Nhận biết dấu hiệu bạn bị bệnh ung thư phổi
Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất do các khối u ác tính gây ra.
Như hầu hết các bệnh ung thư khác, ung thư phổi cũng có cơ hội được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm.
Dưới đây là những triệu chứng ung thư phổi hàng dễ phân biệt nhất
Nói chung, khi bị ung thư phổi, người bệnh có thể thấy các triệu chứng chung là có nhiều thay đổi có thể xảy ra trong phổi và vùng ngực. Chẳng hạn như:
- Ho dai dẳng và liên tục
- Đau ở lưng, ngực và vai. Tuy nhiên, mỗi người lại có cảm nhận cơn đau khác nhau, nhất là trong những lúc ho
- Thay đổi về lượng và màu sắc của đờm
- Khó thở
- Giọng nói thay đổi, trở nên khàn khàn
- Nói khó khăn qua từng hơi thở
- Ho ra máu
- Mất cảm giác ngon miệng, giảm cân và liên tục mệt mỏi
- Đau xương và khớp, sưng ở cổ và mặt
- Dễ bị chảy máu
Video đang HOT
Ngoài ra còn có các triệu chứng ít gặp hơn như:
- Giọng nói khàn
- Nuốt khó
- Có thay đổi trong hình dạng của ngón tay và móng tay
- Tắc nghẽn mạch máu ở vùng mặt
- Khó thở
Có một số loại tế bào ung thư phổi khi vào máu có thể dẫn đến các triệu chứng liên quan đến nội tiết tố, bao gồm:
- Yếu trong cơ bắp
- Tê các ngón tay
- Buồn ngủ, chóng mặt và sự nhầm lẫn
- Sưng ngực ở nam giới
- Cục máu đông
Có nhiều bí quyết hướng dẫn bạn phòng ngừa bệnh ung thư phổi. Một số cách dưới đây được coi là hiệu quả tương đối cao mà bạn nên thực hiện hàng ngày.
- Chú ý đến trọng lượng cơ thể
- Tập luyện 30 phút để cơ thể ra mồ hôi
- Uống trà và cà phê ở mức vừa phải
- Tăng cường ăn các loại rau quả tươi
- Tránh xa cám dỗ của chất béo
- Ăn nhiều cá, thịt gà: Ít sử dụng thịt lợn, thịt bò, thịt dê
- Bỏ rượu, thuốc lá và thói quen ăn trầu
- Ăn ít muối
- Luôn giữ cho tâm hồn thanh thản, giảm bớt stress.
Theo SKDS
Hút thuốc lá yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra hút thuốc lá là nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi, các bệnh phổi mạn tính. Ngoài nguyên nhân gây các bệnh lý về hô hấp, hút thuốc lá còn tác động lên hệ tim mạch và là một trong những yếu tố nguy cơ chính của bệnh lý động mạch vành, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh mạch ngoại vi...
Chính các bệnh lý này lại tác động lẫn nhau gây ra vòng xoắn quẩn làm cho bệnh cảnh lâm sàng càng thêm trầm trọng. Mặt khác, hút thuốc lá còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như dạ dày, đại tràng, khả năng hoạt động tình dục, tâm thần... Vì những tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ cộng đồng và nhờ việc truyền thông giáo dục sức khỏe của ngành Y tế và các hoạt động xã hội khác nên hiện nay, việc hút thuốc lá tại các nước phát triển đã giảm nhiều trong khi đó thì hút thuốc lá lại gia tăng ở các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước châu á trong đó có Việt Nam.
Hút thuốc lá gây ra nhiều bệnh tật, trong đó có các bệnh tim mạch.
Mối liên quan giữa hút thuốc lá và các bệnh lý tim mạch.
Chỉ riêng hút thuốc lá cũng đã là một yếu tố nguy cơ độc lập, quan trọng gây ra các bệnh lý tim mạch. Nhưng khi hút thuốc lá ở những người có kèm theo các nguy cơ khác như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, béo phì hoặc người có yếu tố gia đình bị bệnh tim mạch thì tác hại của thuốc lá sẽ gấp lên rất nhiều lần chứ không chỉ đơn thuần là tác dụng cộng. Mặt khác, các nhà nghiên cứu trên Thế giới cũng chỉ ra rằng Nicotine chỉ là một trong 4000 thành phần có hại tìm thấy được trong thuốc lá. Do vậy, những loại thuốc được quảng cáo có lọc Nicotine cũng không làm giảm đáng kể nguy cơ đối với bệnh tim mạch.
