Nhận biết sớm nguy cơ vô sinh ở bé trai
Thạc sĩ – bác sĩ (BS) Mai Bá Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nam học, BV Bình Dân TP.HCM cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây ra vô sinh ở nam giới, trong đó, các nguyên nhân hay gặp nhất là tinh hoàn ẩn và bất thường ở cơ quan sinh dục. Những dị tật này thường có từ nhỏ, nhưng đa số không được phát hiện do thiếu sự quan tâm của cha mẹ, mãi đến khi lấy vợ, người vợ mới biết và khuyên chồng đi khám.
Tinh hoàn ẩn
Khi thai nhi được tám tuần, tinh hoàn bắt đầu đã hình thành trong ổ bụng và di chuyển dần xuống bìu.
Vì một lỗi nào đó mà ở một số trường hợp, tinh hoàn lại được xác định nằm trên đường di chuyển trong thời kỳ phôi thai, có thể ở trong ổ bụng, ống bẹn, lỗ bẹn, trên bìu…
Đây là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ trai. Bệnh mắc với tỷ lệ 3% ở trẻ sinh ra đủ tháng, 30% ở trẻ sinh thiếu tháng.
“Tinh hoàn ẩn có thể dẫn tới tổn thương tế bào sinh tinh mầm, dẫn tới vô sinh. Tại sao lại thế? Nhiều nghiên cứu cho rằng nhiệt độ ở trong bụng cao hơn trong bìu đã tác động không tốt tới tinh trùng”, BS Dũng nói.
Theo BS Dũng, để giảm thiểu nguy cơ vô sinh do tinh hoàn ẩn ở bé trai về sau này, cha mẹ phải kiểm tra kỹ khi tắm rửa cho con, phát hiện sớm, đưa đi khám và phẫu thuật.
Để càng lâu, tỷ lệ tổn thương tinh hoàn càng nặng. Nếu trẻ bị tinh hoàn ẩn được phẫu thuật trước hai tuổi thì tỷ lệ tổn thương là 30%.
Nếu tinh hoàn ẩn ở vị trí bẹn, các BS sẽ sử dụng phương pháp mổ hở để đưa nó xuống bìu, còn tinh hoàn nằm trong ổ bụng sẽ mổ bằng phương pháp nội soi.
Video đang HOT
Lỗ tiểu sai vị trí
Bên cạnh bệnh lý tinh hoàn ẩn, những bất thường ở bộ phận sinh dục nam dẫn tới chứng vô sinh hay gặp khác là niệu đạo đóng thấp và niệu đạo đóng cao…
Niệu đạo đóng thấp nghĩa là lỗ tiểu thay vì nằm trên đầu dương vật, nay lại nằm giữa thân hoặc gần gốc bìu của nam giới. Những bệnh nhân bị niệu đạo đóng thấp như vậy thường đi kèm triệu chứng dương vật bị cong. Nhiều trường hợp vô sinh, hiếm muộn cũng do lỗ tiểu ở xa quá, xuất tinh không vào tới được âm đạo nên không thể thụ thai.
Không phải trường hợp nào cũng được phát hiện bất thường ở cơ quan sinh dục từ nhỏ để sửa chữa kịp thời. Có những người tới khi lấy vợ, chính vợ là người phát hiện, hoặc không có con mới tìm đến chuyên khoa nam học để khám.
Mới đây BS Dũng đã tiếp nhận một nam giới bị lỗ tiểu đóng thấp nhẹ (ở 1/3 trước thân dương vật). Sau khi được bạn gái khuyên đi khám, anh này đã tới một cơ sở y tế ở địa phương để phẫu thuật. Kết quả, ca phẫu thuật hỏng, dương vật của bệnh nhân bị sửa đi sửa lại tới… ba lần.
Khi chuyển lên BV Bình Dân, các BS không nhận ra vị trí lỗ tiểu của bệnh nhân. Hóa ra, lỗ tiểu đang nằm ở 1/3 thân dương vật, chẳng hiểu sao lại tọt luôn xuống phần gốc. Mỗi lần đi tiểu bệnh nhân phải ngồi như phụ nữ.
Thời gian phẫu thuật cho một ca tạo hình cơ quan sinh dục thông thường từ 60 phút tới 180 phút. Bệnh nhân sẽ nằm viện từ bảy-mười ngày. Hiện tại, mỗi tuần BV Bình Dân tiếp nhận từ năm-sáu trường hợp lỗ tiểu đóng thấp.
