Nhận biết ngay những nguyên nhân gây rối loạn tiền đình thường gặp
Rối loạn tiền đình là bệnh rất thường gặp ở người cao tuổi. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị các loại bệnh gây ra rối loạn tiền đình thường gặp.
Nhận biết được nguyên nhân gây rối loạn tiền đình sẽ có hướng điều trị sớm và phù hợp
Rối loạn tiền đình là gì?
Tai trong và não của bạn có sự liên kết giúp bạn giữ thăng bằng khi đi bộ, đứng dậy hay đi trên bề mặt gồ ghề. Đây được gọi là hệ thống tiền đình.
Nếu một bệnh hoặc chấn thương làm ảnh hưởng tới hệ thống này sẽ dẫn tới rối loạn tiền đình. Chóng mặt và dễ mất cân bằng là triệu chứng phổ biến nhất khi bị rối loạn tiền đình nhưng đôi khi có thể ảnh hưởng tới thính giác và thị giác của người bệnh.
Rối loạn tiền đình nguyên nhân do đâu?
Đầu tiên nên hiểu rằng cơ thể con người duy trì sự cân bằng bằng thông tin cảm giác từ ba hệ thống:
Tầm nhìn
Cảm ứng ở bàn chân, thân và cột sống
Hệ thống tiền đình
Đầu vào cảm giác từ ba hệ thống được tích hợp và não bộ xử lý. Đáp lại, thông điệp phản hồi được gửi tới mắt giúp duy trì tầm nhìn ổn định và đến các cơ giúp duy trì tư thế và trạng thái thăng bằng.
Hệ thống tiền đình gồm tai trong và não bộ
Hệ thống tiền đình khỏe mạnh sẽ cung cấp thông tin đáng tin cậy về định hướng không gian. Tín hiệu hỗn hợp từ tầm nhìn hoặc từ thân thể có thể không đảm bảo.
Hệ tiền đình có vai trò quan trọng trong việc đón nhận thông tin để não bộ giữ trạng thái cân bằng cho cơ thể. Vì thế khi bị rối loạn tiền đình, hệ thống này không giải quyết được những xung đột dẫn đến chóng mặt, hoa mắt và mất cân bằng.
Nguyên nhân dẫn tới rối loạn tiền đình thường gặp nhất là do:
Video đang HOT
Quá trình lão hóa
Một số bệnh, di truyền hoặc môi trường cũng làm tăng nguy cơ rối loạn tiền đình.
Một số loại bệnh rối loạn tiền đình thường gặp – Triệu chứng và cách điều trị
1. Bệnh chóng mặt lành tính do tư thế (BPPV)
Bệnh chóng mặt lành tính do tư thế gây cảm giác choáng váng khi thay đổi vị trí
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh chóng mặt khi thay đổi vị trí, gây ra cảm giác choáng váng khiến bạn xoay tròn và mất cân bằng. Bệnh xảy ra khi các tinh thể canxi nhỏ ở một phần tai di chuyển tới một khu vực mà chúng không nên ở đó. Hậu quả là tai trong thông tin tới não bộ rằng bạn đang di chuyển trong khi bạn không thực sự di chuyển.
Cách điều trị: Bệnh BPPV có thể điều trị qua các chuyển động đầu mà bác sĩ hướng dẫn người bệnh thực hiện. Chuyển động đầu giúp đặt các tinh thể canxi về đúng vị trí.
Đây là một bệnh nhiễm trùng tai trong. Nguyên nhân do một cấu trúc mỏng manh nằm sâu bên trong tai gọi là mê đạo bị viêm. Hậu quả viêm không chỉ ảnh hưởng tới thính giác và sự cân bằng mà người bệnh còn bị đau tai, ù tai, xuất hiện mủ hoặc chất lỏng từ tai, buồn nôn và sốt cao.
Cách điều trị: Nếu viêm mê đạo tai do vi khuẩn, điều trị bệnh phải sử dụng kháng sinh. Bác sĩ cũng có thể khuyên người bệnh dùng steroid để giảm viêm hoặc một loại thuốc khác giúp chống nôn và chóng mặt.
3. Viêm dây thần kinh tiền đình
Viêm dây thần kinh tiền đình dẫn tới chóng mặt, buồn nôn và khó đi lại
Nhiễm virus ở một bộ phận khác trong cơ thể như thủy đậu hoặc sởi có thể gây ra rối loạn ảnh hưởng tới dây thần kinh gửi âm thanh và cân bằng thông tin từ tai trong tới não của bạn.
