Nhận 1,2 tỷ dù không cần thế chấp nhà, xe: Cách đầu tư mới khiến nhiều người bất ngờ
Không phải xe cộ, đất cát hay nhà ở, thứ người này mang thế chấp khiến nhiều người ngạc nhiên.
Sinh ra và lớn lên giữa rừng tre xanh bát ngát, ông Dương Trung Dũng kế thừa và gắn bó với sự nghiệp trồng tre từ những năm 1995. Cho tới hiện tại, gia đình ông Dương đã sở hữu 8.000 mẫu tre và là một trong những hộ trồng tre và cung cấp tre lớn nhất nhì khu vực An Cát ( Chiết Giang, Trung Quốc).
Ông Dương (70 tuổ.i) sở hữu rừng tre rộng lớn tại An Cát. Ảnh: Baijia Hao
Mùa hè năm 2022, do điều kiện thời tiết cực đoan, quê hương ông chịu nhiều tổn thất từ những cơn bão lớn. Trong đó, rừng tre của gia đình ông Dương là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều con đường được ông Dương dày công xây dựng để vận chuyển tre đã bị hư hại. Sau cơn bão, ông Dương muốn sửa lại đường nhưng trước đó gia đình đã thế chấp đất để vay khoản tiề.n đầu tư, hiện tại khoản nợ hàng trăm nghìn tệ còn chưa trả hết. Do đó việc vay thêm tiề.n để sửa chữa đường rất khó khăn.
Đúng vào lúc rơi vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan”, ông Dương được Ngân hàng Nông Thương Chiết Giang gợi ý một giải pháp. Đó là thế chấp “không khí” trong rừng tre để vay vốn.
Khi nghe tới chuyện dùng “không khí” trong rừng tre để thế chấp, ông Dương ban đầu cảm thấy bất ngờ, thậm chí không tin có chuyện này.
“Người ta thế chấp nhà, xe hay các tài sản có giá trị, chứ làm gì có ai lại thế chấp ‘không khí’ bao giờ”, ông Dương chia sẻ.
Trước những điều ông Dương cho là không tưởng, ông Trương – giám đốc Ngân hàng Nông Thương An Cát khi đó đã ân cần giảng giải cho ông Dương về “khoản vay không khí”.
Video đang HOT
Để có thể nhận được “khoản vay không khí” này, đầu tiên ông Dương cần hiểu về quy trình “giao dịch tín chỉ Carbon”.
Ông Trương tới tận nhà trao đổi với ông Dương về “khoản vay không khí”. Ảnh: Baijia Hao
Tín chỉ carbon (carbon credit) là thuật ngữ thể hiện một trong những biện pháp chủ chốt nhất được thiết lập với mục đích làm giảm lượng khí thải carbon trên toàn cầu.
Đơn giản mà nói, những người sở hữu rừng cây rộng lớn, đạt tiêu chuẩn có khả năng hấp thụ khí CO2, góp phần làm giảm khí thải nhà kính và sự nóng lên của toàn cầu, sẽ đóng vai người bán tín chỉ carbon.
Còn các xí nghiệp, nhà máy, công ty trong quá trình sản xuất, kinh doanh phát thải CO2 hoặc gây phát thải các loại khí nhà kính khác vượt mức quy định hiện hành sẽ “đóng vai” bên đi mua tín chỉ carbon.
Khoản tiề.n mua – bán này sẽ được chính quyền minh bạch, hàng năm những khu rừng hợp lệ sẽ được chi trả 1 khoản tiề.n tương xứng.
Rừng tre với diện tích khổng lồ của ông Dương khi đó được đán.h giá phù hợp đăng ký trở thành bên “bán tín chỉ carbon”. Theo đo lường của chuyên gia, 1 mẫu tre tại đây có khả năng xử lý 1.6 tấn carbon.
Nghe theo hướng dẫn và sự hỗ trợ của ngân hàng, tháng 7/2023 ông Dương đã đăng ký với chính phủ và thành công đưa 1.030 mẫu tre đạt tiêu chuẩn vào “sàn giao dịch carbon”.
Theo giá carbon trên thị trường khi đó là 52,78 NDT/tấn (khoảng 170.000 đồng) nên hàng năm ông Dương có thể nhận thêm một khoản tiề.n là 86.000 NDT (khoảng 300 triệu đồng) nhờ bán không khí từ rừng tre.
