Nhận biết những hư hỏng của hộp số tự động xe ô tô
Sau một thời gian sử dụng, hộp số xe ô tô cũng xảy ra hỏng hóc như các bộ phận khác. Người lái nên nắm được các lỗi thường gặp nhất để khắc phục nhanh chóng và hiệu quả.
Những hư hỏng của hộp số người lái có thể dễ dàng phát hiện khi chiếc xe vận hành có các dấu hiệu sau.
Chảy dầu hộp số
Rò rỉ dầu từ hộp số là một trong những cách dễ nhất để phát hiện ra rằng hộp số của bạn có vấn đề. Trên các xe số tự động, dầu hộp số đóng vai trò tối quan trọng tới việc vận hành của xe.
Nguyên nhân chảy dầu ở hộp số là do gioăng bị lão hóa, phớt bị vênh do tiếp xúc va chạm mạnh hở gioăng và gây chảy dầu. Hiện tượng chảy dầu ở phớt láp là do khi sử dụng lâu ngày không bảo dưỡng hoặc phớt láp bị rách khi tháo lắp.
Rò rỉ dầu từ hộp số là một trong những cách dễ nhất để phát hiện ra rằng hộp số của bạn có vấn đề
Xe có hiện tượng rung giật trong quá trình sử dụng hoặc có tiếng kêu phát ra từ hộp số. Hiện tượng này xảy ra do các chi tiết như bánh răng hành tinh, đai (trong hộp số CVT), vi sai (vi sai chống trượt bị rỗ đầu trục), các đĩa ma sát bị mòn gây nên va đập và trượt cơ khí.
Hộp số khi làm việc sẽ sinh ra các mạt kim loại. Những mạt kim loại này sẽ lẫn vào trong dầu hộp số.
Video đang HOT
Nếu xe không được bảo dưỡng thường xuyên, dầu không được kiểm tra, làm sạch và thay thế, thì những cặn bẩn sẽ bám lại trong dầu, khiến cho động cơ và các thiết bị cũng bị bám bẩn. Từ đó, chúng sẽ làm tắc nghẽn các van điện tử, đường dầu cung cấp tới bộ đĩa ma sát.
Dầu không được kiểm tra, làm sạch và thay thế, thì những cặn bẩn sẽ bám lại trong dầu, khiến cho động cơ và các thiết bị cũng bị bám bẩn
Hộp số hoạt động ồn và rung
Hộp số sàn thường có tiếng kẹt chói tai khi chuyển số, mặc dù bạn đã cắt hết côn. Hiện tượng này có thể xảy ra khi côn mòn, hay các bánh răng trong hộp số hỏng.
Trên xe số tự động, nếu xe không chuyển số mượt mà như bình thường mà bị rung hay chuyển số một cách khó khăn cần phải đi kiểm tra xe ngay.
Hộp số sàn thường có tiếng kẹt chói tai khi chuyển số, mặc dù bạn đã cắt hết côn
Tốc độ xe không phù hợp với tốc độ của động cơ
Dấu hiệu này thường xuất hiện khi người sử dụng xe lên ga ở số lớn nhưng xe vẫn di chuyển với tốc độ chậm. Hay nói cách khác là tốc độ ô tô không tương thích với tốc độ động cơ. Dấu hiệu đó chứng tỏ hệ thống đĩa ma sát trong hộp số đã bị ăn mòn hoặc các van điện từ đã bị hỏng ở một cấp số nào đó.
Xe không di chuyển được
Do hỏng khớp một chiều hoặc cánh tua-bin trong biến-mô. Trường hợp này rất hiếm khi xảy ra và khi hỏng thì phải thay cả bộ luôn chứ không thể sửa hoặc thay thế chi tiết được.
Khi nào sử dụng số D3, 2, L trên hộp số tự động?
Xe số tự động còn có nhiều vị trí cần số khác nhau, nhưng đáng ngạc nhiên là nhiều người chỉ sử dụng các vị trí P, R, N và D trong suốt nhiều năm cầm lái.
Lý do hoặc là họ không biết ý nghĩa cũng như cách dùng các số khác ngoài D (Tiến), R (Lùi) và P (Đỗ), hoặc đơn giản là họ thực sự không có nhu cầu sử dụng các số khác.
Bài viết này sẽ đề cập tới những vị trí khác này của cần số trên xe số tự động thông thường, cùng với cách sử dụng.
