Nhãn chín muộn được mùa lớn, Hà Nội tất tả tìm nơi tiêu thụ
Cho thu hoạch từ ngày 20/8-25/9, sản lượng nhãn chín muộn của Hà Nội năm 2020 đạt 13.000 tấn, cao hơn năm ngoái.
Do tác động của dịch Covid-19, đầu ra của nhãn chín muộn gặp nhiều khó khăn nên Hà Nội xác định, thị trường nội địa vẫn là trọng tâm.
Được mùa nhãn chín muộn
Có khoảng 1,1ha trồng nhãn chín muộn, với năng suất hơn 20 tấn/ha, ông Nguyễn Văn Thành – hộ trồng nhãn tại xã Đại Thành, huyện Quốc Oai (Hà Nội), chia sẻ, năm nay, nhãn chín muộn được mùa và cho thu hoạch sớm hơn so với năm ngoái.
Tuy nhiên, mức giá bán thấp hơn 20% so với vụ mùa nhãn năm 2019. Với mức giá này, người sản xuất không lãi nhiều.
Hà Nội tổ chức kết nối các doanh nghiệp tiêu thụ nhãn chín muộn của xã Đại Thành. Ảnh: H.N
“Những năm trước, chủ yếu doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nhãn của miền Nam, nhưng năm nay doanh nghiệp bắt tay xúc tiến xuất khẩu trái nhãn miền Bắc. Dự kiến, nhãn chín muộn Hà Nội sẽ được công ty chào hàng sang thị trường châu Âu”.
Bà Ngô Thị Thu Hồng
Video đang HOT
Trước mắt chưa có doanh nghiệp nào về đặt vấn đề xuất khẩu, chủ yếu là thương lái đến đặt mua hàng tiêu thụ nội địa. Nếu dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiều nông dân trồng nhãn tại xã Đại Thành không khỏi lo lắng về đầu ra của cho sản phẩm.
Ông Lý Đình Quang – Chủ tịch UBND xã Đại Thành cho hay, năm 2020 được đánh giá là năm có thời tiết thuận lợi cho cây nhãn ra hoa, kết trái. Sản lượng nhãn chín muộn tại xã Đại Thanh tăng gấp 3 lần so với năm 2019, đạt con số 2.500 tấn, thời điểm này bắt đầu cho thu hoạch.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ đầu năm đến nay xã Đại Thành đã hỗ trợ cho bà con nông dân trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, hỗ trợ đầu tư thâm canh, triển khai sản xuất nhãn chín muộn theo hướng VietGAP.
Cùng với đó, tổ chức các hoạt động hỗ trợ hộ nông dân liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp thông tin thị trường, xúc tiến thương mại và hướng dẫn các hộ chứng nhận chất lượng sản phẩm nông sản an toàn.
“Hiện nông dân đang bán nhãn với giá 25.000-30.000 đồng/kg, mức này tương đương với cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến vụ nhãn năm nay nông dân Đại Thành doanh thu khoảng 50 tỷ đồng” – ông Quang cho biết.
TP.Hà Nội có 1.980ha nhãn (tăng 258ha so với năm 2017), sản lượng ước đạt 21.600 tấn (tăng 8.446 tấn so với năm 2017). Riêng diện tích nhãn chín muộn (HTM1, HTM2) hơn 650ha, năng suất 19-20 tấn/ha.
Ông Nguyễn Văn Bảy – chủ vườn nhãn hơn 1ha tại xã Song Phương (huyện Hoài Đức) cho biết: “Nhãn chín muộn đầu vụ loại 1 đang bán tại vườn với giá 20.000 đồng/kg. Lợi thế của nhãn chín muộn có độ ngọt sắc, cùi dày, thơm ngon, hạt nhỏ nên được nhiều người ưa thích. Hơn nữa, thời gian thu hoạch muộn hơn các giống nhãn đại trà nên chúng tôi đang kỳ vọng sau vài tuần nữa, khi nhãn chính vụ tiêu thụ hết, nhãn chín muộn của Hà Nội sẽ bán được giá”.
Chủ động tìm đầu ra
Ông Nguyễn Xuân Đại – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội đánh giá, năm 2020 là một trong những năm nhãn chín muộn được mùa, năng suất đạt hơn 20 tấn/ha, dự kiến sản lượng nhãn chín muộn đạt 13.000 tấn.
Năm nay, người dân Đại Thành được mùa nhãn chín muộn.
Không lo về mức giá và đầu ra sản phẩm, ông Đại cho hay, diện tích trồng nhãn chín muộn chưa nhiều, chỉ khoảng 650ha.