Như vậy, hỳt thuốc lá gây hại tim mạch như thế nào?
Tác động tức thời của hút thuốc lá
Khi hút thuốc lỏ, ngay lập tức làm tăng nồng độ chất Cathecholamine trong máu (đây là chất nội tiết có vai trò kích thích hệ thống thần kinh giao cảm của cơ thể) và tăng chất carbon monoxid. Các chất này có thể làm khởi phát những cơn đau ngực hoặc làm nặng thêm bệnh tim khác. Mặt khác, nồng độ Nicotine tăng trong máu cũng gây co mạch, tăng huyết áp, tăng nhịp tim làm tim phải làm việc nhiều hơn hoặc cũng có thể gây ra những rối loạn nhịp tim. Các nghiên cứu cũng cho thấy, mức độ ảnh hưởng đến tim mạch cũng tăng theo mức độ hút thuốc lá, tức là càng hút nhiều hút lâu, nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng cao.
Hút thuốc lá gây vữa xơ động mạch
Hút thuốc lá làm tăng nhanh quá trình vữa xơ động mạch từ đó gây ra các bệnh lý tim mạch như: Tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, tai biến mạch não, bệnh động mạch ngoại vi... Hút thuốc lá gây ra vữa xơ động mạch theo nhiều cơ chế: Trước hết nó làm tăng nồng độ chất carbon monoxid (một chất có nhiều trong thuốc lá), là chất làm tổn thương sự toàn vẹn mềm dẻo của lòng mạch tạo điều kiện cho hình thành nhanh mảng xơ vữa Hút thuốc làm giảm chất HDL-cholesterol (cholesterol có lợi) và làm tăng nồng độ LDL-cholesterol (cholesterol có hại) và tăng triglycerid (mỡ máu) gây tăng tình trạng vữa xơ động mạch. Thêm vào đó, hút thuốc cũng làm tăng khả năng đông máu vì vậy sẽ dễ hình thành cục máu đông trên cơ sở mảng xơ vữa. Cuối cùng, có thể gây nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ não. Hút thuốc cũng làm cho lớp tế bào nội mạc mạch (lớp tế bào lát trong thành mạch) bị tổn thương, mất tính trơn nhẵn đàn hồi, từ đó sẽ dễ dàng hình thành mảng xơ vữa dưới lớp nội mạc.
Các nghiên cứu cho thấy, khi dừng hút thuốc lá làm tăng nồng độ chất HDL-cholesterol và giảm chất LDL-cholesterol và làm giảm tốc độ hình thành xơ vữa động mạch.
Bỏ hút thuốc lá có lợi gì?
Tốt nhất là không hút thuốc vì những lợi ích của việc không hút thuốc lá như đã nói ở trên..
Vấn đề đặt ra là đối với những người đã hút thuốc rồi thì việc bỏ hút thuốc có lợi ích như thế nào? Trong một tổng kết các nghiên cứu theo dõi lâu dài của việc bỏ hút thuốc so với những người vẫn tiếp tục hút thuốc lá được đăng tải báo cáo sức khoẻ của Hoa kỳ năm 1995 qua 16 năm theo dõi cho thấy: những người bỏ hút thuốc lá đã làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch của họ một cách đáng kể so với người tiếp tục hút. Đặc biệt nguy cơ này giảm chỉ còn 1,3 so với 2,0 lần ở người hút thuốc lá nhiều đã bỏ so với những người không bỏ hút thuốc lá. Bên cạnh đó, việc bỏ hút thuốc lá ở người chưa từng có biểu hiện của bệnh tim mạch sẽ giảm nguy cơ bệnh tim mạch về sau một cách rất rõ ràng. Còn đối với người đã bị bệnh tim mạch thì việc bỏ hút thuốc lá làm giảm nguy cơ tái phát bệnh hoặc làm nặng bệnh.
