Nhận biết phanh ô tô bị hỏng qua những dấu hiệu này
Chịu nhiều áp lực và nhiệt độ cao do ma sát khiến hệ thống phanh ô tô bị hư hỏng. Tuy nhiên, việc hỏng phanh không thể quan sát mà phải nhận biết qua các dấu hiệu khi vận hành xe.
Khi phanh xe có cảm giác nặng
Dấu hiệu cho biết phanh xe ôtô của bạn có vấn đề là khi phanh xe, bạn cảm giác nặng chứng tỏ bộ phận phanh trên xe của bạn gặp vấn đề. Nguyên nhân có thể do trợ lực chân không của phanh đã bị hỏng, hoặc là do đường ống dẫn dầu bị tắc…
Thông thường, nếu chiếc xe của bạn hoạt động ổn định thì phanh sẽ tự động nhả khi không có lực tác động lên bàn đạp, nhưng khi phanh không nhả chứng tỏ lò xo kéo hoặc lò xo hồi vị tại các má phanh bị hỏng, kẹt xi lanh bánh xe, xi lanh tổng phanh bị hỏng hoặc ắc quy phanh bị khô dầu.
Nếu chiếc xe của bạn hoạt động ổn định thì phanh sẽ tự động nhả khi không có lực tác động lên bàn đạp
Đạp phanh thấy xe ôtô bị lệch
Một trong những dấu hiệu nhận biết nhanh phanh ôtô hư hỏng là khi đạp phanh lái xe thấy ôtô bị lệch. Nguyên nhân do lực phanh tác động lên các bánh xe không đồng đều; hoặc khe hở má phanh tang trống không đều, đường dẫn dầu bị tắc cục bộ… Khi thấy xe ôtô có biểu hiện này, bạn hãy đưa xe đi sửa chữa, bảo hành, bởi nếu để lâu sẽ khiến xe dễ lật trong các tình huống phanh gấp ở tốc độ cao, hoặc vào cua…
Video đang HOT
Có tiếng kêu phát ra từ bộ phận phanh xe
Một trong những nguyên nhân báo hiệu xe của bạn hỏng phanh chính là việc có tiếng kêu ken két phát ra đều đặn khi bạn đạp phanh. Khi xe có hiện tượng này, bạn cũng nên kiểm tra, nếu chỉ là chất bẩn, rác lọt vào… thì có thể vệ sinh xe. Hoặc nặng hơn, bạn nên đưa chiếc xe đi bảo dưỡng sớm nhất.
Một trong những nguyên nhân báo hiệu xe của bạn hỏng phanh chính là việc có tiếng kêu ken két
Đạp phanh ôtô bị hẫng
Khi lái xe, bạn thấy đạp phanh ôtô bị hẫng là dấu hiệu cảnh báo mất áp suất phanh. Khi xi lanh phanh bị rỗ, trầy xước khiến dầu bị hồi lại mỗi khi đạp phanh, hoặc do tuy-ô dẫn dầu bị nứt, khiến dầu bị rò rỉ. Khi lái xe đạp phanh đột ngột, tuy-ô rất dễ vỡ, dẫn tới hiện tượng phanh không ăn, mất phanh.
Phanh xe hết cỡ nhưng không dừng
Nếu bạn dùng mọi cách để phanh xe, nhưng không thấy xe dừng, thì hãy sửa piston xi-lanh, thay má phanh mới hoặc thêm dầu phanh tang trống. Ôtô mắc”bệnh” này là do cần đẩy piston xi lanh chính bị cong, khô dầu hoặc lọt khí trong hệ thống phanh, má phanh quá mòn…
Phanh xe hoạt động không ổn định
Nếu phanh xe không hoạt động ổn định, trơn chu thì bạn nên kiểm tra đĩa phanh. Nếu có hiện tượng hỏng hóc, hãy thay thế nó sớm nhất có thể.
Hành trình bàn đạp phanh thấp và bị hụt khi đạp phanh là do đâu?
