Nhận biết sớm suy tim, ngừa đột quỵ
Suy tim là hậu quả cuối cùng của các bệnh liên quan đến tim mạch như tăng huyết áp, thiếu máu, tổn thương van tim… Khi tim bị suy sẽ ảnh hưởng tới chức năng cung cấp tuần hoàn trong cơ thể. Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi từ trẻ đến già. Người bệnh suy tim sẽ bị ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống và biến chứng nặng nề nhất là có thể gây đột qụy. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng ngừa và điều trị được nếu người bệnh tự nhận biết những dấu hiệu bất thường liên quan đến trái tim để đi khám sớm.
Những biểu hiện của suy tim
Khó thở: Nhanh nông, thường xuyên hoặc khi gắng sức, trường hợp suy tim cấp có thể khó thở dữ dội, co kéo và suy hô hấp nặng. Một số trường hợp có khó thở khi nói chuyện hoặc hoạt động nhẹ.
Khám thực thể:
- Phổi: Do sung huyết ở phổi nên nghe có tiếng ran ẩm ở đáy phổi. Nếu có phù phổi ran ẩm rất nhiều ở cả hai phổi.
- Gan to, ấn hơi đau tức, ứ máu ngoại biên, phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính.
- Tim đập nhanh kể cả khi nghỉ ngơi, tiếng tim mờ, có tiếng ngựa phi, diện tim to, mạch nhanh, yếu.
- Phù: có thể chỉ phù nhẹ ở mi mắt, đến phù to ở chi dưới. Một số trường hợp suy tim lâu không hồi phục có thể có cổ trướng.
- Trụy mạch trong trường hợp nặng: người bệnh ở tình trạng vật vã, lo sợ hoặc lờ đờ, da xanh tái, đầu chi lạnh, nổi vân tím, mạch nhỏ hoặc khó bắt, huyết áp hạ dưới 50mmHg, đái ít.
Video đang HOT
Ho: Một triệu chứng khó thấy hơn và không được chú ý của suy tim là ho không có đờm kéo dài, ho thường nặng lên khi nằm.
Đái đêm: là do bài tiết dịch còn ứ lại trong ngày và tưới máu thận tăng lên trong tư thế nằm là một triệu chứng thường không đặc hiệu của suy tim.
Mệt mỏi: những bệnh nhân suy tim cũng thường than phiền mệt mỏi và không thể gắng sức được. Các triệu chứng này liên quan đến rối loạn chức năng tim gây ra một phần do những thay đổi ở dòng máu ngoại vi và dòng máu tới hệ xương mà những thay đổi này là một phần của hội chứng suy tim. Những bệnh nhân suy tim nặng lâu ngày có thể xuất hiện toàn trạng suy mòn và tím tái. Ngoài ra bệnh nhân thường có dấu hiệu cường thần kinh giao cảm như lạnh đầu chi và vã mồ hôi…
Đau hạ sườn phải: những bệnh nhân suy tim phải có thể bị đau ở hạ sườn phải do ứ máu ở gan quá mức.
Dấu hiệu tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn do phù ruột và tưới máu đường tiêu hoá giảm…
Ai có thể bị suy tim? Nguyên nhân chủ yếu gây ra suy tim có thể do bệnh tim mắc phải, rối loạn nhịp tim và một số bệnh ở ngoài tim như: tăng huyết áp, thiếu máu nặng do mất máu cấp, do tan máu cấp, bệnh cường giáp, ngộ độc… Suy tim có thể xảy ra cấp tính ở một số bệnh nhân không có triệu chứng trước đó. Nguyên nhân gồm nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim và hở van tim cấp do viêm nội tâm mạc hoặc các tình trạng bệnh lý khác…
Các dấu hiệu cận lâm sàng để xác định suy tim
Xét nghiệm máu thấy công thức hồng cầu giảm hoặc đa hồng cầu, urê huyết thanh tăng mất cân đối so với creatinin; điện giải đồ có hạ natri máu…
Điện tâm đồ cho thấy có rối loạn nhịp, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất… Xquang lồng ngực thấy tim to hoặc có bóng tim, tràn dịch màng phổi. Các thăm dò không chảy máu như: nghiệm pháp gắng sức, siêu âm tim cho biết kích thước và chức năng của cả hai thất và của tâm nhĩ, cho phép phát hiện tràn dịch màng tim; chụp buồng tim bằng phóng xạ hạt nhân; thông dò tim (thông tim trái và thông tim phải).