Ở những người đã hút thuốc lá trong một giai đoạn dài (nhiều chục năm) thì khi bỏ hút thuốc lá vẫn có lợi ích đối với việc giảm nguy cơ của bệnh tim mạch. Việc bỏ hút thuốc lá thậm chí còn có lợi ích giảm đàng kể tỷ lệ bệnh tim mạch ngay trong nững ngày đầu tiên. Theo báo cáo của Ban sức khoẻ Hoa kỳ về lợi ích của bỏ hút thuốc lá năm 1990, việc bỏ thuốc lá đã làm giảm đi một nửa các biến cố bệnh tim mạch trong năm đầu và sau khi bỏ 10 năm thì nguy cơ chỉ còn gần tương tự như ở người chưa từng hút thuốc.
Một số người hút thuốc lá lo ngại rằng: khi bỏ thuốc lá sẽ làm tăng cân và như vậy có ảnh hưởng ngược lại đến sức khoẻ không? Việc tăng cân này là do khi bỏ hút thuốc lá người ta thấy ngon miệng hơn hoặc thường thấy cần phải ăn uống gì đó để quên đi cảm giác hút thuốc lá. Thêm vào đó chuyển hoá sẽ tăng khi có Nicotine và khi ngừng hút thuốc lỏ thì chuyển hoá cơ thể sẽ giảm đi. Tăng cân ở người đang thiếu cân thì càng tốt cho sức khoẻ, còn đối với người đang thưa cân mà tăng cân thì chúng ta đã biết: lợi ích của bỏ hút thuốc lá sẽ là rất vượt trội nếu so với việc tăng cân tức thời ngay sau khi bỏ hút thuốc lá. Hơn nữa, chúng ta còn có kế hoạch giảm cân sau khi bỏ hút thuốc lá như: ăn uống cáo khoa học, tập thể lực đều đặn hàng ngày, làm việc điều độ...vì vây chúng ta không cần phải suy nghĩ, băn khoăn nhiều và hãy ngừng hút thuốc lá càng sớm càng tốt.
Vấn đề hút thuốc lá bị động
Bản thân người hút thuốc lỏ không chỉ gây hại cho chính mình mà còn gây hại cho những người xung quanh như gia đình, bè bạn, đồng nghiệp, nơi công cộng... Những người bị ảnh hưởng này gọi hút thuốc lá bị động. Khi hút thuốc các chất độc không phải là được đốt cháy toàn bộ, hơn nữa khói thuốc lá sẽ phát tán các chất độc như carbon monoxid, nocotine... Chất cotinine, một chất chuyển hoá của nicotine có thể qua rau thai dễ dàng gây ảnh hưởng đến thai nhi nếu người mẹ có hút thuốc lá. Những đứa trẻ mà có bố mẹ hút thuốc lá dễ bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp hơn. Phụ nữ hút thuốc lá mang thai dễ xảy thai, đẻ non, hoặc trẻ đẻ thiếu cân. Nhiều nghiên cứu cho thấy: hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ - hoặc chết trong nôi (SIDS) xảy ra nhiều hơn ở trẻ có mẹ hút thuốc khi mang thai.
Trước đây, nhiều nghiên cứu mới chỉ đề cập đến khả năng có thể gây ung thư phổi cao hơn ở người hút thuốc bị động. Nhưng những nghiên cứu sau đó đã chỉ ra rằng: hút thuốc lá bị động cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch đáng kể (tới 30% so với người không tiếp xúc với người hút thuốc). Trong số đó, hút thuốc lá bị động ở công sở cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch đến 4 lần và nếu ở gia đình thì còn làm tăng lên nhiều nữa. Vấn đề cũng rõ ràng là nếu người hút thuốc lá bị động mà tránh khỏi được môi trường thuốc lá thì cũng giảm được nguy cơ mắc bệnh đáng kể như người hút thuốc lá bỏ hút thuốc lá vậy.
Theo SKDS
Bệnh ung thư dạ con có nguy cơ ngày một tăng Con số thống kê đưa ra cho thấy tỉ lệ phụ nữ sinh ít con hoặc không sinh bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ con tăng lên nhanh chóng. Nếu so sánh với 30 năm trước đây thì tỉ lệ này tăng đến 50%. Các bác sĩ chuyên khoa cho hay nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng nhanh này là...