Nhận biết phản ứng thông thường, nghiêm trọng sau tiêm vắc xin Covid-19
Sau tiêm vắc xin Covid-19, bạn có thể gặp một số phản ứng thông thường như sốt, đau đầu, ớn lạnh, đau chỗ tiêm… Trong một số trường hợp hiếm gặp, bạn có thể bị phát ban, tê lưỡi, nôn, tiêu chảy…
Theo PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cũng như tất cả các vắc xin khác, vắc xin Covid-19 cũng như là một loại thuốc khi đưa vào cơ thể có thể xảy ra phản ứng nghiêm trọng dù rất hiếm gặp. Ngoài phản ứng phản vệ tại chỗ trong vòng 30 phút sau tiêm thì người tiêm có thể có phản ứng chậm hay phản ứng quá mẫn muộn có thể xảy ra trong 1-2 ngày đầu sau tiêm.
“Tuy nhiên, các phản ứng này rất hiếm khi xảy ra”, PGS Hồng cho biết.
Vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn trước khi tiến hành tiêm chủng, ngoài các yêu cầu về bảo quản vắc xin, Bộ Y tế cũng lưu ý cán bộ tiêm chủng hỏi kỹ tiền sử bệnh tật (có đang mắc bệnh cấp tính, bệnh mãn tính phải điều trị hay không, tiền sử dị ứng, sốc phản vệ hay không…).
Đồng thời, điểm tiêm phải luôn lưu ý có hộp chống sốc. Bộ Y tế cũng yêu cầu các điểm tiêm chuẩn bị sẵn một bơm tiêm có chứa dung dịch Adrenalin 1mg/1ml (rút sẵn 1ml thuốc Adrenalin 1mg/1ml vào bơm tiêm gắn sẵn kim, đậy kín kim tiêm bằng nắp). Kết thúc buổi tiêm chủng nếu không sử dụng đến cần phải hủy bỏ bơm tiêm có chứa dung dịch Adrenalin 1mg/1ml.
Người tiêm chủng cần theo dõi sức khỏe bản thân sau khi tiêm chủng. Cụ thể, ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau khi tiêm để được cán bộ y tế theo dõi, phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm chủng. Khi về nhà, nơi làm việc thì cần chủ động theo dõi sức khỏe của bản thân trong vòng 3-4 tuần sau tiêm.
“Có bất kể biểu hiện gì bất thường, người được tiêm đều phải nói ngay với các cán bộ y tế. Những biểu hiện này có thể gồm khó chịu, bứt rứt, kích thích vật vã, sốt quá cao, co giật, hạ nhiệt độ hay vã mồ hôi, ớn lạnh, nổi phát ban, buồn nôn…- bất kể quan ngại gì lo lắng thì người được tiêm hãy liên hệ ngay với cơ sở y tế để được xử trí kịp thời”, PGS Hồng nhấn mạnh.
Dưới đây là những phản ứng có thể xảy ra sau tiêm vắc xin phòng Covid-19:
Bạn có thể gặp một số dấu hiệu thông thường sau tiêm phòng vắc xin Covid-19 như: sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, tăng cảm giác đau, ngứa, sưng đỏ, đau tại chỗ tiêm, bồn chồn… Đây là các phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19, cho biết cơ thể bạn đang tạo ra miễn dịch phòng bệnh Covid-19.
Video đang HOT
Các phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 là hiếm gặp.