Điều trị suy tim như thế nào?
Nguyên tắc điều trị suy tim gồm điều trị triệu chứng chung và điều trị nguyên nhân. Trong cấp cứu phải xử trí nhanh các triệu chứng suy tim trước. Điều trị triệu chứng bằng các thuốc trợ tim, lợi tiểu và các điều trị hỗ trợ khác bao gồm:
- Lợi tiểu: là biện pháp có hiệu quả nhất để giảm nhẹ các triệu chứng ở những bệnh nhân bị suy tim vừa và nặng. Tuy nhiên lợi tiểu quá mạnh có thể dẫn tới mất cân bằng điện giải và họat hoá thần kinh nội tiết.
- Thuốc giãn mạch như các thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) đã trở thành điều trị chuẩn trong suy tim; các thuốc hydralazin làm giãn tiểu động mạch vành, làm tăng rõ rệt cung lượng tim ở các bệnh nhân suy tim ứ trệ; thuốc chẹn bêta giao cảm anpha, tăng sức bóp cơ tim, chẹn dòng canxi; thuốc chống đông; điều trị loạn nhịp tùy theo nguyên nhân.
Việc điều trị nguyên nhân nhiều khi cũng góp phần tích cực làm giảm suy tim nhanh trong cấp cứu. Các nguyên nhân chủ yếu có thể điều trị được là rối loạn chức năng thất trái do thiếu máu cục bộ, nhiễm độc giáp, suy giáp, các tổn thương van tim, các rối loạn nhịp, viêm cơ tim cấp, phì đại thất trái do tăng huyết áp…
Chế độ ăn và sinh hoạt cũng rất quan trọng góp phần điều trị suy tim. Bệnh nhân phải tuân theo chế độ hạn chế muối hằng ngày nhỏ hơn 2g; thay đổi phong cách sống sẽ giảm được các triệu chứng và nhu cầu sử dụng thuốc. Trong suy tim nặng cần hạn chế hoạt động thể lực, nghỉ ngơi tại giường nếu cần thiết. Sau đó hoạt động trở lại từ từ có sự theo dõi sát của bác sĩ.
Theo SK&ĐS
Chết vì ồn!
Tiếng ồn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây mất thính lực. Một tiếng súng nổ ở cự ly gần có thể làm bạn mất sức nghe vĩnh viễn ngay tức khắc. Tiếp xúc lâu, lặp đi lặp lại với tiếng ồn lớn của máy móc, xe cộ có thể ảnh hưởng đến sức nghe con người. WHO đã khuyến cáo tiếng động trên trục lộ giao thông là nguyên nhân đưa tới 3% số ca tử vong vì nhồi máu cơ tim ở châu Âu, tiêu biểu là cơn suy tim...
Những nạn nhân bất đắc dĩ
Nhà bác Năm ở mặt tiền đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP.HCM. Khoảng một năm nay, giấc ngủ của bác không còn được đầy đủ như trước. Lúc đầu bác chỉ bị đánh thức quá sớm (có hôm mới 3 giờ 30 sáng) do tiếng quét của chổi tre, tiếng xe chở bàn ghế, bếp, nồi niêu, chưa kể sáng nào cũng hít phải hơi than khi hẻm sau nhà xuất hiện một hàng phở. Mấy tháng gần đây, một gia đình khác ở hẻm này cho thuê làm trạm trung chuyển đá lạnh cục. Ôtô chở đá chuyến cuối cùng khoảng 12 giờ đêm, nên đêm nào cũng có tiếng động cơ, tiếng ném bao đá bình bịch, tiếng người nói chuyện... Trước kia tiếng ồn của hàng phở đã làm cho bác Năm rất khó chịu, giờ tiếng ồn của nhà trung chuyển đá còn khủng khiếp hơn nhiều. Mới 4 giờ sáng tiếng xe máy chở đá đi các nơi thi nhau rồ máy. Như vậy, một đêm bác chỉ còn ngủ được bốn tiếng. Không chỉ bác Năm là nạn nhân. Nhiều người, nhất là trẻ nhỏ, người già, bị tiếng ồn từ xe cộ, tiếng nhạc ầm ĩ của láng giềng... tra tấn. Già thì trằn trọc không ngủ được, trẻ có lúc giật mình khóc thét.
