Nhân chứng run rẩy kể lại phút kinh hoàng chống chọi với dòng nước cuồn cuộn do vỡ đập thủy điện ở Lào
Sau 3 ngày xảy ra sự cố vỡ đập thủy điện Xepian- Xe Nam Noy ( Lào), người dân tỉnh Attapeu khi được lực lượng cứu hộ đưa đến vùng an toàn vẫn còn run rẩy và kinh hoàng vì cho rằng chưa bao giờ chứng kiến cảnh tượng kinh hãi này.
Qua 3 ngày bị sự cố vỡ đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy ở Lào, ngày 26/7, lực lượng cứu nạn tại tỉnh Attapeu vẫn đang phối hợp với lực lượng cứu nạn các nước lân cận để đưa người dân đến vùng an toàn. Tại thời điểm này, mực nước đã giảm nhưng công tác cứu hộ vẫn gặp nhiều khó khăn do gió mạnh, đường sá hư hại, ngập nước, khu vực này lại không có sóng điện thoại.
Lực lượng cứu nạn chăm sóc nạn nhân trong vụ vỡ đập thủy điện.
Một người dân tại huyện Xanamxay, tỉnh Attapeu (Lào) chưa hết bàng hoàng kể lại: “Chúng tôi vẫn còn run rẩy vì nhiều ngày nay chịu đói và rét. Vào khoảng chiều 23/7, gia đình tôi đang ở trong nhà thì phát hiện nước đổ về cuồn cuộn. Cả dân làng ở bản phải tháo chạy, không kịp lấy tài sản gì”.
Bà Bunmy (trú ở bản bản Thahín) cùng trên chuyến xe trở về khu vực an toàn, nhớ lại, chiều hôm đó, nước từ thủy điện ùn ùn đổ về, không kịp chạy, gia đình bà buộc phải trèo lên mái nhà để chờ lực lượng đến ứng cứu.
“Khi mọi người trèo được lên mái nhà, cũng là lúc tôi nhìn thấy cả khu vực chìm trong biển nước, cảnh tượng kinh hoàng chưa từng chứng kiến, tôi cứ nghĩ mình không còn sống, vì nhiều ngày phải ngồi trên mái nhà, chờ người đến cứu”, bà Bunmy cho hay.
Xe vào khu vực bị vỡ đập thủy điện để ứng cứu, hỗ trợ người dân.
Cùng thời điểm, lực lượng cứu nạn đưa người dân các bản về nơi an toàn, ông Bien (người ở làng Ban May) vẫn chưa tin mình vẫn còn sống sau vụ vỡ đập.
“Tôi nhận được tin sơ tán, là lúc cả gia đình bước lên con thuyền gỗ để qua khu vực khác. Tôi quyết định đưa vợ con đi vào khoảng 4h sáng, lúc đó, vợ tôi buộc con vào người và nói rằng nếu có chết thì cả nhà cùng chết chung, còn hơn sống 1 mình”, ông Bien kể.
Người mẹ buộc con chặc vào mình tại trung tâm sơ tán. (Ảnh: NYT)
Theo thông tin từ chính quyền Lào, hiện lực lượng cứu hộ đang tập trung ứng cứu người dân tại khu vực gần nơi thủy điện. Bên cạnh đó, chính quyền đã đưa hàng trăm người dân khác về tại UBND thị xã Xanamxay, tỉnh Attapeu, để các y bác sĩ hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe và thay quần áo.
Quan chức Lào cũng cho biết, hiện nhà chức trách đã tìm thấy 131 người mất tích và 26 người chết, vẫn còn khoảng 3.000 người đang phải tránh lũ trên các mái nhà chờ cứu. Thuyền và trực thăng được triển khai tìm kiếm những người còn mắc kẹt, khi đường sá nhiều khu vực bị phong tỏa hoàn toàn.
Video: 5 tỷ m3 nước nhấn chìm 6 ngôi làng ở hạ lưu trong vụ vỡ đập thủy điện ở Lào
Hãng thông tấn nhà nước Lào ( LNA) cho hay, vụ vỡ đập thuỷ điện xảy ra tại con đập ở phía Đông Nam tỉnh Attapeu đêm 23/7, khiến 5 tỷ m3 nước thoát ra ngoài, làm “nhiều người thiệt mạng và hàng trăm người mất tích.
