Nhận biết bệnh bị ‘lãng quên’
Do Việt Nam đã đạt được mục tiêu loại trừ bệnh phong ở cấp tỉnh trên cả nước nên số người mắc mới đã giảm còn rất thấp, nên bệnh phong gần như đang bị ‘ lãng quên’ trong cộng đồng.
Di chứng do bệnh phong được ngăn chặn nếu phát hiện sớm – ẢNH: TƯ LIỆU CỦA BỘ Y TẾ
Điều trị miễn phí hoàn toàn
Ths-Bs Hà Tuấn Minh – Phòng chỉ đạo tuyến (Bệnh viện Da liễu T.Ư) cho biết những năm 80-90 của thế kỷ trước, bệnh phong rất nhiều, mỗi năm trên cả nước phát hiện hàng ngàn bệnh nhân phong mới. Trước năm 1982, bệnh phong chỉ được điều trị bằng thuốc sulfone nên trực khuẩn phong kháng thuốc, rất khó khỏi bệnh. Từ năm 1982, với việc áp dụng nhiều loại thuốc, tức là đa hóa trị liệu – ĐHTL (rifampicine, chlofazimine, sulfone), việc điều trị bệnh phong đơn giản và hiệu quả hơn nhiều. Bệnh nhân được điều trị miễn phí hoàn toàn.
“Tuy nhiên khi được chẩn đoán bệnh phong, người bệnh cần uống thuốc đều, đủ liều mới tránh được hiện tượng kháng thuốc và tồn lưu của trực khuẩn phong. Với thể phong có trực khuẩn, thời gian điều trị là một năm, thể không có trực khuẩn thời gian điều trị trong một tháng”, bác sĩ Tuấn Minh cho biết. Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh nhân sẽ được cung cấp kiến thức để phòng và phát hiện các biến chứng (phản ứng phong, viêm dây thần kinh) để tránh được các tàn tật có thể xảy ra.
63/63 tỉnh thành tiêu chí loại trừ bệnh phong
Theo Bệnh viện Da liễu T.Ư, với việc áp dụng đa hóa trị liệu, dịch tễ bệnh phong ở Việt Nam đã thay đổi một cách đáng kể. Hàng trăm ngàn bệnh nhân đã được chữa khỏi trong các năm qua. Và đặc biệt là khi có Chương trình mục tiêu Y tế quốc gia phòng chống bệnh Phong từ 1995 đến nay, dịch tễ về bệnh phong đã chuyển biến tích cực. Nhờ sự nỗ lực của ngành Y tế trong nhiều chục năm qua, tỷ lệ phát hiện, tỷ lệ lưu hành, số bệnh nhân phong mới đều giảm rõ rệt. Từ năm 2015, cả 63/63 tỉnh trong cả nước đã đạt tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong trên quy mô cấp tỉnh. Hiện nay tiếp tục triển khai loại trừ bệnh phong tuyến huyện theo TT 17 của BYT.
Có thể điều trị tại nhà
Bác sĩ Tuấn Minh cho biết bệnh phong là bệnh lây truyền. Bệnh lây từ người bệnh sang người lành qua tiếp xúc trực tiếp qua da và niêm mạc bị xây xát. Phải tiếp xúc lâu dài và thể nhiều khuẩn mới có khả năng lây cao. Những người sống trong cùng nhà với người bị bệnh phong sẽ có khả năng tiếp xúc nhiều và có nguy cơ bị mắc cao hơn người bình thường.
Trước kia bệnh nhân Phong thường được phát hiện muộn, để lại tàn tật, di chứng nặng nề, gây nên định kiến về bệnh. Hiện nay bệnh phong đa số được phát hiện sớm, điều trị khỏi không để lại tàn tật. Tuy nhiên, tàn tật có thể xuất hiện trước, trong và sau điều trị đa hóa trị liệu nên các bệnh nhân phong cần được quản lý và theo dõi chặt chẽ. Tỷ lệ bệnh nhân phong mới bị tàn tật độ 2 đã giảm còn dưới 15%.
Số mắc mới hiện đã giảm nhiều. Những năm gần đây, mỗi năm có khoảng 10 triệu lượt người khám, điều trị bệnh da trong cả nước nhưng chỉ có khoảng 100 – 200 bệnh nhân phong mới được phát hiện.
Video đang HOT
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), hiện chưa có vắc xin phòng bệnh phong, vì vậy các biện pháp dự phòng bao gồm: Tuyên truyền giáo dục sức khỏe bằng nhiều hình thức để mọi người hiểu rõ về bệnh, không sợ hãi, tránh kỳ thị; Vệ sinh môi trường, ăn uống, dinh dưỡng đầy đủ nâng cao sức đề kháng của cơ thể; Khi nghi ngờ có triệu chứng của bệnh, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh tàn tật có thể xảy ra.
