Nhận biết sớm ung thư vú
Ung thư vú là căn bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới nhưng là bệnh có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bởi vậy chị em cần lưu tâm nhé!
Ung thư vú (UTV) là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. Ở một số nước phát triển như Mỹ, Pháp cứ 8 phụ nữ thì có một người mắc ung thư vú. Tỷ lệ mắc căn bệnh này có xu hướng gia tăng nhưng tỉ lệ tử vong từng bước được cải thiện nhờ những thành tựu đạt được trong phòng bệnh, sàng lọc phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị. Đây là bệnh ung thư chữa khỏi được khi phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bệnh được phát hiện ở giai đoạn càng sớm thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh càng cao. Tỷ lệ sống thêm 5 năm giảm từ 100% ở giai đoạn tiền lâm sàng (giai đoạn 0) xuống 95% ở giai đoạn I, 80 % ở giai đoạn II, 72% ở giai đoạn III và đến giai đoạn IV chỉ còn 25%.
Cách tự khám vú.
Những yếu tố nguy cơ gây ung thư vú
Tiền sử gia đình có người bị ung thư vú; trên 35 tuổi; kinh nguyệt sớm (dưới 12 tuổi); mãn kinh muộn (sau 50 tuổi); không có con hoặc sinh con đầu lòng sau 30 tuổi; có bệnh lành tính ở vú; có khẩu phần ăn nhiều mỡ động vật.
90% những khối u ở vú được phát hiện bởi chính người bệnh.
Video đang HOT
Mục đích sàng lọc là phát hiện bệnh sớm khi khối u còn nhỏ và tỷ lệ chữa khỏi bệnh cao.
Hướng dẫn tự khám vú
Nếu ung thư vú được phát hiện sớm, tỷ lệ khỏi bệnh đạt tới 90%. Trước hết chị em cần chú ý và biết cách tự khám cho mình thường xuyên. Sau đó thầy thuốc sẽ giúp đỡ chẩn đoán bệnh, và cho lời khuyên thích hợp.
Hãy chọn thời gian và nơi nào mà bạn có thể thư giãn và yên tĩnh trong vài phút – buồng tắm hay phòng ngủ là nơi lý tưởng nhất, nơi đó phải có gương giúp bạn xem xét kỹ lưỡng ngực của mình.
Hãy khám vú đều đặn mỗi tháng một lần – tốt nhất là khám sau kỳ kinh nguyệt là lúc vú mềm nhất. Điều quan trọng là tiếp tục tự kiểm tra đều đặn như vậy ngay cả sau khi mãn kinh.
1. Cởi áo phần trên thắt lưng, sau đó ngồi hoặc đứng trước gương, hai tay xuôi theo người. Nhìn ngực kỹ lưỡng trước gương xem có sự thay đổi về hình dạng và kích thước không. Tìm xem có bất kỳ thay đổi dáng vẻ bên ngoài của vú không.
2. Đưa hai tay lên đầu nhìn kỹ ngực từ các góc độ khác nhau tìm sự thay đổi so với lần trước, kiểm tra núm vú xem có bất kỳ dấu hiệu rỉ dịch hay chảy máu nào không
3. Nằm ngửa trên giường, đặt khăn gấp hay gối mỏng sau vai trái ra sau. Dùng tay phải khám ngực trái. Chụm các ngón tay lại dùng phần phẳng của ngón tay để cảm nhận tổ chức của vú.
Vú chia làm 4 phần: bắt đầu khám từ 1/4 trên. Bắt đầu từ nền xương của vú ấn nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, day tròn bằng bàn tay tìm kiếm khối u hoặc mảng dày hay bất thường nào khác, khám núm vú từ từ nhẹ nhàng, lật đi lật lại kỹ quanh núm vú.
4. Tương tự khám 1/4 dưới trong bắt đầu từ phần nền xương và cũng từ các xương sườn dưới vú và lại khám nhẹ nhàng đầu vú, bạn sẽ thấy ở phần chóp có tổ chức mềm – điều này hoàn toàn bình thường.
5. Đưa tay trái từ sau đầu xuống cạnh thân mình dò phần dưới ngoài bằng cánh tay phải, cũng làm như vậy từ nền các xương sườn phía dưới phần ngoài lồng ngực, phần trong tới núm vú.
6. Tương tự như vậy khám 1/4 bên ngoài.
7. Sau cùng dùng phần mềm đầu các ngón tay khum lại miết, tìm xem có u, hạch ở hõm nách không.
Khi kết thúc khám ngực trái thì thay đổi lại gối mỏng sang bên phải và lấy tay trái khám vú phải như cách khám trên. Đừng quên đưa tay phải xuôi theo người khi khám vú nửa ngoài ngực phải.
Nếu như bạn cảm thấy khối u hay sự thay đổi của vú, nên đến khám bác sĩ, không nên quá sợ. Phần lớn các u bất thường của vú đều không phải là ung thư. Nhưng để chắc chắn hãy để các thầy thuốc xác định và hướng dẫn giúp bạn.
Theo SK&ĐS
Khám sức khỏe qua lông mày
Không chỉ làn da, mái tóc hay các cơ quan bên trong cơ thể mới cho bạn biết về tình trạng cơ thể. Sức khỏe của bạn còn thể hiện từ biểu hiện lạ của đôi lông mày.
- Người khỏe mạnh lông mày thường dày và có màu đen đặc trưng. Lông mày thường mềm mượt và bóng.
- Nếu lông mày của bạn bỗng nhiên rụng nhiều không rõ nguyên nhân, rất có thể, bạn đang gặp phải những vấn đề về máu như thiếu máu, nhiễm độc máu... dẫn tới việc các tế bào không được nuôi dưỡng đầy đủ, cơ thể suy yếu. Chân tay bạn từ đó cũng luôn có cảm giác lạnh, chức năng của thận suy yếu, việc tiểu tiện của bạn trở nên rối loạn hơn.
- Lông mày ngắn và khô là hệ lụy của sự căng thẳng thần kinh. Bạn đang có những tổn thương nhất định trong não bộ, dẫn tới tóc và lông mày cũng bị ảnh hưởng.
- Lông mày màu vàng nhợt nhạt là do các hư tổn trong hệ hô hấp của cơ thể. Khí huyết không lưu thông dẫn tới việc các tế bào chất sừng cấu tạo nên sợi lông mày không được nuôi dưỡng vì thế các lông mày sẽ không có được màu nâu đen đặc trưng.
- Lông mày thưa thớt là biểu hiện rõ nhất cho sự suy giảm chức năng của gan như: viêm gan, men gan cao....
- Vùng da dưới lông mày ửng đỏ kèm theo cảm giác ngứa ngáy và khó chịu, rất có thể bạn đang phải đối mặt với chứng viêm da. Nếu là nữ giới thì có thể là sự rối loạn của tuyến nội tiết trong cơ thể.
Theo Lan Thu
Dân trí