Nhận biết bệnh thận mạn để kịp thời chữa trị
Bệnh thận mạn ít là một bệnh rất nguy hiểm, tuy nhiên bệnh thường được phát hiện muộn khi bệnh đã nặng. Vì vậy, mọi người dân nên chủ động đi khám định kì đế có những phát hiện và chữa trị kịp thời.
16,8% người trưởng thành mắc bệnh
Theo PGS.TS Đỗ Gia Tuyển, Trưởng khoa Thận Tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai cho biết, suy thận mạn là tình trạng suy giảm chức năng thận mạn tính không hồi phục theo thời gian nhiều tháng, nhiều năm, do tổn thương không hồi phục về số lượng và chức năng của các nephron.
Bệnh nhân cần phân biệt rõ bệnh thận mạn tính và suy thận mạn tính. Khái niệm bệnh thận mạn tính đã bao hàm cả suy thận mạn. Như vậy khi 1 người được chẩn đoán bệnh thận mạn tính không đồng nghĩa với suy thận mạn, mà cần biết mình ở giai đoạn nào. Bệnh nhân chỉ được coi là suy thận mạn khi mắc bệnh thận mạn có mức lọc cầu thận
Bệnh thận giai đoạn cuối hay bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối là giai đoạn nặng nhất của bệnh thận mạn. Các biểu hiện gặp trên lâm sàng là do hậu quả của tình trạng tích tụ các độc chất, nước và điện giải trong máu. Các độc tố này khi thận bình thường được thải qua thận. Hậu quả cuối cùng biểu hiện trên lâm sàng là hội chứng urê máu cao. Suy thận mạn giai đoạn cuối tương ứng với bệnh thận mạn tính giai đoạn 5 (mức lọc cầu thận
Theo một báo cáo của Mỹ cho thấy, 16,8% người trưởng thành (từ 20 tuổi trở lên) mắc bệnh thận mạn, hơn 500.000 bệnh nhân (BN) điều trị thận suy bằng lọc máu và ghép thận.
Như vậy, tỉ lệ hiện hành của BN bệnh thận mạn giai đoạn cuối (ESRD) ở Mỹ đang tăng lên, trong khi tỉ lệ mắc mới khá ổn định, điều đó cho thấy lượng BN ESRD tăng lên chủ yếu do tuổi thọ của các BN này ngày càng cao.
Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu trên toàn quốc, tuy nhiên nghiên cứu theo từng vùng địa lý cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh thận mạn ngày càng tăng cao.
Video đang HOT
PGS.TS Đỗ Gia Tuyển, Trưởng khoa Thận Tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “M ột người được coi là mắc bệnh thận mạn khi có 1 trong 2 tiêu chuẩn:
1. Là tổn thương cấu trúc hoặc chức năng thận kéo dài trên 3 tháng, có kèm hoặc không kèm giảm GFR (mức lọc máu cầu thận), bao gồm tổn thương bệnh học thận (trên sinh thiết) hoặc bất thường trong xét nghiệm nước tiểu hoặc máu, hoặc trên chẩn đoán hình ảnh.
2. GFR nhỏ hơn 60ml/phút/ 1.73m2 kéo dài trên 3 tháng, có kèm hoặc không kèm tổn thương thận “.
Hệ thống lọc của thận. Ảnh: BV Bạch Mai
Nguyên nhân bệnh thận mạn
Theo TS Tuyển : “Ở Việt Nam nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh thận mạn tính là bệnh cầu thận mạn các thể loại khác nhau, sau đó đến viêm thận bể thận mạn do sỏi, đái tháo đường, tăng huyết áp… “.
Ở Mỹ, đái tháo đường (chiếm 40% ca mắc mới ESRD), tăng huyết áp (25% ca mắc mới), viêm cầu thận (10%), và nguyên nhân khác: bệnh lý đường tiết niệu, thận đa nang, lupus, bệnh thận do thuốc giảm đau, không rõ nguyên nhân….
Bác sĩ Tuyển cho biết thêm: “N hững người có nguy cơ cao mắc bệnh thận mạn tính là các bệnh nhân đái tháo đường,tăng huyết áp, xơ vữa mạch, suy tim, bệnh tiết niệu: Bệnh thận-tiết niệu tắc nghẽn, bàng quang thần kinh, các bệnh dị dạng đường tiết niệu cần phẫu thuật, bệnh hệ thống gây tổn thương thận: Lupus ban đỏ hệ thống, viêm mạch, viêm khớp dạng thấp, đa u tủy xương…Những người dùng kéo dài những thuốc sau: Giảm đau chống viêm, thuốc ức chế calcineurin, lithium cacbonate, aminosalicylates… Những người có bố (mẹ) mắc bệnh thận mạn giai đoạn 3-5 và người trên 65 tuổi“ .
