Nhận biết thực phẩm giả – thật cực đơn giản và chính xác – mẹ nào cũng cần biết để check ngay!
Vấn nạn thực phẩm giả đang ngày một nhức nhối. Với những mẹo vặt nhỏ này, bạn có thể phân biệt được đâu là thực phẩm thật – giả ngay trong chính căn bếp nhà mình.
Thực phẩm giả, kém chất lượng là vấn đề nhức nhối hàng đầu hiện nay. Đáng ngại hơn, “hàng nhái” ngày càng được sản xuất tinh vi, chuyên nghiệp, khiến người dùng khó lòng phân biệt được hàng thật, giả bằng mắt thường lẫn mùi vị.
Vì thế, các bà nội trợ cần trang bị cho mình những phương pháp phát hiện thực phẩm giả chính xác và khoa học nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình.
1. Để phân biệt gạo giả, bỏ vào chảo nóng là biết liền
Đơn giản thôi, bạn hãy thả nắm gạo vào chảo nóng, những hạt gạo giả nhanh chóng trở nên đổi màu trong suốt hoặc có mùi khét.
… hoặc bạn cũng có thể…
2. Miếng phô mai nào là thật, giả – đốt lên là xong
Hơ miếng phô mai dưới lửa, phô mai giả sẽ cháy xém, có mùi khét. Trong khi đó phô mai thật sẽ tan chảy dưới sức nóng của lửa.
3. Vitamin tổng hợp và vitamin thiên nhiên – bỏ lò là biết tuốt!
Bạn trải vitamin lên khay làm bánh rồi cho vào lò nướng khoảng 5′, viên vitamin tổng hợp sẽ nhanh chóng tan chảy.
Video đang HOT
4. Muốn biết kem ngon hay dở, vắt chanh vào là rõ!
Muốn biết kem ngon hay dở, bạn chỉ cần vắt chút chanh lên kem là rõ. Kem không ngon sẽ sủi bọt nhiều như xà phòng vậy.
5. Truy tìm cà phê ngon – thả vào cốc nước sẽ biết
Thả thìa cà phê rang xay vào cốc nước rồi chờ một lúc. Nếu nước đổi màu còn bột cà phê vẫn tụ ở phía trên chứng tỏ đó là cà phê không ngon, dễ bị pha màu.
6. Chỉ cần một cốc nước chỉ ngay được muối giả, muối thật
Bạn rắc chút muối vào cốc nước trắng. Nếu cốc nước bị vẩn, như tạo thành đám mây thì đó là muối giả. Muối thật dù rắc vào nước vẫn trong cơ.
7. Check trà ngon hay trà dở chỉ với khăn trắng và chút nước mát
Bạn đổ chút trà trên khăn trắng, xịt nước lạnh vào và chờ vài phút. Nếu thấy trà bị phai ra khăn trắng chứng tỏ đó là trà không ngon. Trà ngon sẽ không gặp phải tình trạng này.
Theo Helino
Những thực phẩm bạn dễ bị mua giả mỗi ngày mà không hề hay biết
Có nhiều thực phẩm bị người bán làm giả để thu lời, vì thế chị em cần tỉnh táo mỗi khi mua.
1. Đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan thường rất dễ bị làm giả. Đậu Hà Lan giả là sự kết hợp của đậu nành, đậu tuyết, chất tạo màu và natri metabisulfite. Metabisulfite natri là chất bị cấm ở nhiều quốc gia vì có nguy cơ cao gây bệnh ung thư.
Tốt nhất, để tránh mua phải Đậu Hà Lan giả, hãy chọn loại của nhà sản xuất bạn biết. Ngoài ra, hãy quan sát kỹ, nếu hạt đậu quá xanh, có năng cao chúng bị nhuộm màu.
2. Trứng gà
Theo Bộ Y tế Trung Quốc , trứng giả chứa rất nhiều thành phần gây hại như axit benzoic, natri alginate và nhiều loại khác. Vì vậy, hầu như bất kỳ phần nào của trứng đều có thể là giả (cả vỏ trứng và lòng đỏ). Mặc dù vấn đề này chủ yếu xuất hiện ở các nước châu Á, nhưng chị em vẫn nên cẩn thận khi mua trứng.
Những quả trứng giả thường có vỏ rất thô, khi luộc lên, lòng đỏ và trắng dai bất thường.
