Nhận biết và chữa trị viêm quanh cuống răng
Viêm quanh cuống răng là bệnh lý viêm tại các thành phần mô quanh cuống răng.
Nguyên nhân viêm cuống răng có thể là do sang chấn răng và nhiễm khuẩn. Đây là bệnh lý nhiều người mắc phải gây ra đau đớn, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân. Nếu không được điều trị đúng tổn thương quanh cuống răng còn có thể dẫn đến nguy cơ dẫn đến áp- xe và hoại tử tủy.
Nguyên nhân gây bệnh
Viêm quanh cuống răng do nhiễm khuẩn: Tình trạng viêm tủy, tủy hoại tử, dẫn đến biến chứng viêm quanh cuống răng. Quá trình viêm tủy gây ra do các vi khuẩn xâm nhập từ lỗ sâu, làm giải phóng hàng loạt các chất có độc tính vào vùng mô quanh cuống, bao gồm: Nội độc tố và ngoại độc tố sản sinh từ vi khuẩn; Các enzym gây tiêu protein, bao gồm phosphatase acid, – glucuronidase và arylsulfatase; Các enzym tiêu hủy cấu trúc sợi chun và sợi tạo keo; Thành phần prostaglandin và interleukin 6 gây tiêu xương.
Ngoài ra, còn có nguyên nhân viêm cuống răng do tình trạng nhiễm khuẩn quanh răng, trong đó vi khuẩn từ mô quanh răng xâm nhập vào vùng cuống răng.
Do sang chấn răng: Đối với sang chấn cấp tính: Sang chấn tác động mạnh lên răng, dẫn đến đứt các mạch máu ở cuống răng, sau đó có điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của vi khuẩn, gây ra viêm quanh cuống, thường là viêm quanh cuống răng cấp tính.
Đối với sang chấn mạn tính: Các sang chấn mức độ nhẹ như sang chấn khớp cắn, núm phụ, sang chấn do bệnh nhân có tật nghiến răng, do thói quen xấu, ví dụ như cắn chỉ, cắn đinh,… lặp lại thường xuyên, hậu quả gây ra tổn thương viêm quanh cuống răng mạn tính.
Do sai sót trong điều trị
Nguyên nhân gây bệnh có thể bắt nguồn từ chất hàn thừa, chụp quá cao, gây sang chấn khớp cắn hoặc do sai sót trong điều trị tủy: Trong quá trình lấy tủy và làm sạch ống tủy, đẩy chất bẩn ra vùng cuống, vô tình gây bội nhiễm; Tình trạng tắc ống tủy do các tác nhân cơ học, chẳng hạn như gãy dụng cụ hoặc do các tác nhân hữu cơ như tạo nút ngà mùn trong lòng ống tủy; Xé rộng hoặc di chuyển lỗ cuống răng; Các tổ chức nhiễm khuẩn vô tình bị đẩy vào vùng cuống trong quá trình điều trị tủy hoặc các dị vật xâm nhập, như sợi cellulose từ côn giấy, bột tan từ găng tay,… Lạc đường gây thủng ống tủy; Các vi khuẩn trong khoang tủy gây tác động kháng lại các chất sát trùng ống tủy ở các răng điều trị tủy lại; Sử dụng thuốc sát khuẩn quá mạnh hoặc có tính chất kích thích mạnh vùng cuống (như trioxymethylene); Các chất hàn quá cuống là vị trí cho vi khuẩn lưu lại và phát triển.
Video đang HOT
Hình ảnh viêm quanh cuống răng.
Nhận biết và diễn biến
Khi bệnh nhân bị viêm quanh cuống cấp có biểu hiện mệt mỏi, sốt cao 38C, có dấu hiệu nhiễm trùng như môi khô, lưỡi bẩn, có thể có phản ứng hạch ở vùng dưới hàm hoặc dưới cằm.
Người bệnh đau nhức răng: đau tự nhiên, liên tục dữ dội, lan lên nửa đầu, đau tăng khi nhai, uống thuốc giảm đau không đỡ, bệnh nhân có thể xác định rõ vị trí răng đau. Răng đau chạm trước khi cắn làm bệnh nhân không dám nhai. Thường thấy vùng da ngoài tương ứng răng tổn thương sưng nề, đỏ, không rõ ranh giới, ấn đau, có hạch tương ứng. Răng có thể đổi màu hoặc không đổi màu, khám thường thấy tổn thương do sâu chưa được hàn, hoặc răng đã được điều trị, hoặc những tổn thương khác không do sâu. Niêm mạc ngách lợi tương ứng vùng cuống răng sưng nề, đỏ, ấn đau, mô lỏng lẻo.
Các giai đoạn thường gặp
Viêm quanh cuống bán cấp: Bệnh nhân cảm thấy khó chịu, đau đầu, sốt nhẹ
Viêm quanh cuống mạn: Chỉ có tiền sử đau của các đợt viêm tủy cấp, viêm quanh cuống cấp hoặc áp-xe quanh cuống cấp. Răng đổi màu, màu xám đục ở ngà răng ánh qua lớp men. Vùng ngách lợi tương ứng quanh cuống răng có thể hơi nề, có lỗ rò hoặc sẹo rò vùng cuống. Đôi khi lỗ rò không ở trong hốc miệng mà ở ngoài da hoặc nền mũi tùy vị trí nang và áp xe. Răng có thể lung lay khi tiêu xương ổ răng nhiều.