Dấu hiệu nghiêm trọng thường xuất hiện trong vòng vài giờ hoặc ngày đầu sau tiêm vắc xin phòng Covid-19:
- Ở miệng: tê quanh môi và/hoặc lưỡi…
- Ở da: phát ban, nổi mẩn đỏ, tím tái hoặc da đỏ…
- Ở họng: ngứa, căng cứng, tắc nghẹn, khàn đặc…
- Đường tiêu hóa: nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng…
- Đường hô hấp: thở dốc, thở khò khè, thở rít, khó thở, cảm giác nghẹt thở, ho…
- Toàn thân: mạch yếu, chóng mặt, choáng/xây xẩm, cảm giác muốn ngã, chân tay co quắp…
Dấu hiệu thông thường diễn biến nặng lên gồm sốt cao trên 39 độ C, sưng/đỏ lan rộng tại chỗ tiêm, đau cơ dữ dội, tăng huyết áp hoặc tụt huyết áp hoặc kẹt huyết áp…
Sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19, nếu bạn gặp phải các dấu hiệu nghiêm trọng hoặc bất thường nêu trên, hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám và xử trí kịp thời.
Phản ứng sau tiêm vắc xin AstraZeneca:- Rất phổ biến (10%) như đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, nhạy cảm đau, đau, nóng tại vị trí tiêm, ngứa, mệt mỏi, bồn chồn, sốt, ớn lạnh (rất phổ biến là sốt nhẹ và phổ biến là sốt trên 38 độ C).- Phổ biến (từ 1% đến dưới 10% ) sưng và đỏ tại vị trí tiêm.
- Cũng như các vắc xin khác có thể có tai biến nặng, phản ứng phản vệ, thuyên tắc huyết khối kèm theo giảm tiểu cầu được ghi nhận (hiếm gặp).
Thực tế ghi nhận phản ứng tại Việt Nam sau tiêm thì hầu hết là phản ứng thông thường như khuyến cáo. Các trường hợp nhập viện theo dõi, điều trị gồm sốt cao, nhịp nhanh, kẹt huyết áp, phản ứng phản vệ. Thời gian xuất hiện sớm trong vòng một giờ đầu sau tiêm, hầu hết trong ngày đầu.
Thủ tướng chốt hạn phải có vắc xin phòng Covid-19 sản xuất trong nước
Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra hạn định chậm nhất tới tháng 6/2022 phải có vắc xin phòng Covid-19 sản xuất trong nước, khi tới thăm, làm việc với một số cơ sở sản xuất vắc xin chiều 24/6.
Cụ thể, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Công ty TNHH MTV vắc xin và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech), Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Sau khi thăm các phòng thí nghiệm, kho lưu trữ vắc xin, tìm hiểu về dây chuyền đóng ống, đóng gói vắc xin, Thủ tướng đã có cuộc làm việc với lãnh đạo các Bộ, ngành và các đơn vị nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất vắc xin.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát quy trình sản xuất tại Công ty TNHH MTV vắc xin và Sinh phẩm số 1.
Thông qua việc cấp phép vắc xin trong tình trạng khẩn cấp
Tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và đại diện các công ty, đơn vị đã báo cáo về việc chuyển giao, nghiên cứu và sản xuất các loại sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế nói chung, trong đó có vắc xin và các sản phẩm phòng chống Covid-19.
Bộ Y tế đang thúc đẩy Công ty Vabiotech tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin Sputnik V của Nga theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, dự kiến sẽ nhập bán thành phẩm, tận dụng hạ tầng của Vabiotech để đóng ống, đóng gói vắc xin Sputnik V, test thử tại Việt Nam từ tháng 6 và dự kiến sẽ nhập chính thức đóng ống, đóng gói từ tháng 7 năm nay. Giai đoạn 2 sẽ lên kế hoạch xây dựng nhà máy mới để mở rộng công suất đóng gói lên 100 đến 150 triệu liều/năm. Đồng thời, tiếp tục đàm phán với đối tác cho việc chuyển giao công nghệ và xây dựng nhà máy sản xuất gia công toàn phần vắc xin Sputnik V tại Việt Nam.
Bộ Y tế, các cơ quan cũng tạo điều kiện tối đa cho thử nghiệm vắc xin trong nước, nếu đạt kết quả thử nghiệm tốt, trong tình trạng khan hiếm vắc xin, Bộ Y tế sẽ trình các cơ quan có thẩm quyền để thông qua việc cấp phép sử dụng trong tình trạng khẩn cấp.