Tiếng ồn cũng là một dạng ô nhiễm môi trường.
Tác hại của tiếng ồn
Tiếng ồn gây ra nhiều tác hại như đau tai, nghe kém, ù tai; khó chịu bực bội trong lòng; rối loạn hành vi xã hội như gây gổ, chống đối, cảm thấy bất lực; khó khăn khi giao tiếp; rối loạn giấc ngủ với hậu quả lâu dài; tác hại tim mạch; tăng sản xuất hormone, ảnh hưởng tới hệ miễn dịch, sự tiêu hoá và ngay cả việc học của trẻ em, việc làm của người lớn. Các ảnh hưởng này có thể xảy ra âm thầm, từ từ hoặc tức thì, tuỳ theo cường độ tiếng ồn và thời gian tiếp xúc.
Trên trang web của viện Quốc gia về điếc và những rối loạn trong giao tiếp của Mỹ có viết: "Mọi người ở mọi lứa tuổi, bao gồm trẻ nhỏ, thiếu niên, thanh niên và người già đều có thể bị điếc do tiếng ồn. Khoảng 15% người Mỹ từ 20 - 69 tuổi (26 triệu người Mỹ) bị mất thính giác tần số cao có thể do tiếp xúc với tiếng ồn lớn hoặc tiếng ồn tại nơi làm việc hoặc trong các hoạt động lúc rảnh rang. Các hoạt động lặp đi lặp lại có nguy cơ gây điếc do tiếng ồn, bao gồm săn bắn, lái xe trượt tuyết có động cơ, nghề mộc và các trò yêu thích khác như chơi bóng, tham dự các buổi nhạc rock. Các tiếng ồn gây hại ở nhà có thể từ máy giặt, máy cắt cỏ và các dụng cụ cửa hàng". Mới đây, liên đoàn Thuỵ Sĩ về chống tiếng ồn và hiệp hội Các bác sĩ bảo vệ môi trường Thuỵ Sĩ (Cercle Bruit) cũng cảnh báo những người thường xuyên nghe nhạc trong thời gian dài mỗi ngày có nguy cơ mất khả năng giao tiếp với xã hội.
Làm sao tránh tiếng ồn?
Điếc do tiếng ồn hoàn toàn có thể phòng tránh được. Tất cả mọi người cần phải hiểu các mối nguy hiểm từ tiếng ồn và làm sao để có thể nghe tốt mỗi ngày
Để bảo vệ sức nghe của bạn, nên tuân theo những chỉ dẫn sau đây: nhận thức được những tiếng ồn có thể gây tổn hại (những âm thanh 85dB). Mang nút tai chống tiếng ồn hoặc những phương tiện bảo vệ sức nghe khác khi tham gia hoạt động trong môi trường có tiếng nổ lớn (có thể mua nút tai, hoặc chụp tai chống tiếng ồn ở cửa hàng bán đồ bảo hộ lao động, cửa hàng thể thao). Hãy báo động đối với những tiếng ồn gây hại trong môi trường. Hãy bảo vệ tai của trẻ em, bởi trẻ quá nhỏ không biết tự bảo vệ tai mình. Hãy cho gia đình, bạn bè và đồng nghiệp biết về những mối nguy của tiếng ồn. Nếu bạn nghi ngờ bị mất sức nghe, hãy đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng kiểm tra và làm các test nghe bởi một nhà thính học. Người dân trong khu phố mà trước hết các hội, đoàn thể, cần nhắc nhở mọi người giữ yên lặng để không làm phiền người khác. Nhà nước cũng cần ban hành những quy định nghiêm ngặt khi cấp phép kinh doanh, sản xuất để tránh làm ảnh hưởng người dân sống gần đó.
Theo SK&ĐS
Xông hơi có lợi cho bệnh nhân suy tim Kết luận này được một nhóm các nhà khoa học của ĐH Toyama (Nhật Bản) công bố trên tạp chí American Journal of Cardiology. Thường xuyên đến phòng xông hơi rất hữu ích cho bệnh nhân suy tim. Kết luận này được một nhóm các nhà khoa học của Đại học Toyama (Nhật Bản) công bố trên tạp chí American Journal of Cardiology....