Nhận biết 1 số loại thuốc chứa corticoid, rất nhiều loại xuất hiện thường xuyên trong đơn thuốc của trẻ, bố mẹ cần hết sức thận trọng
Corticoid được ví như con dao hai lưỡi, vừa giúp trẻ khỏi bệnh nhanh nhưng nếu dùng sai cách sẽ gây hậu quả khôn lường.
Mới đây, thông tin từ Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai cho biết có tới 1/3 bệnh nhân điều trị tại khoa có hiện tượng lạm dụng corticoid, trong đó có không ít bệnh nhân trẻ em khiến các bố mẹ “giật mình”.
Corticoid là nhóm thuốc có tác dụng chống dị ứng, chống viêm và ức chế miễn dịch, được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau: bệnh vảy nến, chàm và các bệnh viêm da dị ứng; sốc phản vệ hay mề đay…; hen phế quản và tắc phổi nghẽn mạn tính; hội chứng thận hư nguyên phát…; viêm đa khớp và thấp khớp cũng được điều trị bằng corticoid.
Dựa vào kí hiệu để biết nhóm thuốc có chứa corticoid
Mặc dù đa số các phụ huynh đều không muốn cho con dùng thuốc có chứa corticoid vì “nghe nói nó gây hại thận, xương khớp” nhưng vấn đề là, hầu hết trẻ bị ho, viêm đường hô hấp, bệnh ngoài da đều được kê dùng corticoid.
Để biết loại thuốc mà trẻ đang sử dụng có chứa corticoid hay không, cách tốt nhất là bố mẹ cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ.
Thông thường các nhóm thuốc corticoid thường có đuôi “sone” (“son”) hoặc “olone” (“olon”) (Ảnh minh họa).
Thuốc có chứa corticoid nếu trong thành phần có những chất sau: hydrocortisone, prednisolone, prednisone, methylprednisolone, triamcinolone, fluocinolone, fluticasone; beclomethasone, betamethasone, dexamethasone…
Để dễ dàng nhận biết hơn, bố mẹ có thể dựa vào kí hiệu để biết nhóm thuốc có chứa corticoid. Thông thường các nhóm thuốc corticoid thường có đuôi “sone” (“son”) hoặc “olone” (“olon”). Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ, ví dụ: budesonide, do đó để chắc chắn thì bố mẹ cần đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng cả về thành phần, công dụng và cách dử dụng của mỗi loại thuốc. Đặc biệt cần lưu ý chỉ sử dụng nhóm thuốc corticoid khi có sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng.
Một số loại thuốc thường dùng cho trẻ nhỏ có chứa corticoid
Dưới đây là một số loại thuốc thường gặp trong đơn thuốc của trẻ nhỏ có thành phần là corticoid. Trong đó phổ biến nhất là các thuốc bôi ngoài da và thuốc điều trị viêm đường hô hấp.
Video đang HOT
- Thuốc mỡ trị viêm da Flucinar: Chứa thành phần fluocinolone.
- Kem bôi trị viêm da Eumovate: Đây là loại kem thường được dùng khi điều trị viêm da cơ địa (chàm), viêm da tiếp xúc dị ứng hoặc kích ứng, viêm da tiết bã, hăm tã, thành phần có chứa thành phần chính là Clobetasone Byturate, là một dạng corticosteroid tại chỗ có tác dụng mạnh.
- Kem bôi trị viêm da Fucidin H: Thành phần gồm Acid Fusidic 20mg và Hydrocortison 10mg. Đây là loại thuốc điều trị viêm da ở người lớn và trẻ em, bao gồm viêm da dị ứng và viêm da tiếp xúc.
- Kem bôi trị viêm da Beprosone: Thành phần chính là Betamethason dipropionat, dùng trong điều trị các bệnh viêm da như chàm ở trẻ nhỏ, viêm da quá mẫn, viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh, bệnh vẩy nến, chốc mép.
- Thuốc kháng viêm Medrol: Chứa thành phần methylprednisolone, là thuốc corticosteroid dùng để ức chế hệ miễn dịch và giảm viêm, thường được kê cho trẻ đang có triệu chứng bệnh đường hô hấp (ho).
- Thuốc điều trị hen Symbicort: Chứa thành phần budesonide. Đây là dạng bột hít trị hen được chỉ định trong điều trị thường xuyên bệnh hen (suyễn), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Thuốc nhỏ tai trị viêm tai Polydexa: Điều trị tại chỗ viêm tai ngoài do nhiễm khuẩn, thành phần có chứa Dexamethason.
- Kem bôi trị viêm da Gentrisone: Có công dụng giảm viêm và ngứa của bệnh viêm da và dị ứng da đáp ứng với corticosteroid, chàm cấp và mạn tính, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, viêm da tăng tiết bã nhớn… Gentrisone là một loại thuốc bôi ngoài da trị bệnh da liễu được sử dụng phổ biến, có thành phần là Betamethasone – một loại corticosteroid hóa tổng hợp có tác dụng giảm ngứa và khảng viêm.
