Nhận biết 5 kiểu mũ bảo hiểm cơ bản
Thế nào là mũ full-face, mũ nửa đầu, hở mặt…? Những phân loại dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết được các kiểu mũ để sử dụng chúng đúng mục đích và an toàn khi đi mô tô, xe máy.
Có 5 loại mũ bảo hiểm cơ bản dùng cho người lái mô tô, còn các loại khác chỉ mang tính chuyên dụng. Tất cả đều được trang bị dây buộc cằm. Chỉ khi nào người lái thắt chặt dây buộc cằm sao cho thật vừa vặn với đầu thì tác dụng của chiếc mũ bảo hiểm mới được phát huy tối đa.
Sau đây là các loại mũ bảo hiểm được sắp xếp theo khả năng bảo vệ từ cao xuống thấp do người lái và các nhà sản xuất bình chọn.
1. Loại trùm kín đầu (full-face)
Mũ bảo hiểm full-face trùm kín phần đầu của người sử dụng với phần sau phủ toàn bộ sọ não và khu vực bảo vệ trước cằm. Loại mũ bảo hiểm này luôn có một khe hở trong vành đai chắn trước mắt và mũi cùng tấm che mặt bằng nhựa (trong suốt hoặc nhuộm màu) xoay lên xuống tùy ý. Bên cạnh đó, nhiều chiếc mũ full-face còn trang bị thêm lỗ thông khí nhằm lưu thông dòng không khí bên trong.
Mũ bảo hiểm full-face có khả năng bảo vệ đầu tốt nhất.
Điểm thu hút lớn nhất của loại mũ bảo hiểm full-face là khả năng bảo vệ. Một số người không thích chúng vì nóng, cô lập, thiếu gió và hạn chế khả năng nghe. Mũ bảo hiểm full-face dùng cho những tay đua off-road đôi khi còn tháo bỏ cả tấm che mặt nhưng mở rộng phần vành lưỡi trai và chắn cằm.
Theo nhiều nghiên cứu, mũ bảo hiểm full-face bảo vệ người lái tốt nhất vì có đến 35% các vụ tai nạn gây ảnh hưởng đến vùng cằm. Các loại mũ bảo hiểm càng che chắn ít càng kém an toàn hơn cho người sử dụng.
2. Loại off-road/motocross
Đặc trưng của mũ bảo hiểm off-road/motocross là phần cằm và vành lưỡi trai kéo dài, thanh chắn cằm, tấm che nửa mặt đi kèm cặp kính bảo vệ. Vành lưỡi trai có nhiệm vụ che ánh nắng mặt trời chiếu vào mắt người lái khi nhảy lên/xuống.
Video đang HOT
Đặc trưng của mũ bảo hiểm motocross là phần cằm và vành lưỡi trai kéo dài.
Ban đầu, mũ bảo hiểm off-road không gắn thêm thanh chắn cằm. Người lái thường sử dụng mũ bảo hiểm gần giống loại hở mặt như hiện nay kèm theo mặt nạ để tránh bụi hay các mảnh vụn đất đá văng vào mũi và miệng. Mũ bảo hiểm off-road hiện đại bao gồm một thanh chắn cằm (hình tam giác thay cho hình tròn) để bảo vệ mặt khỏi chấn thương, bụi bặm và đất đá bay xung quanh. Khi kết hợp đúng cách với kính mắt, người lái sẽ có cảm giác được bảo vệ như loại mũ bảo hiểm full-face dùng trên đường phố.
3. Loại môđun hoặc lật (flip-up)
Mũ bảo hiểm môđun hoặc lật (flip-up) là sự kết hợp giữa loại full-face và hở mặt dùng trên đường phố thông thường. Ngoài ra, đôi khi chúng còn được gọi với cái tên “bỏ mui” hoặc “lật mặt”. Khi được lắp ghép đầy đủ và đóng lại, trông chúng rất giống loại mũ bảo hiểm full-face nếu có thêm thanh chắn cằm dùng để hấp thụ lực tác động lên mặt.
Mũ bảo hiểm môđun giống loại full-face nhưng linh hoạt hơn nhiều.
Thanh chắn cằm của mũ flip-up có thể xoay ngược lên trên (hoặc tháo rời) bằng một chiếc cần đặc biệt cho phép người sử dụng tiếp xúc với toàn bộ khuôn mặt. Nhờ đó, người lái vẫn có thể ăn, uống hoặc nói chuyện bình thường mà không cần phải nới dây buộc cằm và tháo mũ bảo hiểm.