Đặc biệt, nhãn chín muộn Hà Nội có chất lượng tốt, quả sáng, mẫu mã đẹp, độ đồng đều cao (khoảng trên đưới 50 quả/kg), vị ngọt, cùi giòn, có mùi thơm đặc trưng, độ đường cao. Bình thường giá nhãn chín muộn của Hà Nội đã cao hơn các vùng khác. Hiện giá vẫn giữ ở 25.000-30.000 đồng/kg, các nhà vườn vẫn có lợi nhuận.
Cũng theo ông Nguyễn Xuân Đại, việc chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm nhãn chín muộn cho bà con thông qua việc ký hợp đồng tiêu thụ với các doanh nghiệp đã được Sở NNPTNT triển khai từ cách đây 3 năm.
Theo đó, cứ đến vụ thu hoạch là doanh nghiệp lại đến thu mua trực tiếp cho bà con. Các vùng nhãn chín muộn của Hà Nội được các doanh nghiệp, siêu thị, cửa hàng tiện ích thu mua khoảng 30-40% sản lượng, phần còn lại là do thương lái thu mua.
Để chủ động các giải pháp tiêu thụ, Sở NNPTNT Hà Nội đã mời các doanh nghiệp về thực tế các vườn nhãn đánh giá chất lượng quả, đồng thời tạo diễn đàn gặp gỡ giữa doanh nghiệp xuất khẩu với các hợp tác xã, bàn giải pháp xúc tiến thương mại.
Bên cạnh đó, Sở cũng tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, tiêu thị sản phẩm trên các website, truyền hình, báo chí… để mở rộng thị trường tiêu thụ.
Tiếp tục khai thác tốt các thị trường tiêu thụ truyền thống trong nước, chú trọng việc tiêu thụ ở thị trường nội địa. Tăng cường hợp tác quốc tế hướng tới xuất khẩu nhãn sang các thị trường phù hợp.
“Quy mô sản lượng nhãn chín muộn tại Hà Nội chưa lớn, đồng thời với việc làm tốt khâu kết nối với các doanh nghiệp bao tiêu, nên đến thời điểm này, đầu ra sản phẩm nhãn chín muộn Hà Nội chưa có nhiều khó khăn” – ông Nguyễn Xuân Đại nhận định
Sau khi kiểm tra thực tế tại vườn, đã có 3 doanh nghiệp xuất khẩu ký biên bản hợp tác tiêu thụ nhãn với các hợp tác xã. Đây là tín hiệu lạc quan đối với người trồng nhãn.
Hà Nội tạm cấm các phương tiện qua cầu Yên Sở
Ngày 21-8, Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội có Thông báo số 3428/TB- SGTVT phân luồng tổ chức giao thông cầu Yên Sở, trên đường 422 bắc qua sông Đáy, do ảnh hưởng của mưa lớn.
Theo Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội, do mưa lớn, trên sông Đáy, sông Tích xảy ra tình trạng nước dâng cao, đồng thời kéo theo các vật nổi gây cản trở dòng chảy tại khu vực cầu 72 II (trên đường 423) và cầu Yên Sở (trên đường 422) thuộc địa bàn các huyện: Hoài Đức, Quốc Oai.
Tại khu vực cầu Yên Sở, ngày 20-8, nước sông Đáy dâng cao đã xói lở phần mố cầu, gây nguy cơ mất an toàn cho các phương tiện qua cầu. Để bảo đảm an toàn giao thông, Sở Giao thông - Vận tải đã tổ chức cấm các phương tiện giao thông và người đi bộ qua cầu Yên Sở.
Đồng thời, tổ chức giao thông cho tất cả các phương tiện như sau: Các phương tiện từ đường 421(46), huyện Quốc Oai có nhu cầu đi qua cầu Yên Sở sang huyện Hoài Đức, đi theo đường 421(46) ra quốc lộ 32 hoặc ra Đại lộ Thăng Long sau đó đi vào huyện Hoài Đức và ngược lại.
Ngoài ra các phương tiện sẽ theo sự chỉ dẫn, hướng dẫn giao thông của lực lượng chức năng tại các chốt phân luồng tại chỗ.
Thời gian phân luồng giao thông bắt đầu từ hôm nay (ngày 21-8-2020).
Đã có người nếm trái đắng vì lan đột biến, công an cảnh báo nguy cơ thổi giá, rửa tiền Thời gian gần đây, nhiều vụ mua bán, trao đổi hoa lan đột biến với số tiền hàng trăm, thậm chí hàng tỷ đồng diễn ra công khai, phô trương, được quảng bá, livestream, chia sẻ trên mạng xã hội Facebook, Youtube,... Theo Công an tỉnh Tuyên Quang, hoạt động mua bán lan đột biến tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp. Hiện,...