Các dấu hiệu sớm của bệnh phong:
- Thay đổi màu sắc da kèm theo mất cảm giác.
- Tổn thương dây thần kinh ngoại biên.
- Tìm thấy trực khuẩn phong tại thương tổn da hoặc thần kinh.
Một người được chẩn đoán là bị mắc bệnh phong khi có ít nhất 1 trong 3 dấu hiệu trên.
Nhiều năm qua ngành y tế đã thực hiện rộng rãi việc phát hiện sớm bệnh phong bằng các biện pháp: tuyên truyền giáo dục y tế về bệnh phong để người dân biết và chủ động đi khám tại các cơ sở y tế. Khám bệnh da tại cộng đồng, ưu tiên lựa chọn các vùng có tỷ lệ lưu hành cao để tìm bệnh phong còn lẩn khuất trong cộng đồng.
Theo thanhnien
Bị bố đánh vào đầu trong cơn tức giận, bé trai 3 tuổi vẫn như 1 đứa trẻ 4 tháng, cả đời tàn tật
Đánh con trai lúc 6 tháng tuổi, em bé tội nghiệp giờ phải ăn qua đường ống truyền và không thể tự ngồi, di chuyển, quay người hay lẫy dù đã gần 3 tuổi.
Bị đánh thức bởi tiếng khóc của con trai, người cha đã vô cùng giận dữ. Anh ta đã dùng tay đánh con trai 6 tháng tuổi của mình rất mạnh vào đầu. Hậu quả, em bé bị đa chấn thương sọ não. Và bác sĩ xác nhận, bé sẽ phải sống chung với cảnh tàn tật cả đời. Hiện tại, bé trai bất hạnh đó được 2 tuổi 8 tháng. Nhưng tuổi phát triển của con mới chỉ tương đương đứa trẻ 4 tháng mà thôi.
Bi kịch từ hành động trong cơn giận của người cha
Theo The Straits Times, tai nạn xảy ra vào 26/8/2016 ở Singapore. Người cha đã rất giận dữ khi con trai mới 6 tháng tuổi của mình không ngừng khóc và ra tay đánh con rất mạnh. Ngày 8/11/2018 vừa qua, người cha 30 tuổi đã được đưa ra tòa với tội danh gây chấn thương nghiêm trọng cho con trai.
Uỷ viên công tố Grace Chua cho biết: " Phạm nhân đã hét lên: 'Câm miệng lại. Nín ngay. Lát nữa, tao còn đi làm, mà mày lại làm ồn, tao không thể ngủ được' rồi đánh nạn nhân một lần vào đầu bằng tay phải".
Công tố viên Kumaresan Gohulabalan bày tỏ: " Khi nạn nhân khóc vào ngày hôm đó, thay vì dỗ dành nạn nhân hay thậm chí kiểm tra để chắc chắn nạn nhân có ổn không thì phạm nhân đã phản bội lại sự tin cậy được trao gửi cho mình bằng cách không chỉ phớt lờ nạn nhân mà còn đánh vào thân thể nạn nhân".
Bé trai đã bị bố đánh rất mạnh vì không ngừng khóc (Ảnh minh họa).
Một lúc sau, đứa trẻ bắt đầu nôn trớ ra sàn và ngủ thiếp đi. Vài tiếng sau, mẹ bé phát hiện con trai đang nửa tỉnh nửa mê và rất yếu. Bé được lập tức đưa vào Bệnh viện Phụ nữ và trẻ em KK. Chụp CT cho thấy, bé bị đa chấn thương sọ não. Ngoài ra, não bé cũng bị ứ dịch. Em phải ở lại bệnh viện suốt 7 tháng và cuối cùng được về nhà hôm 2/3/2017.
Điều đáng buồn là bé trai giờ đã bị tàn tật vĩnh viễn. Em không thể tự ngồi, di chuyển, xoay hay lật người được. Thức ăn, nước uống cũng phải truyền qua một cái ống vào người bé.
Công tố viên Chua cho biết thêm: " Quan trọng là tiếp tục tiến hành can thiệp sớm và những lần tái khám chặt chẽ để ngăn ngừa biến chứng xảy ra. Tuy nhiên, nạn nhân có vẻ cần có sự trợ giúp trong mọi hoạt động của cuộc sống thường ngày và việc di chuyển, đi lại".
