Nhân chứng tố cáo ông Lê Tùng Vân bạo hành, hiếp dâm trẻ
Dù phóng sự này phát sóng khá lâu rồi nhưng đến nay bất ngờ được chia sẻ lại.
Sự việc ông Lê Tùng Vân – người đứng đầu “ Tịnh thất Bồng Lai” (nay là Thiền am bên bờ vũ trụ) bị cơ quan chức năng khởi tố 3 tội danh đang nhận về sự quan tâm lớn.
Cụ thể, cơ quan điều tra Công an tỉnh Long An cho biết trên Pháp Luật TP HCM: “Kết quả giám định ADN xác định ông Vân có hành vi loạn luân. Công an đã thực hiện lệnh bắt tạm giam với ông Vân.
Ông Vân bị khởi tố với 3 tội danh gồm lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, cá nhân; Tội loạn luân”.
Nguồn VTV.
Ngay khi cơ quan chức năng công bố thông tin cùng báo chí, dân mạng tiếp tục chia sẻ lại phóng sự của VTV cách đây hơn 1 năm.
Nổi bật trong video này là phần trả lời phỏng vấn của bà Lê Thị Tuyết – người từng được ông Lê Tùng Vân mời về dạy cho những đứa trẻ sống tại Trại dưỡng lão và cô nhi Thánh Đức, huyện Bình Chánh, TP. HCM vào năm 2006 – nơi ông Vân tự lập ra.
“Tôi đưa đơn tố cáo ông Lê Tùng Vân với nội dung là hiếp dâm trẻ và hành hung trẻ cô nhi. Tập đoàn ông Lê Tùng Vân là một bầy sư sãi giả mạo, lưu manh, dâm dục, lừa đảo.
Đây là câu chuyện có thật. Tôi là người thật việc thật và tôi nghĩ mình có trách nhiệm nói ra sự thật”, bà Tuyết trả lời trên sóng truyền hình.
Thời điểm ông Lê Tùng Vân còn là giám đốc Trại dưỡng lão và cô nhi Thánh Đức
Ngoài ra, phóng sự này cũng phỏng vấn Lê Hồng Dũng có chị ruột là vợ của ông Lê Tùng Vân. Ông này cho hay : “Tôi đưa ra chính quyền để cho biết Tịnh thất Bồng Lai là lừa đảo, lừa gạt từ xưa đến nay chứ không phải mới đây.
Về tinh thần, vật chất, tiền bạc đủ thứ. Lừa gạt lấy mẹ tôi ra làm con mồi. Kêu mẹ tôi lấy tiền đem lên cho chị hai mà chị hai tôi là vợ của ông ấy”.
Hôm qua (5/1), cơ quan chức năng cũng công bố thêm về lý lịch của “thầy ông nội” Lê Tùng Vân. Theo thông tin trên tờ Vtc.vn, từ năm 1975, ông Lê Tùng Vân rời quê ở An Giang lên quận 6, TP.HCM lập nghiệp.
Năm 1990, người này đứng ra tự lập một cơ sở là Trại dưỡng lão và cô nhi Thánh Đức ở ấp 2, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP.HCM và cũng tự phong mình làm giám đốc.
Tại cơ sở này khi ấy, có hàng chục người lưu trú, ông Vân sau đó giới thiệu là trẻ mồ côi, người già cơ nhỡ được ông cưu mang về chăm sóc.
Trại dưỡng lão và cô nhi Thánh Đức hoạt động với nhiều điều tiếng, bị hoài nghi về các vấn đề nhân đạo, từ thiện, pháp luật về lưu trú, nhân thân những người trong trại, ảnh hưởng an ninh trật tự tại địa phương.
Do Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM vào cuộc, xác định được cơ sở này hoạt động không hợp pháp, có nhiều sai phạm như không đăng ký tạm trú, không làm thủ tục nhận con nuôi theo quy định, có dấu hiệu trục lợi bất chính từ các nhà hảo tâm… nên đến tháng 7/2007 đã đóng cửa.
Đến năm 2015, ông Lê Tùng Vân đã bán toàn bộ tài sản ở TP.HCM, đến ở nhà bà Cao Thị Cúc (số 191A, ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, Long An) và lập ra “Tịnh thất Bồng Lai”.
Từ 2016 – 2018, cơ sở này nổi tiếng rầm rộ khi có các chú tiểu tham gia show hài nổi tiếng, được nhiều nhà hảo tâm đến thăm nuôi, tài trợ. Trước đó, các đệ tử của ông Vân cũng tham gia show nhạc có tiếng trên truyền hình.
Đến năm 2020, vì nhận quá nhiều điều tiếng, ông Vân và bà Cúc đã đổi tên “Tịnh thất Bồng Lai” thành Thiền am bên bờ vũ trụ. Nơi này hoạt động như một cơ sở thờ tự với rất nhiều tượng Phật. Ông Vân, các “sư thầy”, “sư cô” và một số em nhỏ đều cạo trọc đầu như nhà tu hành.
Tuy nhiên, hoạt động của họ không được Giáo hội Phật giáo tỉnh Long An công nhận.
Hiện sự việc liên quan đến ông Lê Tùng Vân và “Tịnh thất Bồng Lai” vẫn nhận về nhiều quan tâm của dư luận.