Ngoài các số rõ ràng như D, R và P, hộp số tự động còn có các số khác, như D3, 2 và L.
Nếu như các số P, R, N, D đã trở thành quy ước chung cho tất cả xe, thì các ký hiệu còn lại có thể khác nhau một chút, tùy theo từng hãng. Ví dụ, hầu hết xe Honda có số D3, D2, D1, còn xe Toyota có số 4, 3, 2, L. Dù cách gọi khác nhau nhưng về cơ bản chúng có ý nghĩa và cách sử dụng như nhau.
Số D3
Vị trí này tương tự D, ngoại trừ việc hộp số chỉ dùng 3 bánh răng đầu tiên, tương ứng với 3 số đầu tiên (cấp số thấp), thay vì tất cả các cấp số.
Nên sử dụng số D3 khi lai dắt hoặc lái xe ở vùng đồi núi. Việc duy trì ở các số thấp giúp xe tránh nguy cơ bị trượt vì cơ chế tự động chuyển lên các cấp số cao hơn khi người lái tăng ga để lên dốc hoặc kéo nặng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng số D3 để hãm tốc (phanh bằng động cơ) khi xe xuống dốc không quá cao. Trong trường hợp này, số D3 sẽ giúp giảm áp lực cho hệ thống phanh; người lái không cần phải rà phanh liên tục, gây nóng phanh, cháy má phanh, thậm chí có thể dẫn tới mất phanh.
Số D3 cũng có thể giữ hộp số xoay giữa số 3 và số 4 khi xe có tính năng Dừng - Khởi động.
Để xe tăng tốc nhanh hơn, khi ở số D3 hoặc D, bạn có thể để hộp số tự động giảm số bằng cách đạp mạnh chân ga. Hộp số sẽ giảm 1 hoặc 2 số, tùy vào tốc độ của xe.
Số 2
Vị trí số 2 trên cần số sẽ khóa hộp số ở bánh răng thứ hai (Số 2), không thể tự động nhảy lên số cao hơn, cũng không giảm về số 1 khi xe dừng lại (một số xe cho phép về số 1). Số này cho xe sức kéo cao hơn để leo dốc cao và tăng lực phanh bằng động cơ khi xe xuống dốc.
Người lái cũng có thể dùng Số 2 khi lái xe trên bề mặt trơn trượt như bùn hoặc cát. Nó sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng bánh xe quay tại chỗ (lún cát hoặc bùn).
Tuy nhiên, trong các mẫu xe khác, nó sẽ khóa bánh răng ở số 2 và chỉ chuyển lên khi đến một phạm vi vòng tua máy nhất định để giảm thiểu thiệt hại cho động cơ.
Cần lưu ý rằng, việc thường xuyên dùng số này có thể gây tốn nhiên liệu hoặc gây hại cho hộp số; tuy nhiên, nó rất hữu ích trong những tình huống cần ưu tiên sự an toàn.
Số L (hay Số 1)
L là viết tắt của từ "Low"- nghĩa là thấp. Khi hộp số ở chế độ này, động cơ sẽ có tỷ số truyền thấp nhất, về cơ bản là số 1. Ở các xe đời mới, chế độ này cho phép hộp số chuyển sang số tiếp theo ở vòng tua máy nhất định để tránh gây hư hỏng hộp số và động cơ.
Số L thường được dùng khi xe lên hoặc xuống dốc, cần tốc độ thấp, sức kéo cao, hoặc khi di chuyển trên đường đông đúc, đường quanh co không quen thuộc.
Hãy hình dung nếu bạn có thể tăng, giảm số bằng việc chuyển giữa số 1 và D thì khi đó chiếc ô tô hoạt động hệt như xe số sàn, chỉ khác là không cần chân côn.
Có một lưu ý là người lái cần đạp phanh mỗi khi chuyển sang các chế độ khác nhau nhằm đảm bảo an toàn.
Chia sẻ cách bảo dưỡng hộp số tự động trên xe ôtô Những kinh nghiệm chăm sóc, bảo dưỡng hộp số tự động xe ôtô dưới đây sẽ giúp bạn kéo dài tuổi thọ của xế yêu. Nguyên nhân khiến hộp số bị hư hỏng Hộp số tự động là một trong những bộ phận quan trọng và đắt tiền nhất trên xe ôtô. Vì vậy, bạn nên chú ý đến cách chăm sóc bảo...