Nói chung người mắc bệnh thận mạn ít được phát hiện sớm, đa phần bệnh xuất hiện và tiến triển âm thầm ít có triệu chứng rầm rộ, thường khi được phát hiện đã ở giai đoạn nặng. Vì vậy, cần đi kiểm tra định kỳ để tầm soát bệnh này, phát hiện sớm sẽ giúp cho có biện pháp dự phòng và điều trị để làm chậm tiến triển của bệnh thận mạn tính.
Hà Thu
Theo phapluatplus
Lọc màng bụng giải pháp mới cho người suy thận
Theo thống kê của Hội thận học thế giới cũng như tại Việt Nam, tỉ lệ bệnh thận mạn trong cộng đồng là 13%. Hằng năm, phòng khám Nội thận Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM tiếp nhận hơn 30.000 lượt người đến khám và số lượng tăng 30% qua các năm.
BS Phương Thảo đang khám cho người bệnh
Khi thận suy yếu, không còn chức năng tạo nước tiểu và loại bỏ chất thải, nước dư thừa ra khỏi cơ thể, người bệnh diễn tiến đến suy thận giai đoạn cuối. Lúc này, người bệnh cần phải điều trị thay thế thận để có thể duy trì cuộc sống bình thường. Bên cạnh điều trị thay thế thận, ghép thận, chạy thận nhân tạo thì phương pháp lọc màng bụng là giải pháp tối ưu cho những người bệnh mới bắt đầu điều trị thay thế thận.
Gần đây, Việt Nam đã đưa vào sử dụng máy lọc màng bụng tự động, giúp người bệnh dễ hòa nhập với cuộc sống. Với máy lọc màng bụng tự động, người bệnh kết nối với máy một lần trước khi ngủ, sau đó máy tự thay dịch suốt đêm, đến sáng hôm sau, người bệnh có thể ngắt kết nối và sinh hoạt bình thường.
Mới đây, khoa Nội thận - Thận nhân tạo đã tiếp nhận điều trị thành công cho trường hợp anh H.Q.V (40 tuổi, ngụ tại Tiền Giang) được chẩn đoán suy thận giai đoạn cuối với mức lọc cầu thận chỉ có 5 mL/phút/1,73m2 da, kèm suy tim nặng. Trường hợp này, nếu chạy thận nhân tạo sẽ có nhiều biến chứng.
Qua thăm khám sơ bộ và tiến hành các cận lâm sàng cần thiết, khoa Nội thận - Thận nhân tạo đã tư vấn phương pháp lọc màng bụng bằng máy tự động cho anh V. Sau 2 tuần điều trị và chăm sóc kỹ lưỡng, anh V. được xuất viện và tiếp tục thực hiện lọc màng bụng tại nhà.
ThS BS. Huỳnh Ngọc Phương Thảo, Trưởng khoa Nội thận - Thận nhân tạo Bệnh viện ĐH Y dược cho biết: "So với các phương pháp điều trị thay thế thận trước đây, lọc màng bụng được đánh giá là có nhiều ưu điểm. Nếu tiến hành chạy thận, người bệnh phải vào bệnh viện 3 lần/tuần thì khi tiến hành lọc màng bụng, người bệnh chỉ cần thay dịch màng bụng tại nhà.
Phương pháp ghép thận tuy có ưu điểm vượt trội, giúp người bệnh có chất lượng cuộc sống tốt nhất, nhưng điều nan giải là phải tìm được thận phù hợp với người bệnh để ghép. Trong khi đó, lọc màng bụng có ưu thế hơn, đặc biệt đối với những người bệnh mới bắt đầu điều trị thay thế thận.
Phương pháp lọc màng bụng giúp máu được lọc liên tục nên gần giống với chức năng thận tự nhiên hơn, ít bị xáo trộn môi trường bên trong cơ thể. Bên cạnh đó, chế độ ăn kiêng cũng ít nghiêm ngặt hơn, người bệnh duy trì được nước tiểu, ít biến động huyết áp, ít bị nhiễm trùng máu và viêm gan siêu vi hơn so với các phương pháp khác".
Theo infonet
7 bộ phận cơ thể nếu thiếu con người vẫn sống Cơ thể mất đi thận, lá lách, ruột thừa, đại tràng, túi mật, dạ dày, cơ quan sinh sản vẫn không ảnh hưởng tính mạng. Cơ thể con người có khả năng phục hồi rất tuyệt vời. Khi bạn hiến một lượng máu, cơ thể sẽ mất khoảng 3,5 nghìn tỷ hồng cầu nhưng chúng sẽ sớm được thay thế. Thậm chí, bạn...