Nhận biết dấu hiệu sớm của cơn đau tim
Đối với các bệnh nhân đau tim, thời gian thực sự là vàng. Càng phát hiện sớm các biểu hiện của cơn đau tim và điều trị kịp thời, hiệu quả sẽ càng cao và nguy cơ tử vong càng giảm.
Cơn đau tim là một dạng tai biến thường gặp ở người tuổi trung niên và người cao tuổi có một hay nhiều nguy cơ của bệnh tim mạch như: tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, tăng cholesterol máu, hút thuốc lá nhiều…
Cơn đau tim xảy ra khi có một hoặc nhiều mạch máu đến nuôi tim bị tắc nghẽn đột ngột. Sự tắc nghẽn mạch máu này khiến việc nuôi dưỡng tế bào cơ tim bị sút giảm trầm trọng có thể dẫn đến chết tế bào cơ tim. Những tế bào cơ tim bị chết này không tham gia được việc dẫn truyền điện tim và co bóp của cơ tim.
Tổn thương tế bào cơ tim với số lượng lớn hay tại một số vị trí đặc biệt có thể làm tim ngừng đập. Trong những trường hợp này, việc sơ cứu ban đầu là rất cần thiết để cứu sống người bệnh. Sự hiểu biết về những triệu chứng của cơn đau tim cũng như dấu hiệu tim ngừng đập là rất quan trọng có thể giúp đỡ được cho người thân và bạn bè.
Các dấu hiệu sớm của cơn đau tim: Cơn đau tim thường thể hiện một cách rất tinh tế, với biểu hiện đau hoặc khó chịu ở ngực. Triệu chứng đau ngực thường rất mơ hồ, mờ nhạt và được người bệnh mô tả như cảm giác nằng nặng, tưng tức hoặc co thắt ở ngực. Trong một số trường hợp, cảm giác đau hoặc khó chịu ở ngực có thể lan tới tận cổ, lưng, hàm, tay và vai.
Các cơn đau tim xuất hiện nhiều nhất vào khoảng 4 – 10 giờ sáng, thời điểm mà tuyến thượng thận giải phóng vào máu một lượng lớn adrenaline. Khoảng các cơn đau tim diễn ra một cách thầm lặng, không có biểu hiện đau ngực. Ở bệnh nhân đái tháo đường, tỷ lệ cơn đau tim thầm lặng có thể còn cao hơn nhiều.
Video đang HOT
Ngoài triệu chứng đau ngực, người bệnh có thể cảm thấy: đột nhiên bị tê hoặc yếu ở mặt, cánh tay hoặc chân, nhất là nếu chúng xuất hiện ở cùng một bên; đột nhiên bị lẫn, không nói được hoặc không hiểu điều người khác nói; nhìn mờ ở một hoặc cả 2 mắt; không bước đi được, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc mất khả năng thực hiện các động tác; đột nhiên bị đau đầu dữ dội, không rõ lý do; bị ợ, buồn nôn hoặc nôn, khó thở, đổ mồ hôi, mệt lả, thậm chí là ngất (những triệu chứng này có thể tồn tại dai dẳng hoặc lúc có lúc không).
Khi người thân hoặc những người bên cạnh mình có những dấu hiệu này, cần xử trí nhanh chóng, nhận biết rõ các triệu chứng và bình tĩnh kiểm soát tình huống.
- Đặt bệnh nhân ngồi hoặc nằm xuống ở tư thế thoải mái.
- Nới rộng quần áo và không cho phép bệnh nhân cử động.
Sau đó cần nhanh chóng gọi ngay số điện thoại trung tâm cấp cứu. Nếu bệnh nhân đã từng bị đau tim thì người này thường mang theo thuốc ngậm dưới lưỡi – một loại thuốc giúp làm giãn mạch máu nuôi tim, tăng cường cung máu cho tim. Bạn nên hỏi bệnh nhân có mang thuốc này theo hay không và lấy hộ thuốc cho bệnh nhân, không nên để bệnh nhân tự đi tìm thuốc. Giúp ổn định tâm lý bệnh nhân trong lúc chờ xe cứu thương đến.
Chuẩn bị sẵn sàng hô hấp nhân tạo xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
Theo SKĐS
Thêm bí quyết giúp bạn chống lại những cơn đau tim
Tiếng cười không chỉ giúp bạn vui vẻ mà còn chống lại những cơn đau tim. Vậy tại sao bạn không tận dụng những lợi ích của"liều thuốc' này!
