Nhận bồi thường oan rồi bị kháng nghị
Hai cấp tòa sơ và phúc thẩm đều tuyên bị cáo không phạm tội, VKS đã đồng ý bồi thường oan, đã trả trước một số tiền, nay VKS cấp trên lại kháng nghị.
Người gặp chuyện hi hữu này là Trần Hữu Đức, một học sinh lớp 12 ở Long Phú, Sóc Trăng. Đức từng bị buộc tội cố ý gây thương tích nhưng sau đó được hai cấp tòa tuyên trắng án. VKSND huyện Long Phú đã đồng ý bồi thường oan cho Đức 120 triệu đồng. Nhưng sắp tới mọi chuyện có thể sẽ khác…
Được trắng án và bồi thường oan
Theo hồ sơ, trưa 12.2.2011, Trần Hữu Đức (đang học lớp 12) chạy xe máy về gần đến nhà mình ở ấp Ngãi Hội, xã Đại Ngãi, huyện Long Phú (Sóc Trăng) thì va chạm với xe máy do Lý Thanh Tuấn điều khiển chở Thạch Tinh. Hai bên xảy ra xô xát. Sau đó, Lý Hoài Thanh (anh ruột Tuấn) và Lý Tấn Phát, Lê Thanh Danh đi đến cự cãi, đánh nhau với người nhà của Đức (gồm ông Trần Thanh Nhựt – cha Đức, Đặng Thị Nhung – mẹ Đức, Trần Hữu Nhân – anh Đức và ông Trần Hữu Danh – chú ruột Đức). Hậu quả, Lý Hoài Thanh bị thương tích 19%, Lý Tấn Phát bị 6%.
Ông Nhựt và Đức sau đó bị khởi tố và truy tố về tội cố ý gây thương tích. Năm 2013, TAND huyện Long Phú tuyên phạt ông Nhựt hai năm tù, Đức hai năm sáu tháng tù. Xử phúc thẩm, TAND tỉnh Sóc Trăng đã tuyên hủy toàn bộ án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại. Sau khi điều tra lại, Công an huyện Long Phú cho rằng không đủ chứng cứ chứng minh vai trò đồng phạm và hành vi trực tiếp gây thương tích của ông Nhựt nên tháng 5.2014 đã đình chỉ điều tra đối với ông. Riêng Đức sau đó tiếp tục bị truy tố.
Ngày 8.8.2014, TAND huyện Long Phú đã tuyên Đức không phạm tội vì chưa đủ căn cứ kết tội. Bản án này bị VKSND huyện Long Phú kháng nghị. Xử phúc thẩm ngày 31.12.2014, TAND tỉnh Sóc Trăng đã tuyên bác kháng nghị của VKS và tuyên bố Đức không phạm tội.
Sau khi có bản án phúc thẩm, phía ông Nhựt và Đức đã làm các thủ tục yêu cầu bồi thường oan. Đến tháng 8.2015, VKSND huyện Long Phú đã bồi thường cho ông Nhựt 120 triệu đồng và đã đồng ý bồi thường oan cho Đức trên 200 triệu đồng. Trong khi chờ Bộ Tài chính duyệt chuyển tiền bồi thường, VKSND huyện Long Phú đã chi tạm ứng cho Đức 17 triệu đồng để Đức lo chuyện học nghề.
Trần Hữu Đức và ông Nhựt sau phiên tòa phúc thẩm tuyên Đức không phạm tội vào tháng 12.2014. Ảnh: CTV
Rồi bất ngờ bị kháng nghị
Video đang HOT
Trong khi đang chờ tiền bồi thường, ngày 26.12.2015, gia đình Đức bất ngờ nhận được bản kháng nghị của VKSND Cấp cao tại TP.HCM. Viện này đề nghị Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại TP.HCM xem xét giám đốc thẩm theo hướng hủy cả hai bản án của TAND huyện Long Phú và TAND tỉnh Sóc Trăng tuyên Đức không phạm tội để điều tra, truy tố và xét xử lại.