- Siro Dalestone-D: Dùng để chống dị ứng khi cần đến liệu pháp corticoid, trong các trường hợp trẻ bị hen phế quản mãn, viêm phế quản dị ứng, viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng, viêm da thần kinh, viêm da tiếp xúc, mề đay… Thành phần thuốc Dalestone-D có chứa Betamethason.
- Thuốc nhỏ mắt, mũi tai Nemydexan: Là thuốc chứa corticoid được chỉ định điều trị 1 số bệnh như viêm kết mạc; nghẹt mũi, viêm mũi; nhiễm trùng ống tai. Thuốc chứa thành phần là Dexamethason.
- Thuốc Colergis: Điều trị các bệnh lý liên quan đến miễn dịch như hen phế quản mãn, viêm phế quản dị ứng, viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng mề đay… Thành phần của Colergis có chứa Betamethasone.
Đắp mặt nạ trắng da, mặt cô gái trẻ sưng vù, nổi mụn
Sau khi xem quảng cáo về một loại mặt nạ đắp lên sẽ có làn da trắng đẹp, cô gái 21 tuổi mua về sử dụng. Sau 2 lần đắp, da mặt cô bị sưng phù, nổi mụn mủ, phải nhập viện.
Bệnh nhân nữ N.T.H (21 tuổi ngụ tại Long An) đến Bệnh viện Da Liễu TP HCM trong tình trạng mặt sưng phù, nổi mụn mủ khắp mặt. Cô cho biết, vì khao khát có làn da trắng đẹp, trước đó cô lên mạng tìm hiểu và mua một loại mặt nạ đông y với giá hơn 600.000 đồng về đắp mặt vì thấy quảng cáo đắp vào da đẹp, trắng.
Sau 2 lần đắp mặt nạ, da mặt cô gái trẻ bị sưng phù phải nhập viện
Lần đầu bệnh nhân đắp không thấy biểu hiện gì nhưng đến lần đắp thứ 2 bệnh nhân thấy da hơi rát, qua ngày hôm sau thì mặt đỏ bừng và đến tối thì mặt sưng phù. Sau khi nhập viện, cô gái trẻ đã được bác sĩ điều trị với thuốc kháng sinh, kháng viêm và thuốc bôi tại chỗ. Qua 1 tuần điều trị, mặt bệnh nhân đã mặt hết sưng, đỏ, tiếp tục theo dõi, điều trị ngoại trú.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Võ Thị Đoan Phượng, Trưởng khoa Lâm sàng 1, Bệnh viện Da Liễu TP HCM cho biết, bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc dị ứng cấp tính, đặc trưng là phản ứng viêm da dạng chàm tại vị trí tiếp xúc với dị nguyên.
Theo phân tích của bác sĩ Đoan Phượng, thời gian để gây ra dị ứng không cố định ở từng người, đó là lý do bệnh nhân đắp lần đầu chưa thấy bất thường, đến lần sau mới có biểu hiện viêm da dị ứng. Nhiều trường hợp quá mẫn có thể xảy ra ngay lần đầu tiếp xúc dị nguyên. Các chất gây dị ứng thường gặp như mỹ phẩm, nước hoa, thuốc nhuộm tóc, phấn hoa...
Sau 1 tuần điều trị, làn da của bệnh nhân gần như trở lại bình thường
Viêm da tiếp xúc dị ứng thường xảy ra trong vòng 48 đến 72 giờ sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Mức độ của phản ứng phụ thuộc vào độ nhạy cảm của bệnh nhân cũng như tác nhân gây dị ứng cụ thể. Phản ứng khởi phát ở vị trí tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, sau đó lan rộng. Các trường hợp cấp tính có thể làm bùng phát ban đỏ, mụn nước và bóng nước, gây ngứa. Các trường hợp mạn tính có thể có biểu hiện da dày lên kèm các vết rạn và nứt da.
Từ trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo, chị em phụ nữ cần thận trọng trong việc lựa chọn và sử dụng mỹ phẩm làm đẹp. Không nên tin tưởng thái quá vào các thông tin không chính xác trên mạng xã hội, không sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc. Khi có bất kỳ biểu hiện bất thường, ngay lập tức đến thăm khám tại các bệnh viện có chuyên khoa da liễu có uy tín để được điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.
Người sưng phù, nứt nẻ do mua thuốc trị vảy nến trên mạng Bệnh viện Da liễu TP.HCM vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân bị tai biến nặng do tự ý mua thuốc trên mạng để điều trị vảy nến. Bệnh nhân N.V.V. (64 tuổi, ngụ tại Đắk Lắk) nhập viện tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM trong tình trạng toàn thân đau nhức, sưng phù, da đỏ, nứt, tróc vảy, đi lại rất...