Cười xua tan những cơn đau tim
Tiếng cười cùng với sự hài hước có thể giúp bạn bảo vệ và chống lại những cơn đau tim.
Theo một nghiên cứu gần đây của các chuyên gia tim mạch tại ĐH Y Maryland ở Baltinmore (Mỹ), người ta đã so sánh câu trả lời hài hước của 300 người. Một nửa trong số những người tham gia hoặc bị một cơm đau tim hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vàng; còn một nửa số người không bị bệnh tim. Kết quả cho thấy, những người bị bệnh tim cười ít hơn khoảng 40% với những người cùng tuổi không có bệnh tim.
GS. Michael Miller (Giám đốc của Trung tâm Tim mạch dự phòng tại ĐH Maryland) cho biết: Chúng tôi vẫn chưa biết chính xác lý do tại sao nụ cười có thể bảo vệ trái tim, nhưng tất cả chúng ta đều biết rằng, căng thẳng thần kinh có liên quan đến sự suy giảm các hàng rào bảo vệ nội mạc mạch máu. Điều này có thể gây ra một loạt các phản ứng viêm dẫn đến nồng độ chất béo và cholesterol tăng cao, bám vào động mạch vành và cuối cùng là gây ra một cơn đau tim.
Còn một nghiêm cứu trước đó của TS, Ramon Mora -Ripoll (Giám đốc Y khoa của Viện Tiếng cười quốc tế tại Barcelona, Tây Ban Nha) cùng với các cộng sự đã làm một tìm kiếm toàn diện tất cả những nghiên cứu về tác dụng của tiếng cười và sự hài hước trong y khoa. Kết quả là đã tìm ra hiệu quả của tiếng cười trong 30 chuyên khoa, từ tim mạch, hô hấp đến ung thư...
Công trình này ghi nhận hiệu quả tích cực của tiếng cười bao gồm làm tăng cung lượng tim, giảm đề kháng ở thành mạch máu, có khuynh hướng làm giảm bệnh mạch vành và loạn nhịp tim, giảm nguy cơ nhồi màu cơ tim tái phát trong quá trình phục hồi tái vận động. Đáng chú ý là tiếng cười vui vẻ gắn liền với việc giảm tầm suất xuất hiện nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường nguy cơ cao.
Ảnh minh họa
Hãy cười nhiều hơn để giảm bệnh
Thật đơn giản, bạn có thể cười đùa trong các sinh hoạt hàng ngày, cũng giống như các hoạt động lành mạnh khác, chẳng hạn như đi cầu thang thay vì thang máy. "Có lẽ thỉnh thoảng nên đọc một cái gì đó hài hước hoặc xem một đoạn video hài hước và cố gắng tìm cách để nhìn nhận vấn đề ít nghiêm trọng hơn", GS. Michael Miller nói.
Một chuyên gia khác về bệnh tim tại Trung tâm Y khoa của ĐH tổng hợp Maryland (Mỹ) cho biết: Mức độ ảnh hưởng khi xem một cuốn phim buồn tương đương với mức độ khi người ta hồi tưởng về những thời điểm gây tức giận hoặc khi họ đang có cảm giác buồn chán ở trong đầu, vì thế hãy hạn chế xem phim thể loại này. Còn khi điều trị bệnh tim nên cười nhiều, vì ảnh hưởng khi xem một cuốn phim hài tương đương với một buổi tập thể dục nhịp điệu, hoặc khi dùng thuốc trợ tim statin.
Những bộ phim hài có thể giúp cho tim làm việc tốt hơn nhờ sự lưu thông của máu được cải thiện. Các nhà khoa học đã tìm thấy những bằng chứng rằng, cười giúp cho tim đập khỏe hơn nhờ sự tăng cường lưu thông của máu trong hệ động mạch. Do đó khi điều trị bệnh tim nên cười nhiều.
Theo VNE
Xét nghiệm máu mới dự báo cơn đau tim Các nhà khoa học Mỹ tại Viện Nghiên cứu The Scripps ở bang California thông báo áp dụng dạng xét nghiệm máu mới được gọi là "xác định tế bào endothelial luân chuyển" (HD-CEC) để chẩn đoán bệnh nhân có nguy cơ cao bị cơn đau tim. Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Physical Biology, GS Pete Kuhn và cộng...