Theo viện, hai bản án trên chỉ dựa trên một số mâu thuẫn, thiếu sót chưa được làm rõ trong quá trình điều tra và chưa được thẩm vấn làm rõ tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, từ đó kết luận Đức không phạm tội là thiếu căn cứ, bỏ lọt tội phạm. Viện cho rằng có cơ sở xác định chính Đức là người đã dùng hung khí chém vào vùng đầu của bị hại Lý Hoài Thanh và vùng lưng của bị hại Lý Tấn Phát. Và dù Đức không thừa nhận dùng dao chém, chỉ thừa nhận dùng tuýp sắt, mảnh kiếng vỡ để đánh bị hại nhưng các nhân chứng và bị hại đều xác định Đức dùng dao chém.
Ngoài ra, VKSND Cấp cao còn nhận định quá trình điều tra, xét xử vụ án đã có những vi phạm nghiêm trọng về tố tụng như thực nghiệm điều tra ngoài nơi xảy ra vụ án…
Nếu bị hủy án, tiền bồi thường oan sẽ xử sao?
Mặc dù Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại TP.HCM chưa mở phiên họp giám đốc thẩm nhưng từ vụ việc này, một vấn đề pháp lý thú vị được đặt ra: Giả sử ủy ban thẩm phán tuyên hủy hai bản án trên để điều tra, xét xử lại thì số tiền đã bồi thường oan cho cha con ông Nhựt sẽ được giải quyết thế nào?
Thẩm phán Huỳnh Minh Tính, Phó Chánh án TAND huyện Cái Nước (Cà Mau), phân tích Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định việc bồi thường oan trong tố tụng hình sự được ưu tiên cho các bên tự thỏa thuận. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì bên được bồi thường oan có quyền khởi kiện ra tòa yêu cầu tòa giải quyết. Như vậy về nguyên tắc, các tranh chấp phát sinh trong việc giải quyết tiền bồi thường oan sẽ do tòa án giải quyết. Giả sử hai cha con người đã nhận tiền bồi thường oan không chịu trả lại số tiền trên thì cơ quan đã thực hiện việc chi trả sẽ phải kiện ra tòa án có thẩm quyền để yêu cầu tòa tuyên buộc hoàn trả số tiền bồi thường oan.
Ở góc nhìn khác, TS Nguyễn Duy Hưng, Trưởng khoa Luật ĐH Thủ Dầu Một, nói giả sử ủy ban thẩm phán chấp nhận kháng nghị thì hồ sơ vụ án phải quay lại từ giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử. Như vậy, cho tới khi chưa có bản án có hiệu lực pháp luật thì hai cha con ông Nhựt vẫn là người chưa có tội. Từ đó việc có thu hồi số tiền bồi thường oan hay không phải để đến lúc có bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu có tội thì thu hồi, không có tội thì giữ nguyên như trước. Nghĩa là nếu tòa tuyên vô tội thì thôi, còn nếu đã tuyên có tội thì tòa phải tuyên luôn việc thu hồi số tiền bồi thường oan đã chi trả trước đó trong phần quyết định của bản án.
“Không biết ngày mai sẽ ra sao…” Chiều 5.1, ông Trần Thanh Nhựt cho biết: “Ngày 26.12.2015, tôi nhận được bản kháng nghị của VKS. Đọc kháng nghị tôi rất buồn. Hơn bốn năm qua, gia đình tôi đã quá khổ sở vì vụ việc này. Thằng Đức lỡ dở chuyện học hành, giờ bằng THPT không có, phải đi làm thuê làm mướn. Tôi tính sắp tới có tiền bồi thường oan cho thằng nhỏ đi học lấy cái nghề để sau này kiếm sống. Ai dè dự tính ấy có nguy cơ phá sản, giờ chúng tôi lại phải chờ đợi, không biết đến bao lâu nữa mới xong”. Ông Nhựt cho biết sau khi nhận kháng nghị, cha con ông đã làm đơn kêu oan gửi các cơ quan chức năng, trong đó có TAND Cấp cao tại TP.HCM để mong được xem xét, cứu giúp cho gia đình. “Giờ gia đình tôi chỉ còn trông chờ vào sự công minh của TAND cấp cao cũng như TAND Tối cao để cứu xét cho gia đình tôi và con trai tôi” – ông Nhựt nói. Còn Trần Hữu Đức thì tâm sự: “Em rất buồn. Em vô tội, đã được tòa án tuyên bố không có tội, VKS huyện đã xin lỗi, thỏa thuận với em xong chuyện bồi thường tổn thất và bản thân em xin tạm ứng trước một ít tiền bồi thường để chuẩn bị đi học nghề, vậy mà giờ có kháng nghị, mọi việc đành đứt ngang”. Gia Tuệ Quyết định giám đốc thẩm vẫn có thể bị kháng nghị Theo Luật Tổ chức TAND năm 2014 và Luật Tổ chức VKSND năm 2014 thì chánh án TAND cấp cao, viện trưởng VKSND cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án của TAND tỉnh, TP trực thuộc trung ương, TAND huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh. Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao có trách nhiệm xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm và đưa ra một trong hai quyết định: Chấp nhận kháng nghị hoặc không chấp nhận kháng nghị. Chánh án TAND Tối cao, viện trưởng VKSND Tối cao có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND các cấp, tức bao gồm quyết định giám đốc thẩm của TAND cấp cao.