Hiện tại, bé trai gần 3 tuổi và anh bé, 4 tuổi, đang sống với cha mẹ nuôi tạm thời. Còn chị gái 2 bé thì sống cùng cha mẹ đẻ. Cha nuôi tạm thời của nạn nhân chia sẻ về tình trạng của bé trai trên: " Có một lần, khi chiếc chăn che kín mặt, con đã không thể có phản ứng gì. Con cũng không thể nằm ngửa và cần được đặt nằm trên một chiếc giường dạng xe đẩy đặc biệt do tình trạng trào ngược axit dạ dày thực quản".
Tuyệt đối không rung lắc khi bé quấy khóc (Ảnh minh họa).
Làm thế nào để giữ bình tĩnh khi em bé không ngừng khóc?
Khi trẻ khóc quấy mãi không thôi, bạn có thể bị thôi thúc bởi cảm giác phải làm bất cứ việc gì, miễn là bé ngừng khóc. Nhưng dù đó là điều gì, tuyệt đối không được đánh hoặc rung lắc trẻ.
Rung lắc trẻ rất nguy hiểm bởi cơ cổ của bé còn yếu và thường xuyên phải nỗ lực để đỡ đầu. Rung lắc bé do đơn thuần tức giận có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường, bao gồm mù mắt, tổn thương não hoặc thiểu năng trí tuệ. Nó có thể đe dọa tính mạng bé hay thậm chí khiến bé tử vong.
Vài cách dỗ bé nín khóc
Trẻ sơ sinh thường khóc khi đói hoặc buồn ngủ. Việc đầu tiên bạn có thể thử là hoặc cho con ăn hoặc bế con lên để vỗ về, ru ngủ. Ngoài ra, hãy kiểm tra xem con có cần thay tã không.
Nếu thời điểm con khóc đã gần tới giờ ngủ ngắn, bạn có thể thay đổi tư thế của trẻ hoặc ru vỗ nhẹ nhàng để trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ. Nếu các cách này đều không hiệu quả, có thể con bạn chỉ cần sự chú ý của bạn hay một chút thời gian được bạn âu yếm mà thôi.
Một số nguyên nhân phổ biến khiến bé sơ sinh khóc:
- Buồn ngủ hoặc mệt mỏi.
- Tè ướt bỉm hoặc bỉm bị bẩn.
- Đói.
- Bị kích thích quá nhiều do tiếng ồn hoặc hoạt động.
- Đau bụng, trào ngược dạ dày - thực quản hay dị ứng đồ ăn.
- Đau hay bệnh.
- Đầy hơi.
- Nỗi lo lắng, sợ hãi người lạ.
Bế con áp vào người mình và trò chuyện với con hoặc hát cho con nghe. Nói với con rằng con đang ổn mà (Ảnh minh họa).
Rất nhiều lần, bé có vẻ hoàn toàn ổn nhưng nhất định không chịu dừng tiếng khóc. Những lúc như vậy, điều quan trọng nhất là giữ bình tĩnh và thử tiếp một trong những việc sau:
- Bế con áp vào người mình và trò chuyện với con hoặc hát cho con nghe. Nói với con rằng con đang ổn mà.
- Thử đi ra ngoài. Bước ra ngoài trời, đi dạo nhanh hoặc lên ô tô đi vài vòng ngắn có thể giúp xoa dịu con bạn.
- Nhắc nhở bản thân rằng cảm giác tức giận bởi tiếng khóc không ngừng nghỉ của con bạn là hoàn toàn bình thường. Nhưng giận dữ không giúp ích gì. Đôi khi, trẻ chỉ cần khóc ra cho thỏa. Trẻ sơ sinh cũng có cảm nhận mà.
- Trong trường hợp bạn là người duy nhất xử lý tình trạng em bé đang khóc, hãy nghỉ một chút khi bạn cảm thấy cần phải như vậy. Đề nghị chồng bạn hoặc một người bạn thân thay bạn một chút cho tới khi bạn bình tĩnh trở lại.
- Khi bạn đã thử gần như mọi cách và em bé vẫn cứ quấy khóc, hãy tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp từ chuyên gia sức khỏe.
Nguồn: Strait Times, Parent
Nhiễm trùng ngón tay do dùng chung dụng cụ làm móng Bị thợ làm móng tay vô tình cắt xước da rướm máu, chị Minh 29 tuổi ở TP HCM sốt cao, vết thương nổi mủ, sưng đỏ. Nhân viên làm móng dùng oxy già sát trùng vết xước cho chị Minh. Một ngày sau vết thương mưng mủ, chị đến phòng khám da liễu kiểm tra. Bác sĩ chẩn đoán chị Minh bị...