Nhận ba điểm 0 vì chép bài nhau
‘Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại là thành 0 điểm’, nội dung chia sẻ.
Theo đó, trong tiết kiểm tra môn địa lý ba bạn My, Tâm và Thư đã chép bài lẫn nhau và tất nhiên đã không qua được mắt giáo viên. Ba bài nhận điểm 0 cùng lời phê giống bài Tâm, Thư, My lần lượt cho mỗi bạn.
Chia sẻ nhận được hàng chục nghìn lượt thích.
Trong phần bình luận, nhiều học sinh cũng chia sẻ hình ảnh từng rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Chẳng qua bài giống bài thôi mà.
Thư và Nga cùng cảnh ngộ.
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí khiến giáo viên bất ngờ
Đề thi HSG môn Địa lí tại TP.HCM khiến giáo viên bất ngờ khi một số câu hỏi ở lớp 9 và lớp 12 có sự tương đồng.
Video đang HOT
Sáng 17-3, Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức kỳ thi học sinh giỏi lớp 9, lớp 12 cấp TP. Kỳ thi gồm rất nhiều môn, trong đó có môn Địa lí.
Đề thi môn Địa lí được giáo viên đánh giá cao vì mang tính thời sự, có tính giáo dục cao, tăng cường kỹ năng sử dụng bản đồ.
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9. Ảnh: KH
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12. Ảnh: KH
Giáo viên phát hiện trong đề thi lớp 9 và lớp 12 có nhiều điểm tương đồng trong một số câu hỏi. Họ đặt câu hỏi không biết là sự vô tình hay chủ ý của người ra đề.
Một điều cũng đáng lưu ý, trong đề thi lớp 9 có sai sót về số liệu. Điều này khiến giáo viên băn khoăn liệu có ảnh hưởng đến thí sinh.
Để giải đáp vấn đề trên, Báo Pháp luật TP.HCM đã có cuộc trao đổi ngắn với ông Mai Phú Thanh, chuyên viên môn Địa lí, phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT TP.HCM.
. Phóng viên: Nhiều giáo viên cho rằng đề thi học sinh giỏi lớp 9 và lớp 12 có 2 câu hỏi trùng khớp với nhau, chỉ khác ở việc sử dụng tập bản đồ địa lí. Sự trùng hợp này là ngẫu nhiên hay có chủ đích? Đáp án liệu có giống nhau?
Ông Mai Phú Thanh: Vấn đề giáo viên băn khoăn là chính xác. Câu 3 của đề địa lí lớp 12 giống với câu 4 của đề địa lí lớp 9 chỉ khác việc sử dụng tập bản đồ địa lý.
Cụ thể, đề thi lớp 12: " Dựa vào tập bản đồ Địa lí lớp 12 hoặc tập bản đồ Đông Nam Bộ, em hãy trình bày sự phân bố công nghiệp và nông nghiệp vùng Đông Nam Bộ. Trình bày các ngành công nghiệp TP.HCM ". Còn đề thi lớp 9: " Dựa vào tập bản đồ Địa lí lớp 9 hoặc tập bản đồ Đông Nam Á, em hãy trình bày sự phân bố công nghiệp và nông nghiệp vùng Đông Nam Bộ. Trình bày các ngành công nghiệp TP.HCM".
Đề giống nhau nhưng đáp án sẽ khác nhau. Bởi thứ nhất, nội dung vùng Đông Nam Bộ của hai tập bản đồ khác nhau. Có những nội dung phân bố công nghiệp và nông nghiệp tập bản đồ lớp 9 có, lớp 12 không có và ngược lại.
Thứ hai, trong quá trình ôn thi học sinh giỏi về vùng Đông Nam Bộ nội dung rèn luyện kiến thức kĩ năng của học sinh khác nhau. Đối với lớp 12 đó là hướng lý luận ưu thế, còn lớp 9 là kỹ năng ưu thế.
Trong sách giáo khoa lớp 9 phần Đông Nam Bộ có bảng tổng hợp phân bố nông nghiệp theo tỉnh làm mẫu nhưng trong sách giáo khoa lớp 12 không có sự phân bố thành bảng như vậy. Vì thế, học sinh lớp 9 khi làm câu hỏi này sẽ dễ hơn học sinh lớp 12. Bởi học sinh 12 quen học ôn tập theo hệ thống kiến thức có sẵn nên khi yêu cầu chỉ sử dụng kỹ năng Atlat sẽ khó hơn lớp 9. Đây là cơ hội đánh giá lại kết quả học qua Atlas của thí sinh lớp 12.
