Sáng 12/10, dòng nước bớt đầy và không còn siết như những ngày trước.
Sau vài phút, Duyệt quay vào bờ để đổi ống kính trong khi Dư vẫn tiếp tục tác nghiệp.
“Chỉ vài chục giây em vào đổi ống kính, chuẩn bị quay ra thì cầu sập, Dư rơi theo.” – Duyệt ngậm ngùi nhớ lại và cho biết, thời điểm xảy ra sự việc còn có một số người dân đi xe máy qua cầu.
Tiến Nguyên – Trần Thanh
Theo Dantri
Phóng viên bị lũ cuốn ở Yên Bái: Cố gắng lên Dư ơi!
Trưa 11.10, anh Đinh Hữu Dư, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam thường trú tại Yên Bái bị lũ cuốn trôi khi đang tác nghiệp tại cầu Thia, Thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái. Trên trang Facebook cá nhân của anh rất nhiều người mong phóng viên Đinh Hữu Dư sẽ bình an trở về.
Những sự trông ngóng phóng viên trẻ quay về. Ảnh: chụp màn hình
Ngay khi có những thông tin về phóng viên Đinh Hữu Dư bị nước lũ cuốn trôi trong khi tác nghiệp rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp đã nhắn gửi những lời động viên đến anh.
"Cố gắng lên Dư ơi. Mong em được an toàn" - facebooker Nguyên Tien Thanh bày tỏ.
"Cầu cho đồng nghiệp tôi cùng những người đang bị mất tích bình an" - facebooker Nghiêm Đức Hiếu một đồng nghiệp của anh gửi lời nhắn.
"Bão lũ, tác nghiệp, nghề của phóng viên... chưa bao giờ là đơn giản. Ấn tượng về cậu bạn lớp bên: giỏi, hiền, rất tử tế và yêu nghề. Mong bạn sớm trở lại bình an, Giang Phong!!!" - facebooker Hoai Thu Bui viết.
"Ý thức nghề báo nghề nguy hiểm nhưng chưa bao giờ cảm nhận điều đó rõ ràng như lúc này. Cầu mong may mắn đến với bạn tôi, một người vô cùng yêu nghề. Nhất định bình an trở về nhé Giang Phong" - facebooker Ngọc Bích Phú Thị nhắn.
Không chỉ có những đồng nghiệp, những người bạn cũ của phóng viên trẻ này cũng nhắn gửi, động viên đến anh. Nói về anh facebooker Tào Thanh Huyền chia sẻ: "Bạn lớp phó hiền lành, đầy trách nhiệm và say mê với nghề... Hi vọng bạn bình an trở về! Giang Phong".
Đồng thời nhiều người cũng nhắc nhở đến những cuộc hẹn với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam thường trú tại Yên Bái như một lời động viên để anh vượt qua cơn lũ dữ.
Phóng viên Đinh Hữu Dư lấy bút danh Giang Phong. Anh vừa tròn 30 tuổi. Thông tin anh bị nước lũ cuốn trôi khiến cho rất nhiều người lo lắng. Rất nhiều đồng nghiệp, thầy cô, bạn bè... của anh đã và đang cầu bình an cho anh!
Theo Danviet
Lũ quét ở Yên Bái: 4 người mất tích, 234 ngôi nhà bị cuốn trôi Trận lũ quét đột ngột lúc 5h sáng nay (11.10) ở tỉnh Yên Bái đã khiến 4 người mất tích, hàng trăm ngôi nhà và hàng chục ha hoa màu bị cuốn trôi. Quốc lộ 32, đường tỉnh 166, đường tỉnh 106 bị tê liệt hoàn toàn. Theo thông tin ban đầu của Ban chỉ huy PCTT-TKCN các huyện Văn Chấn và thị...