3. Táo
Nhiều người ngạc nhiên vì sao táo lại có thể làm giả. Thực tế thì bản thân quả táo là thật nhưng các chất phụ gia được tiêm vào chúng thực sự gây nguy hại cho sức khỏe. Ngoài ra, chúng được bôi sáp để kéo dài thời hạn sử dụng, vì vậy nó có hại cho sức khỏe khi bạn ăn chúng.
Do đó, với những quả táo trông quá bóng, quá xanh và quá tròn, rất có thể là giả. Bạn hãy mua những quả táo trông không quá đẹp và hoàn mỹ.
4. Cá tuyết
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Dublin phát hiện ra rằng 90% cá tuyết hun khói bị dán nhãn sai và trên thực tế, đây là một loài hoàn toàn khác. Thật thú vị, các nhà nghiên cứu không biết tại sao sai lầm này xảy ra hoặc ai sẽ chịu trách nhiệm cho điều này. Nhiều khả năng, cá được xác định nhầm là cá tuyết trong giai đoạn đầu tiên - ở bến cảng.
5. Quả việt quất
Các Trung tâm Sức khỏe người tiêu dùng ở Mỹ đã tiến hành một nghiên cứu về các loại thực phẩm được cho là chứa quả việt quất và kết quả khá tệ. Hầu hết những thực phẩm này không chứa bất cứ thứ gì như quả việt quất. Đó là sự kết hợp của tinh bột, chất tạo màu, hương liệu và dầu hydro hóa. Một số lượng lớn hàng giả tồn tại vì quả việt quất được coi là siêu thực phẩm và nhu cầu rất cao.
Do đó khi mua các thực phẩm được cho là chứa quả việt quất, nếu bạn thấy rằng một sản phẩm có chứa Indigo carmine (E132), điều đó có nghĩa là không có quả việt quất.
6. Kem tươi
Một số nhà sản xuất tài năng đến mức họ thậm chí không cần kem để làm... kem. Năm 1966, nhà hóa học người Mỹ William Mitchell đã phát minh ra một loại kem thay thế bao gồm dầu dừa, xi-rô ngô, hương liệu tự nhiên và một chất làm đặc. Nó có chứa sữa, nhưng rất ít. Tất nhiên, món kem đánh bông này có một ưu điểm là dễ làm việc. Với đầu bếp nghiệp dư, bạn có phân biệt, nếu bạn là một đầu bếp nghiệp dư nhưng các chuyên gia thì có thể thấy sự khác biệt ngay lập tức.
Để tránh mua phải hàng giả, để ý các thành phần của kem tươi thật không nên bao gồm chất béo thực vật và đường.
7. Sò điệp
Sò điệp là một món ăn cực kỳ đắt tiền và ít người biết nó thực sự trông như thế nào. Đây là lý do tại sao có rất nhiều nhà sản xuất không trung thực khi sử dụng cá băm, thịt cá đuối, cá ngựa và thậm chí cả thịt cá mập để thay thế sò điệp. Đôi khi, nấm tuyết được sử dụng thay vì sò điệp như một thành phần salad trong một số nhà hàng.
Do đó, cách nhận biết tốt nhất là mua thịt sò điệp vẫn còn nguyên con nguyên vỏ. Sò điệp đông lạnh thì nên có màu hồng nhạt hoặc màu be.
8. Thịt cho bánh mì kẹp
Trong thế kỷ 21, thịt burger không chỉ là thịt băm nữa. Có những công ty lớn làm việc để tạo ra các sản phẩm thay thế thịt. Năm 2016, công ty Impossible Food đã thay thế thịt bò làm từ tinh bột, men biến đổi gen và lúa mì. Thật sự rất khó để phân biệt món 'thịt' này với thịt thật, và còn khó hơn khi bạn ăn cùng trong một chiếc burger. Hơn thế nữa, thịt burger thường được làm từ đậu nành và các loại đậu khác và chúng có vị ngon hơn nhiều so với thịt thật.
Theo Minh Ngọc/ Khám phá
Người bán gạo không bao giờ muốn bạn biết điều này: Cách nhận biết thật - giả để không bị "lừa đảo" 5 mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn biết được đâu là gạo thật và gạo giả một cách dễ dàng. Vo gạo Kinh nghiệm của một số tiểu thương buôn bán gạo cho thấy, gạo thật luôn có một màng phủ bên ngoài (tựa như cám). Khi vo gạo màng phủ sẽ tróc làm nước đục. Ngoài ra khi bóp chặt nắm...