Nhận biết người đang nói dối cực đơn giản qua 7 dấu hiệu
Người ta có thể nói ra những lời dối trá song rất khó có thể lừa dối cả cảm xúc. Cảm xúc thật sẽ mang vẻ chân thành, không chút giả tạo. Khi ta bộc lộ những cảm xúc thật, các bộ phận trên khuôn mặt đều sẽ tỏ rõ điều đó chứ không phải chỉ một, hai bộ phận.
Người nói dối thường tập trung vào lời nói, làm sao để những lời nói của mình nghe có vẻ thật nhất. Điều này khiến họ hoàn toàn có thể bị phát hiện thông qua những ngôn ngữ cơ thể. Các nhà nghiên cứu tin rằng chúng ta có thể phát hiện liệu một người có phải đang nói dối không thông qua những hành vi của họ.
Tất nhiên, không ai nói dối giống hệt người khác và cũng không có dấu hiệu nào mang tính chính xác 100% song dưới đây là 7 dấu hiệu của người nói dối rất phổ biến:
1. Nói ấp úng, ngắt quãng
Một trong những dấu hiệu phổ biến của những người nói dối là lời nói của họ nhát gừng, ngắt quãng. Những quãng nghỉ bị lấp bằng những từ như “à”, “à thì”, “ừ thì”… là lúc họ đang nghĩ xem mình nên nói gì tiếp để không bị lộ. Nếu bạn thấy người ấy trả lời một chuyện đơn giản rất ngắt quãng, ngập ngừng thì có thể họ đang không nói sự thật với bạn.
2. Biểu cảm quá lâu
Thường thì cảm xúc thật của chúng ta sẽ biểu hiện không quá 5 giây. Nếu ai đó thể hiện biểu cảm, cảm xúc quá 5 giây, có thể đó là những cảm xúc giả tạo. Hãy chú ý khi người đó vẫn mãi giữ một khuôn mặt biểu cảm sau khi nghe câu chuyện của bạn nhé!
3. Cảm xúc chậm hơn lời nói
Video đang HOT
Các nhà khoa học phát hiện rằng cảm xúc luôn là điều đi trước lời nói. Nếu ai đó nói “Câu chuyện của cậu hài hước quá” nhưng mãi sau đó mới biểu hiện vui vẻ thì rất có thể lời khen của họ dành cho bạn không phải thật lòng.
4. Sự chân thành của cảm xúc
Người ta có thể nói ra những lời dối trá song rất khó có thể lừa dối cả cảm xúc. Cảm xúc thật sẽ mang vẻ chân thành, không chút giả tạo. Khi ta bộc lộc những cảm xúc thật, các bộ phận trên khuôn mặt đều sẽ bộc lộ điều đó chứ không phải chỉ một, hai bộ phận.
Ví dụ biểu cảm vui vẻ, hạnh phúc sẽ được thể hiện không chỉ trên khuôn miệng mà cả bằng mắt, lông mày…
5. Lặp từ nhiều
Nói lặp đi lặp lại nhiều lần các từ ngữ là một trong những biểu hiện của người đang nói dối. Có thể họ đang cố làm cho bạn và cả bản thân họ tin vào những lời bản thân đang nói dối.
6. Trả lời bằng chính những từ ngữ trong câu hỏi
Nếu ai đó sử dụng cách diễn đạt giống hệt với câu hỏi bạn đưa ra, có thể họ đang cảm thấy không thoải mái vì sắp nói dối. Họ cố gắng bám sát điều người hỏi vì sợ việc nói gì thêm có thể để lộ ra rằng họ đang không nói thật.
Bên cạnh đó, nhiều người nói dối thường lặp lại câu hỏi một lần nữa. Đây là cách để họ “câu giờ”, kiếm thêm thời gian để nghĩ ra câu trả lời sao cho nghe hợp lý.
7. Lấy tay che mặt hay miệng
Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của người nói dối đó là họ sẽ vô thức che một bộ phận trên mặt như che miệng chẳng hạn. Đó là một phản ứng tâm lý tự nhiên của con người. Dấu hiệu này rất dễ thấy nên nếu thấy người đó nói chuyện không tự nhiên, liên tục che miệng, hãy nghi ngờ tính chính xác của câu chuyện họ nói.
Bảo Anh
Mang dịch bệnh ra đùa cợt ngày Cá tháng Tư là phạm pháp
Ngày 1.4, hay còn gọi là ngày "Cá tháng Tư" lâu nay vẫn được cho là ngày "có thể nói dối" với những trò đùa vô hại. Nhưng lúc này, khi cả hệ thống chính trị và người dân chống dịch COVID-19 thì lại càng không thể đùa cợt. Hành vi này, dù mang danh nghĩa "Cá tháng Tư" cũng sẽ bị nghiêm trị.
Ảnh minh họa
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.
Theo đó, thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 1.4.2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.
Đây là lúc chính quyền các cấp và người dân phải tuân theo Chỉ thị ở mức cao nhất. Đặc biệt là những yêu cầu về cách ly, giao tiếp xã hội.
Đây là lúc toàn thể nhân dân tự giác chấp hành các yêu cầu, các biện pháp phòng chống dịch, tích cực tham gia khai báo y tế tự nguyện, thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình mình và tham gia có trách nhiệm với các hoạt động phòng, chống dịch.
Đây là lúc người dân cần được tiếp cận với những thông tin chính xác nhất, từ những cơ quan có trách nhiệm.
Đây là lúc người dân thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng bằng việc kiên quyết không tạo ra những tin giả để làm trò đùa, không lan truyền tin giả và tham gia tố giác khi thấy những thông tin mang danh ngày Cá tháng Tư ra để đùa cợt.
Đây cũng là lúc lực lượng chức năng, cơ quan công an sẽ sẵn sàng tiến hành xử lý nghiêm những hành vi tạo và lan truyền tin giả, tin không đúng sự thật ngoài xã hội và trên mạng xã hội.
Chỉ có sự đồng lòng, nghiêm túc với kỷ luật sắt mới giúp chúng ta nhanh chóng chiến thắng dịch bệnh.
Ngày Cá tháng Tư và những ngày bình thường khác, mang dịch bệnh ra làm trò đùa là phạm pháp.
LINH ANH
Lỗ hổng trong khai báo y tế Khai báo y tế phụ thuộc nhiều vào sự trung thực và tính tự giác, nên khó phát hiện khi người khai nói dối. Ảnh minh họa Một số trường hợp nhập cảnh thời gian qua không khai báo hoặc khai y tế gian dối. Bệnh nhân Covid-19 thứ 17 tại Hà Nội là một ví dụ. Cô nhập cảnh ngày 2/3, không...