Mũ bảo hiểm môđun được thiết kế để đội cố định trong suốt thời gian lái, vì thanh chắn cằm tháo lắp tùy chỉnh rất hữu dụng khi đứng yên. Tuy nhiên, hình dáng uốn cong của thanh chắn cằm mở và tấm che mặt có thể tăng lực kéo không khí lúc đang lái, do gió không chạy xung quanh giống như loại mũ 3/4. So với loại hở mặt, thanh chắn cằm của mũ bảo hiểm môđun nhô ra xa hơn hẳn vùng trán, từ đó dễ gây nguy cơ chấn thương cổ cho người lái khi gặp tai nạn.
4. Loại hở mặt hoặc 3/4
Mũ bảo hiểm hở mặt hoặc 3/4 vẫn phủ kín phần sau sọ não nhưng thiếu thanh chắn cằm và tấm che mặt như loại full-face. Nhiều chiếc còn trang bị vành lưỡi trai dài tùy chọn được sử dụng để tránh ánh nắng mặt trời. Mũ bảo hiểm hở mặt có khả năng bảo vệ phần não sau tương tự loại full-face nhưng không che được mặt ngay cả trong trường hợp phi va chạm.
Mũ bảo hiểm hở mặt có khả năng bảo vệ phần não sau tương tự loại full-face nhưng không che được mặt.
Những con bọ, bụi bẩn, thậm chí là gió, đập vào mặt và mắt có thể khiến người lái khó chịu hoặc bị thương. Đó là lý do tại sao khi đội mũ bảo hiểm hở mặt, người lái bao giờ cũng đeo thêm kính râm hoặc kính bảo vệ để che mắt. Ngoài ra, nhiều chiếc mũ 3/4 còn gắn thêm tấm che mặt mở rộng phần trên để bảo vệ mắt.
5. Loại nửa đầu
Mũ bảo hiểm nửa đầu hay còn gọi là “shorty” có thiết kế mặt trước tương tự loại hở mặt nhưng rút ngắn phần sau đầu. Loại nửa đầu có độ phủ tối thiểu theo quy định của luật giao thông Mỹ. Tương tự loại hở mặt, mũ bảo hiểm nửa đầu luôn đi kèm các thiết bị bảo vệ mắt.
Mũ bảo hiểm nửa đầu là loại kém an toàn nhất.
Trái với loại hở mặt và full-face, mũ bảo hiểm nửa đầu rất dễ trượt và rơi khỏi đầu người lái nếu gặp tai nạn. Một số khóa học của Tổ chức An toàn Mô tô đã cấm sử dụng mũ bảo hiểm nửa đầu trong các bài tập lái do khả năng bảo vệ kém hơn các loại khác.
Theo TTTĐ/Autodaily
"Chồn hoang" của Không quân Nga
Không quân Nga sẽ tiếp nhận biên chế phiên bản đặc biệt của tiêm kích Su-25, với mục tiêu đối phó các hệ thống phòng không. Su-25 có khả năng phát hiện và tiêu diệt hệ thống phòng không mạnh như Patriot của Mỹ.
Đến Việt Nam
Chiến tranh Việt Nam 1965-1975 là cuộc chiến đầu tiên xuất hiện sự đối đầu của không quân và các hệ thống tên lửa phòng không, sự thật buộc giới quân sự Mỹ tìm giải pháp đối phó. Trong số những biện pháp như thực hiện như bay ở độ cao thấp và cực thấp, gây nhiễu, v.v... đã nảy sinh quyết định thiết kế các máy bay chuyên dụng phá thủng phòng tuyến tên lửa.
Chương trình chế tạo máy bay đột phá phòng không của Hoa Kỳ mang tên Wild Weasel - "Chồn hoang", đồng thời được sử dụng như ký tự của thiết bị thuộc chương trình này. Ở giai đoạn Wild Weasel I bắt đầu vào năm 1965, Hoa Kỳ sử dụng các tiêm kích F-100 Super Sabre được chế tạo trước đó một thập kỷ, đây là loại máy bay siêu âm đầu tiên của Không quân Mỹ.
Phiên bản F-100F hai người lái trở thành cơ sở cho "Chồn hoang". Đây là máy bay tiêm kích phát hiện radar đối phương bằng bộ thu bức xạ, sau khi nắm thông số sĩ quan thao tác chỉ định hướng mục tiêu cho phi công, tiếp đến phi công phát hiện vị trí của SAM bằng trực quan và thực hiện không kích.