Công ty thi công xây dựng đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy cho biết, nguyên nhân ban đầu gây vỡ đập là do mưa lớn kéo dài và lũ lụt gây ra.
Đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy đang được xây dựng bởi Công ty Năng lượng Xepian-Xe Nam Noy (PNPC). PNPC thành lập vào tháng 3/2012 bởi SK Engineering & Construction (SK E&C), Công ty Western Power của Hàn Quốc (KOWEPO), Công ty điện lực Ratchaburi của Thái Lan (RATCH) và tập đoàn nhà nước Lào Laos Holding State Enterprise. (LHSE).
SK E & C hiện nắm giữ 24% cổ phần trong khi PNPC, LHSE 26%, RATCH và KOWEPO chia đều số cổ phần còn lại. Công trình thủy điện này, ước tính tiêu tốn 1,02 tỷ USD, là dự án BOT đầu tiên được thực hiện bởi các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Lào.
Sự cố vỡ đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy khiến hàng trăm người thiệt mạng và mất tích. Trong đó, 6 ngôi làng ở Sanamxay bao gồm Yai Thae, Hinlad, Mai, Thasengchan, Tha Hin, Samong. Thảm họa đã khiến khoảng 1.300 hộ dân mất nhà cửa.
Liên quan đến vụ việc, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith đã hoãn các cuộc họp chính phủ để đến khu vực bị ảnh hưởng tại Sanamxay cùng giới chức cấp cao để giám sát nỗ lực khắc phục hậu quả, theo truyền thông nhà nước Lào.
THANH HẢI
Theo VTC
Vỡ đập Attapeu: PV Người Đưa Tin vật lộn trong lũ với người dân bản địa
Sáng 26/7, PV Chuyên trang An ninh Tiền tệ - báo điện tử Người Đưa Tin đã có mặt tại bản Khổ Coong, nơi bị ngập sâu nhất sau sự cố vỡ đập thủy điện cùng tham gia công tác cứu hộ với lực lượng chức năng nước bạn Lào.
Sau mọi nỗ lực vượt qua 40km đường lầy cùng với mưa lớn, sáng 26/7, nhóm PV Chuyên trang An ninh Tiền tệ - báo điện tử Người Đưa Tin đã có mặt tại Khổ Coong, một trong những bản của huyện Sanamxay, tỉnh Attapeu, nơi bị ngập sâu nhất sau sự cố vỡ đập thủy điện tại Lào.
Có mặt tác nghiệp trực tiếp tại hiện trường, nhóm PV Chuyên trang An ninh Tiền tệ đã cùng với hơn 500 cán bộ, chiến sĩ lực lượng quân đội Lào tham gia công tác cứu hộ. Lần lượt các nạn nhân trong vụ vỡ đập thủy điện tại Lào đã được giải cứu.
PV Ngân Hà (áo ca rô) cứu hộ nước uống cho những người dân vừa được giải cứu.
PV Ngân Hà cùng PV Hồ Thắng (mang áo mưa đỏ) hỗ trợ lực lượng chức năng Lào cứu hộ các nạn nhân.
PV ủ ấm cho người dân vừa được giải cứu sau nhiều ngày mắc kẹt trong mưa lũ
Đến 12h ngày 26/7, lực lượng cứu hộ đã giải cứu được 6 nạn nhân, đưa ra khỏi khu vực nguy hiểm. Ngay sau khi được đưa đến điểm ứng trợ, các nạn nhân được cung cấp thức ăn và nước uống. Đồng thời, ê kíp y bác sĩ có mặt tại đây cũng tiến hành sơ cứu, ổn định sức khỏe và tâm lý cho các nạn nhân.
Nhóm PV tranh thủ nghỉ ngơi sau nhiều giờ nỗ lực cứu trợ các nạn nhân để chuẩn bị cho cuộc hành trình tiếp theo.
Ngân Hà - Thành Thắng
Theo NDT
Chính phủ Lào thông tin chính thức về vụ vỡ đập thủy điện Theo Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith, sự cố vỡ đập thủy điện Xe Pian Xe Namnoy hôm 23/7, gây ra vụ ngập lụt nhấn chìm nhiều ngôi nhà này là thảm họa lớn nhất tại Lào hàng chục năm qua, khiến hơn 3.000 người dân mất nhà cửa. Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith tại cuộc họp báo tối 25/7. Ảnh: Vientiane Times Tối...