Chậm nhất tháng 6/2022 phải có vắc xin nội
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc làm việc, Thủ tướng nhấn mạnh, yêu cầu đặt ra với Chính phủ là phải nhanh chóng, thần tốc hơn nữa trong thực hiện chiến lược vắc xin.
"Tại cuộc làm việc này, chúng ta khẳng định quyết tâm với Đảng, Nhà nước và nhân dân trong việc tiếp cận, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu và sản xuất vắc xin nói chung và nhất là tập trung cho vắc xin Coivid-19 nói riêng. Từ quyết tâm đó, báo cáo các cấp có thẩm quyền, huy động sự vào cuộc của nhân dân để thực hiện bằng được mục tiêu đã đề ra" - Thủ tướng dứt khoát.
Thủ tướng chủ trì cuộc làm việc ngay tại cơ sở với lãnh đạo Bộ Y tế, các đơn vị sản xuất vắc xin.
Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, bên cạnh những khó khăn, Việt Nam có những tiền đề hết sức quan trọng để thực hiện quyết tâm này.
Trước hết, Việt Nam có truyền thống trong nghiên cứu, sản xuất các loại vắc xin. Hiện Việt Nam đã sản xuất, chủ động 11/12 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
Tiền đề thứ hai, các cơ sở của Việt Nam đã và đang nghiên cứu, thử nghiệm một số loại vắc xin Covid-19, sản xuất thành công nhiều loại sản phẩm, vật tư... phòng chống dịch.
Tiền đề thứ ba là truyền thống của người Việt Nam, càng gặp khó khăn, thách thức càng quyết tâm, đoàn kết và thống nhất, lấy khó khăn, thách thức làm động lực để phấn đấu, vươn lên, trưởng thành và phát triển.
Thủ tướng yêu cầu phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, vươn lên từ bàn tay, khối óc, khắc phục mọi khó khăn theo tinh thần "không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm".
"Phải tập trung cho việc chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, sản xuất để chậm nhất là tháng 6/2022 phải có vắc xin phòng Covid-19 sản xuất trong nước" - Thủ tướng nêu rõ.
Thủ tướng kiểm tra dây truyền sản xuất test thử (xét nghiệm nhanh).
Để thực hiện mục tiêu này, Thủ tướng giao Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan xây dựng đề án về chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng Covid-19, báo cáo Chính phủ theo thủ tục rút gọn.
Thủ tướng cũng đồng ý dành một phần nguồn ngân sách của nhà nước trong điều kiện cho phép để làm "vốn mồi" cho hợp tác công tư, huy động mọi nguồn lực hợp pháp khác để chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, sản xuất vắc xin, trong đó có Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19 (hiện đã có gần 8.000 tỷ đồng).
Nhấn mạnh tinh thần tiến công, nói đi đôi với làm, Thủ tướng quán triệt, đây là việc quan trọng phải làm có hiệu quả, vướng mắc tới đâu tháo gỡ tới đó và nhắc lại quyết tâm phải sản xuất bằng được vắc xin phòng Covid-19, chậm nhất là tháng 6/2022.
Vị lãnh đạo Chính phủ kỳ vọng kết quả có thể tới sớm hơn khi Việt Nam hiện đã có nhiều tiền đề quan trọng.
Bộ Y tế "hối" các đơn vị tiêm nhanh vắc xin phòng Covid-19 Bộ Y tế vừa có văn bản hỏa tốc về việc đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 đợt 3. Bộ yêu cầu phải hoàn thành trước ngày 18/6, không đợi tiêm mũi 2 cho các đối tượng đã tiêm mũi 1. Ngày 20/5, Bộ Y tế đã ban hành quyết định về việc phân bổ vắc xin phòng Covid-19 đợt...