Nhận biết đậu phụ có thạch cao, nhiễm nấm
Theo chuyên viên tư vấn nữ công Đỗ Kim Trung, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, để làm đậu phụ không cần phải dùng đến thạch cao, chỉ cần ít giấm nuôi hoặc chính nước chua của lần làm đậu phụ trước.
Theo cách này, một ký đậu nành thường chỉ làm được khoảng 800g đậu phụ, người bán sẽ không thể có lời. Do vậy, người ta thường cho thêm bột năng và một số phụ gia vào, thường gặp nhất là thạch cao xây dựng (vì rất dễ mua).
TS Đống Thị Anh Đào, Bộ môn Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa TP.HCM cho biết: Thạch cao xây dựng là một chất cơ thể không hấp thu, không tan trong nước, có chứa nhiều tạp chất, nhiều kim loại nặng như sắt, đồng, chì… Nếu dùng sản phẩm có chứa thạch cao lâu dài, những kim loại nặng sẽ bám trên bề mặt thành ruột non làm hạn chế khả năng tiết dịch để tiêu hóa thức ăn, đồng thời gây cản trở và làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng. Lâu dần, gan sẽ yếu đi, cơ thể suy yếu vì thiếu chất dinh dưỡng và dễ bị vi khuẩn tấn công. Ngoài ra, để làm đậu phụ, người ta còn dùng một số muối như canxi sunfat (CaSO4) hoặc canxi clorua (CaCl2), là những chất mà cơ thể có thể hấp thu theo đường máu. Nếu dùng với tỷ lệ cao, cơ thể hấp thu không hết, canxi sẽ được thải ra theo đường tiểu, lâu ngày có thể vôi hóa, gây nên bệnh sỏi thận.
Riêng với đậu phụ non, để tạo độ mềm mịn, người ta bổ sung thêm chất gelatine vào nước đậu nành. TS Phan Thế Đồng, Trưởng khoa Công nghệ hóa – thực phẩm, ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho biết: gelatine được trích từ da và xương của động vật (heo, bò, dê, cừu, cá…). Nếu công nghệ không tốt, nguyên liệu chế biến gelatine không đảm bảo vệ sinh, người dùng sản phẩm gelatine sẽ có nguy cơ bị nhiễm một số bệnh truyền nhiễm từ động vật.
Theo cô Đỗ Kim Trung, miếng đậu phụ được làm theo cách an toàn sẽ có mùi thơm và vị béo đặc trưng của đậu nành, giống như khi ăn váng sữa đậu nành còn nóng. Đậu phụ cho nhiều thạch cao thường có vị hơi chát, nếu cho nhiều bột thì sờ vào thấy cứng, nặng tay. Tránh chọn những loại có vị béo lạ hoặc mùi quá thơm vì đó có thể là mùi vị của phụ gia.
Đậu phụ còn rất dễ bị nhiễm nấm, khuẩn trong quá trình chế biến và bảo quản. Nấm có thể sinh sôi rất nhanh trên những khay ép không được vệ sinh kỹ, qua tay người làm và cả trong quá trình bày bán. Vì vậy, khi chọn lựa, nên bỏ qua những miếng đậu phụ có mùi lạ, vị chua – TS Đống Thị Anh Đào tư vấn.
Video đang HOT
Theo Dantri
Tắc trách dây chuyền, học sinh giỏi có nguy cơ trượt đại học
Mặc dù thí sinh nộp hồ sơ đúng thời hạn, nhưng do quá trình chuyển hồ sơ từ trường đến Sở Giáo dục rồi đến trường đại học quá chậm, cộng thêm việc nhân viên bưu điện "ngâm hồ sơ" khiến một học sinh giỏi đang có nguy cơ trượt đại học.
Đó là trường hợp của em Nguyễn Văn Chương (học sinh lớp 12B1, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng). Em Chương nộp hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển vào ĐH Dầu khí Việt Nam, và thi nhờ ở trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng. Kết quả 3 môn thi khối B, em đạt 20 điểm.
Với điểm thi đại học 20 điểm, cộng với giải Khuyến khích môn Hóa học trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia trong năm học vừa qua, em Chương đủ điều kiện được ưu tiên xét tuyển vào Trường ĐH Dầu khí Việt Nam - trường đại học mà em đã làm hồ sơ đăng ký được ưu tiên xét tuyển. Theo quy định, học sinh được ưu tiên xét tuyển vào ĐH trong trường hợp như em Chương là đạt giải Khuyến khích trong kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, và có điểm thi đại học cao hơn ít nhất 4 điểm so với điểm sàn của Bộ GD-ĐT.
Thế nhưng, đến ngày 8/8, khi ĐH Dầu khí Việt Nam công bố danh sách thí sinh trúng tuyển vào trường năm nay, em Chương và gia đình rất bất ngờ và lo lắng khi không thấy tên Chương trong danh sách.
Em Nguyễn Văn Chương (bên phải) cùng gia đình đang hết sức bức xúc và lo lắng trước nguy cơ em trượt đại học mặc dù em đủ điều kiện được ưu tiên xét tuyển vào ĐH Dầu khí Việt Nam.
Trao đổi với PV Dân trí, em Chương cho biết: "Ngay khi Trường ĐH Dầu khí Việt Nam có thông báo thời hạn nhận hồ sơ ưu tiên tuyển thẳng, xét tuyển thẳng đối với học sinh giỏi cấp quốc gia với hạn chót là ngày 11/4. Từ ngày 10/4, em đã hoàn tất hồ sơ gửi phòng giáo vụ của trường em đang học là THPT chuyên Lê Quý Đôn để nhà trường hoàn tất hồ sơ chuyển qua Sở Giáo dục và chuyển tới ĐH Dầu khí Việt Nam như quy định.