Bàn đạp phanh là một "người bạn" rất thân thuộc với mỗi tài xế. Bàn đạp phanh nếu bị hư hỏng sẽ dẫn đến những mối nguy hiểm khi bạn lái xe.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên việc bàn đạp chân phanh xe bị "thấp" và cách để có thể bảo dưỡng phanh ô tô càng sớm càng tốt.
1. Thiếu dầu chân phanh
Thiếu dầu chân phanh một trong những nguyên nhân chính trong vấn đề chân phanh bị thấp. Đặc biệt khi má tốt mà dầu lại hết nhanh chóng, thì điều đó có nghĩa là hệ thống chân phanh đã bị hở. Bạn nên kiểm tra ở các vị trí mối nối như vị trí đầu nối hoặc khu vực liên kết phần cố định và phần di động là những nơi dễ bị hở nhất.
Ngoài ra, việc dầu chân phanh thiếu hụt cũng có thể do đuôi xi lanh bị hở. Do đó, cần phải xem ở đuôi xi lanh có dầu ở đệm không. Nếu có thì xi lanh cần phải thay thế.
Thiếu dầu chân phanh một trong những nguyên nhân chính trong vấn đề chân phanh bị thấp
Lưu ý, khi châm dầu phanh mới cần lau sạch miệng chai để tránh các vật lạ rơi vào trong, gây ảnh hưởng không tốt đến hệ thống phanh và bàn đạp.
2. Khí lọt vào đường ống dẫn dầu phanh
Một nguyên nhân khác khiến bàn đạp phanh bị thấp là khí lọt đường ống. Khi không khí chạy vào đường ống phanh mà bạn đạp phanh, đường ống sẽ bị nghẽn không khí làm dầu không thể dịch chuyển trong đường ống được; để khắc phục tình trạng này cần phải xả gió ra.
Lưu ý, nên để ý kỹ các thứ tự xả gió; đầu tiên là bánh xe xa xi lanh chính nhất rồi mới tới các bánh gần xi lanh; bắt đầu từ bánh sau rồi bánh trước. Các bánh thường có thiết kế để người dùng xe dễ dàng thực hiện quá trình xả gió, ở bánh sau sẽ có một ốc xả gió và tương tự với bánh trước.
Một nguyên nhân khác khiến bàn đạp phanh bị thấp là khí lọt đường ống
Khi đã xả gió xong, bàn đạp phanh sẽ cứng lại. Hãy lên xe chạy thử một vòng để đánh giá lại độ cao bàn đạp phanh đã ổn chưa, nhằm có những biện pháp nâng hạ chân phanh tốt nhất.
3. Đĩa phanh, tang trống bị đảo
Điều kiện quan trọng để khi đạp phanh kích hoạt là ổ trục giữ bánh phải nằm đúng vị trí quay. Nếu bị lệch trục, sẽ khiến đĩa phanh và tang trống đảo, dẫn đến việc khi bánh quay, má phanh sẽ tuột hẳn vào trong... Lúc này người lái xe có đạp phanh sát sàn thì dầu phanh cũng không tạo đủ áp lực để bù vào nhằm kích hoạt lực ma sát ở má phanh.
Để xử lý nhanh tình huống này, người lái cần đạp nhồi nhiều lần liên tục để hệ thống đẩy được lượng dầu vào khe hở và kích hoạt ma sát.
Dấu hiệu nhận biết nhanh phanh xe ôtô hư hỏng Nếu không nhận biết được các dấu hiệu phanh xe ôtô hư hỏng, lái xe dễ gặp nguy hiểm khi đang lưu thông trên đường. Đạp phanh ôtô bị hẫng Khi lái xe, bạn thấy đạp phanh ôtô bị hẫng là dấu hiệu cảnh báo mất áp suất phanh. Khi xi lanh phanh bị rỗ, trầy xước khiến dầu bị hồi lại mỗi...