Các triệu chứng phổ biến nhất là:
Chóng mặt đột ngột
Buồn nôn, nôn
Đi lại khó khăn
Cách điều trị: Để điều trị viêm dây thần kinh tiền đình, bác sĩ có thể cho thuốc để loại bỏ hết các loại virus gây ra bệnh.
4. Bệnh Meniere
Những người mắc chứng rối loạn này có thể bị chóng mặt, ù tai (tiếng ù, ầm trong tai), mất thính giác và cảm giác đầy trong tai. Điều này có thể gây ra bởi có quá nhiều chất lỏng trong tai trong, do virus, dị ứng hoặc phản ứng tự miễn dịch. Bệnh có thể làm mất thính lực trở nên tệ hơn theo thời gian và dẫn tới điếc trong một số trường hợp.
Cách điều trị: Thay đổi lối sống có thể giảm bớt ảnh hưởng bởi bệnh – như cắt giảm muối, caffein và rượu. Dùng thuốc có thể làm giảm triệu chứng bệnh. Trong một số ít trường hợp, người bệnh cần phẫu thuật để giảm các triệu chứng của bệnh. Các bộ phận của tai trong bị ảnh hưởng bị cắt hoặc loại bỏ để ngừng gửi tín hiệu cân bằng sai tới não.
5. Lỗ rò Perilymphatic (PLR)
Bệnh PLR là do vết rách hoặc khiếm khuyết giữa tai giữa và tai trong chứa đầy chất lỏng có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt và dễ gây mất thính giác. Bệnh có thể do dị tật bẩm sinh hoặc có thể do tăng áp lực trong tai, chấn thương đầu hoặc nâng vật nặng.
Cách điều trị: Phẫu thuật có thể giúp sửa chữa lỗ rò perilymph. Có thể lấy mô từ bên ngoài tai của bạn để lấp vào phần lỗ rò bị rách gây ra.
6. Chứng đau nửa đầu tiền đình
Nếu não bộ gửi tín hiệu sai tới hệ thống cân bằng của bạn có thể dẫn tới đau đầu dữ dội, chóng mặt, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, mất thính giác và ù tai. Một số người còn cho rằng họ bị mờ mắt.
Nếu bạn bị đau nửa đầu thường xuyên, bác sĩ có thể cho bạn loại thuốc để ngăn ngừa bệnh. Nhiều loại thuốc, bao gồm thuốc chống trầm cảm và thuốc chẹn kênh canxi có thể giúp ích.
7. Thiếu máu não – Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình dễ bị bỏ qua
Thiếu máu não – Căn nguyên bệnh rối loạn tiền đình dễ bị bỏ qua
Tuy có nhiều bệnh và yếu tố dẫn tới rối loạn tiền đình nhưng bị thiếu máu não được xem là nguyên nhân phổ biến nhất nhưng lại hay bị bỏ qua. Người bị rối loạn tiền đình do thiếu máu não có thể kèm theo các triệu chứng bệnh như: đau mỏi vai gáy, đau đầu, đau cứng cổ, tê bì chân tay,…
Hướng mới trong điều trị rối loạn tiền đình bằng bài thuốc Đông y
Người bệnh rối loạn tiền đình nên áp dụng phương pháp điều trị bệnh bằng cách tăng cường tuần hoàn não. Tăng lưu lượng máu lên não giúp tăng oxy, dưỡng chất giúp não bộ được nuôi dưỡng tốt hơn, đào thải các chất độc và phục hồi chức năng tốt. Từ đó giúp hệ thống tiền đình hoạt động hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng thuốc Đông y thông thường thì khó có được hiệu quả. Dù hiếm nhưng hiện nay vẫn có một số bài thuốc Đông y bí truyền hiệu quả vượt trội như bài thuốc hoạt huyết của một lương y ở Tây Nguyên. Hiện nay, bài thuốc đã được chuyển giao cho Nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO sản xuất thành thuốc Đông y thế hệ 2 tiện dụng.
Minh Tâm
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Thận trọng dùng thuốc khi bị cảm cúm
Khi thời tiết lạnh, sẽ rất nhiều người bị cảm cúm. Một trong những triệu chứng khi bị cảm cúm là sốt. Đây là một phản ứng bảo vệ của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Chỉ nên dùng thuốc hạ sốt giảm đau khi sốt cao
Khi nào cần hạ sốt?