Đến 23/4, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn mới chính thức có thông báo về việc làm hồ sơ đăng ký tuyển thẳng, xét tuyển thẳng, em lại làm tiếp một bộ hồ sơ nữa gửi về trường cho chắc.
Thế nhưng không hiểu làm sao, như em và gia đình vừa được biết, đến tận ngày 27/6, khi đã quá muộn, muộn đến hơn 2 tháng so với thời hạn, thì Sở GD-ĐT Đà Nẵng mới bắt đầu gửi bưu điện chuyển phát hồ sơ của em đến ĐH Dầu khí Việt Nam. Hồ sơ không đến được do không ai nhận được hoàn trả về. Lúc này, Bưu cục Quận Thanh Khê (Đà Nẵng) lại "ngâm" hồ sơ của em luôn ở Bưu cục mà không chuyển trả về nơi gửi là Sở GD.
Toàn bộ sự chậm trễ trên, em Chương không hề hay biết. Em đã nộp hồ sơ đúng thời hạn và chỉ chuyên tâm ôn thi đại học, và với kết quả thi đạt 20 điểm, em chắc chắn mình được ưu tiên xét tuyển vào ĐH Dầu khí Việt Nam. Thế nhưng, đến khi trường công bố danh sách thí sinh trúng tuyển, em bị sốc khi không thấy tên mình trong đó".
Em Nguyễn Văn Chương đã làm hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển vào ĐH Dầu khí Việt nam, và thi nhờ tại trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, đạt 20 điểm.
Anh Hùng - bố của em Chương cho biết: "Quá lo lắng khi không thấy tên cháu trong danh sách thí sinh trúng tuyển, gia đình đã cùng cháu đến Sở GD, và Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn để báo sự việc. Lúc này, mới phát hiện ra, đến ngày 27/6, Sở mới mang hồ sơ của cháu đến Bưu cục Q. Thanh Khê (Đà Nẵng) để gửi đi. Sang ngày 28/6, Bưu cục ở Bà Rịa - Vũng Tàu phát hố sơ đến trường ĐH thì bảo vệ nhà trường cho biết trường đã nghỉ hè, không có ai nhận. Ngày 12/7, Bưu cục ở Bà Rịa - Vũng Tàu hoàn trả hồ sơ của cháu về Bưu cục Q. Thanh Khê (Đà Nẵng). Hồ sơ bị ngâm ở Bưu cục, nhân viên Bưu cục không hoàn trả lại hồ sơ của cháu đúng quy định.
Mọi sự chậm trễ trên, gia đình và cháu hoàn toàn không biết để có hướng giải quyết. Cháu cứ yên tâm đi thi và chắc ăn mình đậu rồi. Đâu có ngờ. Tôi làm trong ngành Dầu khí mới về hưu đây. Từ nhỏ, cháu đã ước mơ theo học ngành Dầu khí, nên cháu chỉ có một nguyện vọng duy nhất, đi thi và đăng ký được ưu tiên xét tuyển du nhất vào trường ĐH Dầu khí Việt Nam. Quá bức xúc và lo lắng, gia đình đã gửi đơn tới nhiều cơ quan chức năng để mong có sự can thiệp của các cấp giúp cháu được vào đại học trong thời gian sớm nhất; cũng như làm rõ sự tắc trách của các bên làm ảnh hưởng tới việc học tập, tới tương lai của cháu".
Về sự việc của em Chương, sau khi gia đình báo sự việc vào ngày 9/8, ngày 12/8, ông Lê Trung Chinh, Giám đốc Sở GD Đà Nẵng đã có công văn gửi GS.TS Bùi Văn Ga - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT. Công văn nêu rõ: Trong quá trình thực hiện công tác thu nhận hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển, do sơ suất của cán bộ tuyển sinh, nên đến ngày 18/6, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn mới chuyển hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển của em Chương để Sở. Đến ngày 27/6, Sở chuyển hồ sơ vào trường. Hồ sơ không có người nhận nên bị hoàn trả lại. Tuy nhiên, Bưu cục Quang Trung (Q. Thanh Khê, Đà Nẵng) không phát hoàn công văn này về Sở.
Phía Bưu cục, bà Phạm Thị Lệ Hà, trưởng Bưu cục Quang Trung (Q. Thanh Khê, Đà Nẵng) cũng thừa nhận sự sai sót. Đúng quy định, khi nhận được bưu phẩm chuyển hoàn thì nhân viên bưu cục phải hoàn lại bưu phẩm cho Sở GD thành phố. Nhưng nhân viên lại ngâm hồ sơ. Sự việc chỉ được phát hiện khi em Chương xem điểm thi và khiếu nại.
Sở GD Đà Nẵng cũng đã xin nghiêm túc rút kinh nghiệm, nhận khuyết điểm trong việc để xảy ra sai sót nêu trên. Đồng thời, trong công văn gửi đến Thứ trưởng Bùi Văn Ga, Sở GD-ĐT thành phố cũng đã đề nghị Thứ trưởng quan tâm giải quyết để thí sinh Nguyễn Văn Chương được tuyển vào Trường ĐH Dầu khí Việt Nam.
Khánh Hiền
Theo Dantri
Ước mơ đại học của cô học trò mồ côi cha, mẹ bệnh liệt giường Cha mất khi em Nhanh vừa lên 5 tuổi, còn mẹ em bị gai cột sống, thần kinh tọa rồi nằm liệt giường nhiều năm nay. Trong đợt 2 kỳ thi ĐH vừa qua, cô học trò nhà nghèo mồ côi cha đã tìm đến chùa để có thể tiết kiệm tiền lo thuốc thang cho mẹ. Đó là hoàn cảnh của em...