Tuy nhiên, F-100 thiếu tốc độ để hộ tống các máy bay hiện đại khi đó là F-105 Thunderchief và F-4 Phantom II, nên "Chồn hoang" giai đoạn II đã được xây dựng trên cơ sở F-105.
EF-105F xuất hiện trong Không quân Mỹ vào năm 1966 và nhanh chóng được thay thế bằng các F-105G tiên tiến hơn. Tuy nhiên, F-105 bị ngừng sản xuất trước đó từ năm 1964, nên số lượng cần thiết cho phép đổi thiết bị loại hình này thành "sát thủ hệ thống phòng không" đã tiếp tục giảm, trong đó có một phần nguyên nhân là những thiệt hại lớn ở Việt Nam.
Như vậy, các giai đoạn IV và V của chương trình Wild Weasel sử dụng F-4 Phantom II với phiên bản EF-4C Wild Weasel IV và F-4G Wild Weasel V.
Mỗi thế hệ mới của "Chồn hoang" lại được trang bị máy móc và vũ khí hiện đại hơn, bao gồm cả tên lửa, bắt mục tiêu radar bức xạ và các hệ thống chiến tranh điện tử.
Sau chiến tranh Việt Nam, "Chồn hoang" phục vụ ở châu Âu và Viễn Đông, nơi mà trong trường hợp cần thiết, Hoa Kỳ sẽ phải đối phó với lực lượng phòng không của Liên Xô.
Trong những năm 1990, khi "Chồn hoang" cuối cùng được thanh lý, Hoa Kỳ đã chọn phương án khác: nhiệm vụ chọc thủng lá chắn phòng không được giao cho máy bay chiến đấu đa năng F-16C hiện đại. Các phiên bản block 50 và block 52 được trang bị đáp ứng vai trò này.
Hải quân Mỹ cũng đối mặt với vấn đề tương tự đã sử dụng các vũ khí chiến đấu của mình để áp đảo phòng không: ban đầu là EF-10D Skyknight, tiếp đến EA-6A và EA-6B Prowler. Hôm nay khác với Không quân, hạm đội Mỹ vẫn dựa vào các thiết bị chuyên dụng, thay thế cho EA-6B lỗi thời là EA-18G Growler, được tạo ra trên cơ sở phiên bản hai phi công của F/A-18F Super Hornet.
Chặng đường của Nga
Cho đến năm 2008, Không quân Nga không đối mặt với địch thủ được trang bị hệ thống phòng không hạng nặng, ngoài các tên lửa SAM và pháo cao xạ cỡ nhỏ. Vụ đụng độ quân sự năm ngày ở Gruzia hồi tháng 8 năm 2008 cho thấy những hậu quả khả năng với thiệt hại đáng kể. Từ đó, tiềm lực áp đảo lá chắn phòng không đã trở thành một vấn đề được ưu tiên trong quân đội.
Hiện tại trong trường hợp cần thiết, các máy bay tiêm kích tiêu chuẩn của Nga như Su-24 và Su-34, có trang bị tên lửa chống radar, đủ điều kiện đảm nhiệm nhiệm vụ áp đảo phòng không. Tuy nhiên, khả năng của các máy bay này được đánh giá là còn hạn chế.
Cường kích Su-25 đã được quyết định chọn làm nền tảng triển khai cho "Chồn hoang" của Nga. Su-25 sẽ có thể hộ tống nhóm máy bay ném bom và máy bay khu trục. Đồng thời trở thành chỗ dựa cho các chiến đấu cơ hoạt động trên chiến trường. Để giải quyết cả những nhiệm vụ khác, các nhà thiết kế đang suy nghĩ lập phiên bản đặc biệt dựa trên Su-30.
Thêm một phương án khác là thiết kế tổ hợp thiết bị phù hợp trong hình thức container. Kết hợp với các loại vũ khí cần thiết, phương án này có thể biến bất kỳ máy bay chiến đấu tiêu chuẩn của Không quân Nga thành một "Chồn hoang" thực sự.
Theo Dantri
Hàng không lỗ chổng vó Air Mekong (AMK) ngừng bay vào cuối tháng này có nghĩa là người tiêu dùng sắp phải bớt đi một lựa chọn, trong khi mức độ độc quyền, cạnh tranh thiếu lành mạnh lại tăng lên. Ông Dương Chí Thành, Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines (VNA) kiêm Chủ tịch HĐQT Jetstar Pacific (JPA), khẳng định với báo giới: "Hệ thống đường bay...