Bên cạnh bệnh lý niệu đạo đóng thấp, trường hợp niệu đạo đóng cao khá hiếm, mỗi năm BV Bình Dân chỉ gặp khoảng sáu ca. Bệnh lý niệu đạo đóng cao thường kèm theo hở khớp mu, bàng quang lộ thiên… điều trị rất phức tạp.
BS Dũng cảnh báo, có những nguyên nhân gây vô sinh không biết trước nhưng cũng có những nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới có thể phát hiện ngay từ khi trẻ sinh ra. Do đó, để tránh những hậu quả về sau, phụ huynh hãy kiểm tra kỹ lưỡng cơ thể con trong mỗi lần tắm rửa để nhận biết sớm dấu hiệu bất thường và đưa con đi khám, điều trị kịp thời.
Trâm Anh
Theo PNO
Không tinh hoàn liệu có vô sinh
Tôi 27 tuổi, bẩm sinh không có tinh hoàn trong bìu tuy vẫn có khả năng xuất tinh bình thường. Liệu tôi có khả năng có con không?
Tôi ở TP HCM, nếu đi xét nghiệm cần đến trung tâm, bệnh viện nào? (Trần)
Ảnh: hollycassandra.com
Trả lời:
Tinh hoàn không có trong bìu là một trong những bất thường cơ quan sinh dục thường gặp. Tinh hoàn được hình thành từ tuần lễ thứ 8 trong thai kỳ và di chuyển từ trong ổ bụng xuống bìu. Nếu có bất thường trong quá trình di chuyển này sẽ dẫn đến tinh hoàn không nằm trong bìu mà nằm trên đường đi của tinh hoàn, đây là bệnh lý tinh hoàn ẩn.
Trong thư bạn không nói rõ bạn không có một tinh hoàn hay không có cả hai bên ở trong bìu. Nếu bạn không có tinh hoàn chỉ ở một bên thì vẫn có khả năng có con, có khả năng sản xuất tinh trùng, với điều kiện tinh hoàn còn lại phải ở trong điều kiện bình thường. Còn nếu không có cả hai tinh hoàn trong bìu thì có thể khẳng định không có tinh trùng trong tinh dịch.
Thể tích tinh dịch trong một lần xuất tinh của người bình thường là từ 2 đến 4 ml, tuy nhiên 9/10 thể tích là dịch của các tuyến niệu đạo, dịch túi tinh, dịch tiền liệt tuyến. Chỉ 1/10 thể tích của tinh dịch là do tinh trùng đóng góp. Kể cả khi không có tinh hoàn hai bên, bệnh nhân vẫn có khả năng xuất tinh, đó là điều hết sức bình thường.
Hiện tượng xuất tinh không đồng nghĩa với việc bạn có tinh trùng trong tinh dịch cũng như sẽ có con. Muốn biết bệnh nhân có thể có con không, chúng ta cần phải kiểm soát, đánh giá lại tinh dịch, gồm khảo sát mật độ tinh trùng, hình dạng của tinh trùng, tỷ lệ sống, khả năng di chuyển...
Chẩn đoán tinh hoàn ẩn cần phải khám lâm sàng, xác định tinh hoàn ẩn ở vị trí nào hoặc tinh hoàn lạc chỗ, đánh giá tinh hoàn ẩn một hoặc hai bên. Sau đó, bệnh nhân cần được siêu âm để khảo sát tinh hoàn ẩn cũng như các bất thường khác đi kèm như: thoát vị bẹn, tràn dịch tinh mạc... đồng thời bac si se lam xet nghiêm đanh gia cac dâu ân vê ung thư, đặc biệt ung thư tinh hoàn với 3 loai xet nghiêm cân thiêt la AFP, beta HCG, LDH. Cuối cùng là làm xét nghiệm tinh dịch đồ, lên kế hoạch điều trị cho bệnh nhân qua thảo luận với gia đình bệnh nhân.
Tại TPHCM, bạn có thể đến khám tại Khoa Nam học Bệnh viện Bình Dân để được các bác sĩ tư vấn cũng như thăm khám toàn diện. Bạn có thể đặt lịch khám bệnh theo hẹn qua số điện thoại 08.66861267.
Thạc sĩ Mai Bá Tiến Dũng
Trưởng khoa Nam học - Bệnh viện Bình Dân
Theo VNE
Sao con trai tôi không có 2 "viên ngọc"? Khi cậu quý tử chào đời, chị H. kiểm tra "súng ống" của con ngay và giật mình khi không thấy hai viên "ngọc" của con đâu. Đây chính là bệnh tinh hoàn ẩn. Trẻ sinh thiếu tháng hoặc thiếu cân có nguy cơ mắc tật này cao hơn những trẻ khác. Tinh hoàn ẩn là bệnh lý hay gặp hơn cả (so...