Nhận biết bệnh sa trực tràng
Sa trực tràng là hiện tượng thành trực tràng thoát ra khỏi cơ thắt hậu môn. Có 2 loại sa trực tràng là sa không hoàn toàn và sa toàn bộ.
Ảnh minh họa
Em năm nay 25 tuổi, mới sinh con đầu lòng, do quá trình đẻ rất khó, rặn đẻ lâu, nên sau đó hậu môn có lòi ra một cục màu hồng, khó khép chân, thấy đau. Vậy em xin hỏi có phải em bị sa trực tràng không, thưa bác sĩ?
nguyenmai@gmail.com
Sa trực tràng là hiện tượng thành trực tràng thoát ra khỏi cơ thắt hậu môn. Có 2 loại sa trực tràng là sa không hoàn toàn và sa toàn bộ.
Video đang HOT
Nguyên nhân khiến trực tràng bị sa chủ yếu là phối hợp với các bệnh khác, gây kích thích rặn liên tục (như: polyp hậu môn, trực tràng, trĩ nội, sỏi bàng quang) hoặc nguyên nhân làm suy yếu cơ nâng hậu môn. Triệu chứng thường gặp là thấy hậu môn lòi ra 1 cục, rớm máu, bị són phân.
Nếu sa trực tràng mới phát hiện có thể ấn vào dễ dàng nhưng nếu phát hiện muộn thì khối trực tràng sa tăng lên, có những biến chứng như ra máu, cơ hậu môn co thắt, phù nề…
Để tránh không bị sa trực tràng, bạn nên tăng cường vận động thể chất, tránh làm việc gắng sức, đứng lâu, ngồi xổm. Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, không để hiện tượng táo bón quá lâu. Tăng cường bổ sung vi chất, vitamin nhóm B. Trong thực đơn hằng ngày phải có rau xanh và quả chín, uống nhiều nước.
8 triệu chứng cảnh báo cơ thể thiếu hụt protein
Khi cơ thể thiếu hụt protein, bạn thường xuyên thay đổi tâm trạng, dễ bị phù nề, nhanh đói và mệt mỏi.
Phù nề: Một trong những dấu hiệu phổ biến cho thấy cơ thể thiếu hụt protein là phù nề, đặc biệt ở bụng, chân, bàn chân và bàn tay. Thông thường, protein lưu thông trong máu - đặc biệt là albumin - giúp giữ chất lỏng không tích tụ trong các mô. Nếu thiếu protein, chất lỏng tích tụ nhiều, gây sưng tấy. Ảnh: Medicalnewstoday.
Thay đổi tâm trạng: Theo Webmd, não bộ sử dụng chất dẫn truyền thần kinh để chuyển tiếp thông tin giữa các tế bào. Nhiều chất dẫn truyền thần kinh được tạo thành từ các axit amin - khối cấu tạo của protein. Vì vậy, thiếu protein trong chế độ ăn uống có thể khiến cơ thể không tạo ra đủ chất dẫn truyền thần kinh đó. Điều này sẽ thay đổi cách hoạt động của não bộ. Chẳng hạn, với mức dopamine và serotonin thấp, bạn có thể cảm thấy chán nản hoặc quá khích. Ảnh: Healthstatus.
Các vấn đề về tóc, móng và da: Sự thiếu hụt protein thường để lại dấu hiệu trên da, tóc và móng tay. Những bộ phận này phần lớn được tạo ra từ các protein như elastin, collagen và keratin. Khi cơ thể bạn không thể tạo ra chúng, tóc dễ bị giòn, mỏng, dễ gãy; làn da khô và bong tróc; móng tay xuất hiện các đường kẻ, gờ sâu. Ảnh: Headtopics.
Yếu ớt và mệt mỏi: Nghiên cứu cho thấy chỉ một tuần không ăn đủ protein có thể ảnh hưởng các cơ chịu trách nhiệm về tư thế và chuyển động của con người, đặc biệt từ 55 tuổi trở lên. Theo thời gian, việc thiếu protein có thể làm mất đi khối lượng cơ bắp, từ đó, khiến bạn yếu ớt, khó giữ thăng bằng và chậm trao đổi chất. Nó cũng có thể dẫn đến thiếu máu vì các tế bào không nhận đủ oxy, khi đó, bạn sẽ thường xuyên mệt mỏi. Ảnh: Medicinenet.
Nhanh đói: Theo Prevention, điều này có vẻ rõ ràng. Cùng carbohydrates và chất béo, protein có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nếu luôn cảm thấy thèm ăn dù vừa ăn xong một lúc, bạn có thể cần bổ sung thêm protein. Các nghiên cứu phát hiện ăn thực phẩm giàu protein giúp bạn cảm thấy no lâu hơn trong ngày. Ảnh: Eatthis.
Vết thương chậm lành: Những người thiếu protein thường thấy vết cắt và vết xước lâu lành hơn. Điều này thường đúng với bong gân và các rủi ro khác liên quan tập thể dục. Ngoài ra, protein cũng giúp tạo ra cục máu đông. Thiếu dưỡng chất này khiến máu khó cầm hơn. Ảnh: Reputationtoday.
Thấp còi ở trẻ em: Protein không chỉ giúp duy trì khối lượng cơ và xương, nó còn cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Do đó, sự thiếu hụt dưỡng chất này đặc biệt có hại cho trẻ em khi cơ thể đang phát triển của chúng cần nguồn cung cấp ổn định. Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa lượng protein thấp và sự tăng trưởng suy giảm. Ảnh: Firstcryparenting.
Hệ miễn dịch kém: Protein cung cấp năng lượng cho các kháng thể chống lại bệnh tật. Bạn cần protein để tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng khác, giúp cơ thể khỏe mạnh. Cũng có bằng chứng cho thấy protein có thể thay đổi mức độ vi khuẩn "tốt" chống lại bệnh tật trong đường ruột. Nếu bạn thường xuyên bị cảm lạnh, đó có thể là do cơ thể thiếu hụt protein. Ảnh: Livescience.
Nhiệt độ xuống thấp kiểu "phi mã" có thể gây ra những tổn thương nào cho cơ thể? Bắt đầu tư tối 7/1, Miền Bắc đón thêm một đợt không khí lạnh tăng cường với độ ẩm cao, được dự báo là sẽ gây rét buốt. Khi nhiệt độ xuống thấp sẽ gây ra một số tổn thương cho cơ thể. Khi nền nhiệt độ thấp đi sẽ gây ra những tổn hại nhất định đối với sức khỏe. Ngoài những...