Theo Gia Tuệ – Hồng Tú (Pháp luật TP.HCM)
Nạn "đạo chích" tại sân bay có dễ ngăn chặn?
Các hãng hàng không và cảng hàng không Việt Nam luôn khẳng định sự an toàn, chu đáo của mình, nhưng những vụ mất cắp, thất lạc hành lý của khách lâu nay vẫn thường xuyên xảy ra.
Phản ứng từ hành khách
Theo tin tức từ VOV, năm 2014, gia đình chị Lê Nhật Linh ở Quận Thủ Đức, TP HCM sang Pháp thăm người thân. Khi về nước, trong hành lý kí gửi, chị đã chuẩn bị rất nhiều quà gồm điện thoại, nước hoa, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, khi về đến sân bay Tân Sơn Nhất, chị nhận được thông báo là hành lí đang bị thất lạc, hẹn đến lấy sau.
Thế nhưng, khi ra nhận lại hành lý thì chị Linh phát hiện gần như toàn bộ đồ đạc bên trong bị mất. Chị cũng không nhận được lời giải thích thoả đáng vì sao như vậy từ đại diện bộ phận hành lý thất lạc ở sân bay. "Không biết nguyên do làm sao đồ đạc lại bị mất. Khi gửi hành lí còn nguyên vẹn nhưng khi về nhà kiểm tra lại đồ thì bị mất, không hiểu đồ bị mất khi nào và mất như thế nào", chị Linh cho biết.
Khu vực làm thủ tục lên máy bay và ký gửi hành lý tại sân bay Nội Bài. Ảnh :CAND
Nhiều diễn đàn, mạng xã hội đang lan truyền những video clip, câu chuyện phản ánh tình trạng hành khách bị nhân viên sân bay lấy cắp đồ. Thậm chí, trên mạng xã hội Facebook còn có một hội được du học sinh nước ngoài lập ra để chia sẻ kinh nghiệm đề phòng bị trộm đồ ở sân bay, với nội dung đại loại như: "Mọi người có về nước nên đóng hành lý cẩn thận, cần quấn nhiều lần băng dính ở ngoài rồi cho vào thùng, bên trong valy thì nên để nhiều quần áo ở bên ngoài, bọc những đồ đắt tiền ở giữa..."
Liên tiếp phát hiện trộm cắp
Báo Người lao động đưa tin, vào chiều ngày 11-1, công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã bắt quả tang Trần Hữu Đức (SN 1993, quê Đô Lương, Nghệ An) đang bán 16 chiếc điện thoại di động Samsung tại một cửa hàng điện thoại. Số hàng này là điện thoại mới, đóng nguyên hộp của nhà sản xuất Samsung, được khai nhận là moi trộm từ một kiện hàng trong kho hàng hóa của Samsung ở sân bay quốc tế Nội Bài.