Áp-xe quanh cuống mạn tính: hình tiêu xương ranh giới không rõ. U hạt và nang: hình ảnh tiêu xương có ranh giới rõ. Không thể chẩn đoán phân biệt chính xác các thể bệnh nếu không có sinh thiết. Ở trường hợp này không thể chẩn đoán phân biệt chính xác các thể bệnh nếu không có sinh thiết.
Những răng bị tổn thương vùng cuống răng nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp, bệnh có thể gây nhiều biến chứng phức tạp, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người bệnh. Biến chứng tại chỗ là áp-xe vùng xung quanh hoặc gây viêm hạch và vùng quanh hạch, viêm xương tủy. Biến chứng toàn thân là liên quan bệnh tim mạch, viêm thận, viêm khớp, gây đau 1/2 mặt giống như đau dây thần kinh V, ngoài ra có thể gây sốt kéo dài, rất khó chẩn đoán…
Cần điều trị sớm và dứt điểm
Điều trị viêm quanh cuống răng dựa theo nguyên tắc loại trừ toàn bộ mô nhiễm khuẩn và hoại tử trong ống tủy. Tùy từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho phù hợp. Dẫn lưu tốt mô viêm vùng cuống. Hàn kín hệ thống ống tủy, tạo điều kiện cho mô cuống hồi phục. Chỉ định phẫu thuật cắt cuống răng nếu tiên lượng điều trị nội nha không có kết quả.
Sau khi điều trị bệnh nhân vẫn cần: Tránh ăn những thức ăn quá cứng và dai. Chải răng và dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn, ít nhất 2 lần/ngày, sau khi thức dậy buổi sáng và ăn tối. Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm. Xúc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng có nồng độ thích hợp. Tránh uống nước ngọt, hút thuốc và rượu bia, các chất này không tốt cho răng miệng, đặc biệt là khi vừa điều trị các bệnh vùng cuống răng.
Bs. Huy Anh
Theo suckhoedoisong
Chàng trai 25 tuổi nhồi máu cơ tim vì hút 20 điếu thuốc lá mỗi ngày
Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) vừa cấp cứu cho nam bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp khi chỉ mới 25 tuổi.
Nhồi máu cơ tim (NMCT) là một biến cố cấp tính, nguy hiểm. Bệnh lý này thường gặp trên các đối tượng trung niên, nam giới, có thói quen hút thuốc lá, tiền căn tăng huyết áp, đái tháo đường... Tuy nhiên, tuổi trung bình của các bệnh nhân NMCT đang dần trẻ hóa, không ít trường hợp mắc khi tuổi đời chưa đến 30.
Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) vừa cấp cứu cho bệnh nhân H.V.L. (25 tuổi) bị NMCT. Trước đó, L. toàn toàn chưa có bệnh lý mạn tính. Bệnh nhân mới trở về Việt Nam sau 5 năm lao động tại châu Âu. Trong thời gian này, do thời tiết lạnh, L. hút gần 20 điếu thuốc lá mỗi ngày.
Hình ảnh chụp mạch vành trước khi đặt stent cho thấy nhánh mũ tắc hoàn toàn từ LCX1. Ảnh: BVCC.
Bệnh nhân nhập viện khi thấy cơ thể đau nhức, khó thở, sốt nhẹ, ho. Đặc biệt, L. cảm thấy đau vùng ngực trái liên tục, mức độ trung bình đến nặng.
Qua thăm khám, nam bệnh nhân được chẩn đoán NMCT cấp, viêm cơ tim, chỉ định chụp mạch vành ngay lập tức.
Sau đó, các bác sĩ can thiệp một stent mạch vành có phủ thuốc trên LCX1 cùng liệu trình điều trị chuẩn của NMCT.
Triệu chứng đau ngực của bệnh nhân thuyên giảm ngay sau khi được can thiệp. Ngoài ra, bệnh nhân tươi tỉnh hơn, bớt khó thở, cử động được.
Sau 5 ngày, L. được ra viện kèm lời dặn uống thuốc mỗi ngày theo toa và khám hàng tháng tại chuyên khoa tim mạch.
Bác sĩ Ngô Võ Ngọc Hương, khoa Tim mạch tổng quát, cho biết đây là một bài học lâm sàng đáng lưu ý về NMCT cấp ở người trẻ.
Các nguyên nhân được ghi nhận chủ yếu từ thói quen hút thuốc lá, thừa cân, béo phì, có hội chứng chuyển hóa, rối loạn đông máu... Tình huống bệnh nhân trên cũng là hồi chuông cảnh báo cho cộng đồng về nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch ở các đối tượng trẻ và sung sức. Vì vậy, xây dựng lối sống lành mạnh cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên khám sức khỏe, xét nghiệm định kỳ rất cần thiết.
Theo Zing
Cứu sống bệnh nhân đã ngừng tuần hoàn trong 8 phút Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Đống Đa đã cấp cứu thành công cho bệnh nhân Ngô Huy Mác (60 tuổi, ở Hà Nội), nhập viện trong tình trạng suy hô hấp cấp, trong quá trình cấp cứu đã ngừng tuần hoàn trong 8 phút. Đến khi bệnh tiến triển nặng hơn xuất hiện khó thở, người bệnh đã được...