Sốt là cơ chế bảo vệ chống lại các tác nhân gây bệnh. Khi sốt nhẹ (dưới 38 độ C) thường ít gây hại, không khó chịu nhiều, lại có lợi cho cơ chế bảo vệ của cơ thể thì không nên dùng thuốc hạ sốt. Hơn nữa, dùng thuốc hạ sốt sẽ làm mất các hiệu ứng có lợi, làm thay đổi diễn biến tự nhiên của bệnh, gây nhiễu cho quá trình theo dõi kết quả của thuốc điều trị đặc hiệu. Trong trường hợp này chỉ cần điều trị loại trừ nguyên nhân gây sốt. Cần hạ nhiệt khi sốt cao, nhiệt độ nách trên 38,5 độ C.
Lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt
Trên thực tế rất thường hay gặp trường hợp bị cảm sốt. Có thể do cơ thể có sức đề kháng kém, bị "dị ứng thời tiết" lúc giao mùa, cảm lạnh, cảm cúm hoặc nhiễm virus... cũng gây sốt. Với các trường hợp này, khi mới mắc bệnh thì thường chỉ thấy gai gai sốt (sốt do virus có thể sốt cao) kèm theo các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho, đau đầu, đau trước trán, đau người... Khi đó, nếu dùng thuốc kháng sinh và thuốc hạ sốt giảm đau thì sẽ gây hại thêm cho người bệnh. Bởi uống thuốc hạ sốt sẽ chỉ làm mất đi triệu chứng của bệnh, trong khi thực tế cơ thể vẫn đang bị nhiễm bệnh.
Chỉ nên dùng thuốc hạ sốt giảm đau khi sốt cao hoặc đau quá không chịu được, gây ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt hay công việc. Tuy nhiên, như vậy cũng chỉ giúp giảm triệu chứng chứ chưa chữa được căn nguyên gây bệnh. Khi cảm sốt thông thường mà dùng thuốc hạ sốt, làm mất đi lợi ích của phản ứng sốt, khiến sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, rất dễ biến chứng chuyển sang các bệnh khác như viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, thậm chí là viêm phế quản hoặc viêm phổi...
Do đó, trước khi dùng thuốc hạ sốt thì nên dùng phương pháp vật lý, bao gồm cởi bớt quần áo cho thoáng, chườm bằng đắp khăn thấm nước ấm lên bẹn, nách, trán, hai bên thái dương... Khi biện pháp này không hiệu quả thì nên dùng phương pháp dùng thuốc hạ sốt. Các thuốc thường dùng để hạ sốt, giảm đau như aspirin, paracetamol, ibuprofen... Thuốc hạ sốt không có tác dụng điều trị nguyên nhân mà chỉ làm giảm triệu chứng, nên khi thuốc được thải trừ thì sốt sẽ trở lại.
Ngoài ra, có thể dùng phương pháp hạ sốt do cảm cúm hay cảm thời tiết theo y học cổ truyền như: uống thuốc chữa cảm cúm từ thảo dược, xông hoặc tắm nước ấm... sau đó ủ ấm cho ra mồ hôi để giải biểu vừa giúp cơ thể sảng khoái, nhẹ nhõm, vừa trục xuất hết các "khí độc" gây bệnh ra khỏi cơ thể. Thuốc cảm cúm từ thảo dược có thể là thuốc thang sắc lấy nước hoặc các chế phẩm dạng hiện đại, được bào chế thành viên thuốc uống. Các loại thuốc này đều nên uống với nước ấm hoặc nước nóng để tăng hiệu quả giải cảm. Giải cảm càng sớm càng đạt hiệu quả tốt và hạn chế thấp nhất các biến chứng sau cảm cúm.
Theo anninhthudo
Ngồi máy tính nhiều, cô gái ngã quỵ khi đứng dậy: BS nói đó là dấu hiệu bệnh tiền đình Nhân viên văn phòng, nhân viên IT là những đối tượng dễ mắc rối loạn tiền đình. Tuy nhiên khi xuất hiện triệu chứng nhiều người lại thường bỏ qua. Bác sĩ Hải Yến chỉ rõ những triệu chứng điển hình của hội chứng rối loạn tiền đình. Nữ nhân viên văn phòng bất ngờ khi mắc rối loạn tiền đình Rối loạn...