Từ trước đến nay chưa bao giờ có điều kiện so sánh giữa kết quả học tập nội dung đề thi lớp 9 và lớp 12. Vì thông thường, lớp 12 thi trước, lớp 9 thi sau. Không thể hỏi cùng một nội dung đề thi lớp 12 với đề lớp 9. Do đó, đây là lần duy nhất trong lịch sử, vì phòng tránh Covid, hai khối thi cùng 1 lượt, có dịp để so sánh, đối chiếu nội dung giống nhau giữa đề thi của 2 khối.
. Một điều thú vị giáo viên phát hiện ra cả hai đề thi đều nói về đồng bằng Sông Cửu Long nhưng cách giải quyết vấn đề khác nhau. Mục đích của câu hỏi này là như thế nào, thưa thầy?
Hiện nay đối với bậc THPT, Địa lí có thể hiện tích hợp môn Giáo dục công dân trong đó đề cập đến đường lối chính sách của Đảng thúc đẩy đến sự phát triển kinh tế.
Về lý thuyết là như thế nhưng thực tế học sinh khó có thể hiểu được đường lối đó thúc đẩy kinh tế như thế nào. Chính vì thế, đề thi đã đưa Nghị quyết "thuận thiên" vào để giúp học sinh lớp 12 hiểu rõ được đường lối của Đảng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ra sao.
Trong khi đó đối với học sinh lớp 9, từ trước đến nay các em chỉ biết sống chung với lũ chứ không hiểu rõ lũ mang lại nguồn lợi kinh tế gì. Vì thế, câu hỏi này sẽ giúp các em nắm rõ hơn tại sao nhân dân Đồng bằng sông Cửu Long lựa chọn sống chung với lũ.
. Trong đề thi có một phần sai sót về số liệu. Cụ thể ở câu 3 đề lớp 9 nêu dựạ vào bảng số liệu "trị giá xuất khẩu hàng hóa phân theo khu vực kinh tế nước ta (2010-2019)" nhưng bảng số liệu chỉ có từ năm 2015-2019. Hơn nữa trong phần b yêu cầu học sinh nhận xét và giải thích sự thay đổi trị giá xuất khẩu và sự thay đổi cơ cấu trị giá xuất khẩu hàng hóa phân theo khu vực kinh tế nước ta giai đoạn 2010-2019. Ông giải thích sao về vấn đề này?
Đề thi dự kiến ban đầu có số liệu năm 2010 ở khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trong quá trình làm đáp án tôi nhận thấy với phần số liệu trên, yêu cầu đề rất cao và học sinh khó có thể làm tốt. Vì thế để giảm nhẹ yêu cầu đề, trong đề thi chính thức tôi đã bỏ phần số liệu 2010, chỉ còn số liệu từ năm 2015 đến 2019. Tuy nhiên, tôi lại quên sửa số liệu ở phần câu dẫn cũng như phần b của câu hỏi.
Việc sai sót như trên sẽ phần nào ảnh hưởng đến thí sinh. Trong quá trình thí sinh làm bài, khi nghe các Hội đồng phản ánh, tôi đã hướng dẫn điều chỉnh lại giai đoạn 2010-2019 thành giai đoạn 2015-2019.
Để đảm bảo quyền lợi thí sinh, đáp án cân nhắc phần ảnh hưởng đến nhận xét của thí sinh và cho thí sinh được hưởng phần nhận xét là 0,5 điểm.
. Muốn làm tốt đề thi này, theo ông, học sinh cần những kỹ năng gì?
Đề thi năm nay khác với những năm trước do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nếu những năm trước, học sinh đến trường thì tỷ lệ Atlat không nặng phần đọc mà nặng phần giải thích. Tuy nhiên, năm nay do dịch, học sinh học trên internet trong một thời gian vì thế đề thi chỉ yêu cầu các em đọc và kỹ năng so sánh.
Muốn làm tốt đề này, học sinh phải có kỹ năng đọc tốt bản đồ, biết cách đọc bản đồ và giải quyết các câu hỏi so sánh, đối chiếu và tổng hợp. Tôi tin thí sinh làm tốt các yêu cầu của đề thi và các em sẽ tự tin vận dụng kiến thức kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống và sản xuất, thật sự là học sinh giỏi môn Địa lí.
. Xin cảm ơn ông!
Nữ lớp trưởng gương mẫu - giải nhì quốc gia môn Địa lý ở "trường làng" Hà Tĩnh Em Lê Thị Vân (Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi - Lộc Hà, Hà Tĩnh) - giải nhì học sinh giỏi quốc gia môn Địa lý năm học 2020-2021 là một lớp trưởng gương mẫu, được nhà trường cử đi học lớp cảm tình Đảng. Em Lê Thị Vân - học sinh lớp 12A4, Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi Học trường làng đạt giải...