Ông Lê Tùng Vân tự xưng là 'người tu hành' nhưng vẫn nuôi trồng thủy sản để bán?
Ông Vân đã trả lời rằng: "Trên đời này có những chuyện cần phải hy sinh, những con cá mà thầy nuôi cần phải hy sinh cho gần 80 người được sinh sống, đó là bắt buộc".
Vào năm 1990, sau khi rời quê An Giang, ông Lê Tùng Vân đã thành lập nên một trại dưỡng lão, cô nhi Thánh Đức tại ấp 2, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Tuy nhiên, dù ông Lê Tùng Vân vẫn tự nhận mình là người "ăn chay, niệm Phật", "xuất gia" và có "cả đời tu học" nhưng tại cơ sở trại mồ côi, dưỡng lão Thánh Đức, ông Tùng Vân vẫn nuôi trồng thủy sản để buôn bán.
Ông Lê Tùng Vân cùng các "đồ đệ"
Trao đổi với PV, ông Nhị Nguyên cho biết: "Chúng tôi cũng nhận được thắc mắc của mọi người là vì sao người tu hành lại nuôi cá để bán. Lúc ấy, trại mồ côi có hơn 80 người. 80 nhân khẩu là 80 miệng ăn, chi phí sinh hoạt đâu có nhỏ, hỏi nguồn tài chính đó ở đâu mà có để nuôi được hết ngần ấy người đây.
Lúc đó, sư phụ tôi tu ẩn dật không ai biết tới, cũng chẳng thể mong chờ có ai phụ giúp gì được. Thế là "thầy ông nội" đã tạo ra một cái nghề cho cả thiền viện là làm làm nhang. Sư phụ đã đầu tư mua mấy chục cái máy làm nhang về để làm, rồi mấy thầy thì nghiên cứu cách trộn bột nhang với làm sao cho cây nhang nó thơm.
Nhưng thu nhập của nghề làm nhang này không đủ để nuôi hết 80 người. Cuối cùng, "thầy ông nội" đổi qua nghề nuôi trồng thủy sản. Thầy đã dầm mưa dãi nắng, bôn ba lăn lộn cực khổ với nghề nuôi thủy sản này gần 20 năm trời để lo hết cho mọi người".
Cũng theo ông Nguyên, nhiều người đã nói với ông Lê Tùng Vân rằng: "Thầy tu mà thầy nuôi cá như vậy là thầy sát sanh rồi, như vậy thầy gây quả nghiệp thì sao".
Hình ảnh nhóm người thuộc Tịnh thất Bồng Lai
Ông Nguyên thuật lại lời ông Vân trả lời rằng: "Trên đời này có những chuyện cần phải hy sinh, những con cá mà thầy nuôi cần phải hy sinh cho gần 80 người được sinh sống, đó là bắt buộc. Thầy giết những con cá này thì thầy mang tội nhưng tội nhỏ xíu. Nhưng bù lại gần 80 mạng người được thầy cứu sống thì cái phước lớn cỡ nào".
Liên quan đến trại dưỡng lão, cô nhi Thánh Đức, sau một thời gian hoạt động, báo chí đã phản ánh về những sai phạm tại cơ sở này.
Cụ thể, trại mồ côi Thánh Đức của ông Lê Tùng Vân đã không đăng ký tạm trú, không làm thủ tục nhận con nuôi theo quy định, có dấu hiệu trục lợi từ hoạt động từ thiện...
Bên cạnh đó, cơ sở này chưa được phép của Sở LĐ-TB&XH TP.HCM hay chính quyền huyện Bình Chánh. Vì vậy, vào cuối tháng 7/2007, UBND huyện Bình Chánh đã ra quyết định chấm dứt hoạt động của trại dưỡng lão, cô nhi Thánh Đức của ông Lê Tùng Vân.
Theo kết quả điều tra xác minh của cơ quan chức năng vào thời điểm đó, cơ sở Thánh Đức thành lập trái phép, địa phương không hay biết, cơ sở vật chất tạm bợ, nhà cửa ẩm thấp, không đảm bảo sức khỏe, phát sinh bệnh tật, không đăng ký tạm trú, con dấu của trại là dấu tự khắc, trẻ em trên 15 tuổi phải đi thu lượm đầu cá về xay, nuôi cá trê...
Gần 14 năm sau khi trại mồ côi Thánh Đức bị đóng cửa, hiện tại, ông Lê Tùng Vân vẫn đang ấp ủ mở tiếp một cơ sở có quy mô nhận 1000-2000 trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và có hoàn cảnh khó khăn.
Nhìn lại lùm xùm 'thách đố' xét nghiệm ADN của ông Lê Tùng Vân, cái kết bỏ ngỏ sau 3 tháng Anh Lê Thanh Minh Tùng tự xưng là con trai ruột của ông Lê Tùng Vân. Anh tố cáo cha mình làm nhiều việc sai trái. "Con rơi" lên sóng livestream bóc trần cha Ngày 24/10/2021, mạng xã hội chấn động khi anh Lê Thanh Minh Tùng lần đầu tiên xuất hiện trong một buổi livestream. Anh tự xưng là con trai ruột...