Trần Hữu Đức là nhân viên bốc xếp của Công ty CP Dịch vụ hàng hóa Nội Bài (NCTS), khoảng 1-2 giờ sáng, Trần Hữu Đức thực hiện bốc xếp hàng hóa lên một chuyến bay từ Hà Nội đi nước ngoài, quá cảnh ở TP HCM. Trong số đó có hàng hóa là điện thoại di động của Samsung sản xuất, lắp ráp ở Việt Nam rồi chuyển đi TP HCM để xuất khẩu ra nước ngoài. Lợi dụng vị trí công tác, Đức đã moi được và lấy trộm 16 điện thoại, khi đưa đi tiêu thụ thì bị bắt.
Bên cạnh đó, một sự việc tương tự đã xảy ra. 2 nhân viên của Công ty NTCS bị bắt khi dùng dao rạch một kiện hàng của khách để moi đồ. Được biết, đó là kiện hàng thẻ điện thoại di động của một công ty gửi qua đường hàng không. Khi bốc xếp hàng, biết đây là hàng có giá trị, 2 nhân viên của Công ty NTCS đã rạch kiện hàng, moi ra 1.000 thẻ điện thoại để chia nhau đem bán lấy tiền tiêu xài, theo thông tin từ báo CAND.
Các cấp quản lý nói gì?
Ông Phạm Chí Cường, Trưởng ban An toàn, Chất lượng và An ninh của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airline) khẳng định: Ăn cắp đồ ở sân bay là vấn nạn nhức nhối gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành hàng không. Đối tượng ăn cắp chắc chắn là những người có điều kiện tiếp xúc hành lý, hàng hóa. Tại các kho hàng hóa, dù có quy trình được coi là chặt chẽ, nhưng không phải không có kẽ hở, bằng chứng là các vụ mất cắp vẫn liên tục xảy ra".
Khu vực các hầm hàng trên tàu bay chưa hề được trang bị bất kỳ thiết bị kiểm soát nào. Ảnh: GTVT
"Nhân viên sân bay luôn nhắc nhở hành khách không để đồ quý giá trong hành lý kí gửi. Mặc dù có camera theo dõi, thậm chí camera theo dõi cả khu tập kết để bốc dỡ hành lí, nhưng cũng không loại trừ trường hợp vẫn có những con sâu xấu. Vừa qua, hãng cũng bắt được một số trường hợp nhân viên ăn cắp đồ của hành khách. Điều quan trọng nhất là thực sự phải có quản lý từ hệ thống camera cho chặt chẽ, sau đó đến nhận thức của nhân viên, người lao động, thậm chí là cấp độ quản lý", ông Cường khẳng định.
Liên quan đến tình trạng trộm cắp hành lý, hàng hóa, ông Phạm Tuấn Anh - Phó Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Nội Bài cho biết, các vụ mất cắp xảy ra trong khu vực hạn chế, không có đối tượng nào bên ngoài, mà chỉ có lực lượng trực tiếp tham gia vào các dây chuyền vận chuyển trong khu vực hạn chế này.
Cũng như vậy, ông Phạm Quý Vũ - Phó Giám đốc Trung tâm An ninh hàng không Nội Bài khẳng định, đối tượng ăn cắp chỉ là những người có điều kiện tiếp xúc hành lý, hàng hóa. Tại các kho hàng hóa, dù có quy trình chặt, từ chụp ảnh, giám sát, quản lý chặt trên tuyến luồng... nhưng không phải không có kẽ hở, bằng chứng là các vụ mất cắp vẫn liên tục xảy ra.
Với hành lý của khách đi máy bay thì hành vi trộm cắp chỉ có thể xảy ra tại các đảo hành lý chứ không thể vừa đi vừa trộm được. Một khu vực khác được ông Vũ lưu ý là các hầm hàng trên tàu bay, nơi chưa hề được trang bị bất kỳ thiết bị kiểm soát nào.
Theo NTD
Nhân viên sân bay Nội Bài moi kiện hàng, trộm 16 điện thoại Trong ca trực của mình lúc 1-2 giờ sáng, nhân viên bốc xếp Trần Hữu Đức làm việc tại sân bay quốc tế Nội Bài đã moi kiện hàng của Samsung, "rút ruột" trộm 16 điện thoại mới tinh. Tin từ Cục Hàng không Việt Nam ngày 16-1 cho biết cơ quan chức năng vừa phát hiện một nhân viên ở sân bay...