Dựa trên việc thế chấp “Tín chỉ carbon” này, ông Dương đã nhận được thêm một khoản vay 371.900 NDT (khoảng 1.2 tỷ đồng) từ ngân hàng để gây dựng lại rừng tre và đường xá bị hư hại.
Câu chuyện ông Dương vay vốn bằng tín chỉ carbon đã lan truyền khắp An Cát khiến nhiều hộ trồng tre khác cũng muốn tham gia. Từ đây người dân huyện An Cát cũng dần tìm hiểu về khái niệm Tín chỉ carbon và cùng đồng lòng tham gia dự án đặc biệt này.
Theo thống kê, tới tháng 12/2023, 51.000 hộ dân tại 167 thôn thuộc huyện An Cát đã quy hoạch thành công hơn 840.00 mẫu tre đạt chuẩn giúp xử lý 1,4 triệu tấn carbon. Rừng tre tại đây được mệnh danh là lá phổi xanh – “bể chứa carbon” quý giá. Trong đợt phát giá đầu tiên, người dân tại huyện An Cát đã nhận được số tiề.n lên tới 300 triệu NDT (khoảng 1000 tỷ đồng) cho việc bán “không khí” từ rừng tre.
Có được thành quả này, bên cạnh sự đồng hành của người dân còn có sự cống hiến nhiều năm của nhóm khoa học Đại học Nông Lâm Chiết Giang. Bắt đầu từ năm 2002, nhóm khoa học của giáo sư Thi Dụng Quân (Đại học Nông Lâm Chiết Giang) đã bắt đầu khảo sát cách xác định một cách khoa học và nghiêm ngặt nguồn tài nguyên carbon có thể giao dịch của thực vật.
Sau đó, họ đã xây dựng tháp đo lường tre đầu tiên trên thế giới. Tháp này đã thực hiện việc giám sát và tính toán liên tục trong 10 năm. Nhóm của giáo sư Thi bắt đầu bằng việc thu thập và phân tích dữ liệu trên một lá tre, sau đó mở rộng ra cả một rừng tre, cuối cùng kết hợp với các số liệu tăng trưởng của rừng tre để tính toán lượng carbon trên một mẫu tre. Công trình khoa học 10 năm của nhóm giáo sư Thi đã thành công và được áp dụng chính thức vào thị trường giao dịch carbon.
Đài quan trắc đo lường khả năng hấp thụ carbon được xây dựng ở rừng tre An Cát. Ảnh: Net Ease
Không chỉ riêng tre, nhóm khoa học cho biết bất kỳ loại cây nào có khả năng hấp thụ khí cacbon dioxit đều có thể tham gia giao dịch carbon. Tuy nhiên cần có thời gian để tiếp tục xây dựng những quy trình đo lường trên thực vật. Hành trình khảo sát này cần sự ủng hộ và đồng hành của toàn cộng đồng.
Hiện nay, toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như nóng lên toàn cầu, ô nhiễm môi trường do lượng khí thải nhà kính quá mức. Nếu loài người không hành động, tương lai của chúng ta trên Trái Đất sẽ bị ảnh hưởng. Để hướng tới sự phát triển bền vững, để con cháu đời sau có thể tiếp tục sinh sống trên hành tinh này, hãy cùng chung tay bảo vệ ngôi nhà chung của mình.
Cụ ông giấu kho báu hơn trăm tỷ trong núi khiến nhiều người đi tìm bỏ mạng: Cái kết bất ngờ sau 10 năm!
Câu chuyện về kho báu trăm tỷ này đến hiện tại vẫn chưa hết ly kỳ.
Fenn sinh năm 1930, 1 cựu phi công đã về hưu nắm trong tay 1 khối tài sản không nhỏ. Năm 58 tuổ.i, ông phát hiện mình mắc phải căn bệnh ung thư dạ dày nên đã nghĩ đến chuyện tặng những bảo vật mà ông có cho 1 người có "duyên" và thực sự xứng đáng. Tuy nhiên, ông không chọn bất cứ 1 người nào đó để tặng trực tiếp mà đã bỏ những món đồ quý giá bao gồm 265 đồng tiề.n vàng cổ và nhiều bảo vật khác vào chiếc rương đồng, nặng khoảng 38kg và ước tính giá trị lên đến 4,7 triệu USD (118 tỷ đồng) tại thời điểm những năm 1980.
Ảnh minh họa.
Kho báu này ngay lập tức thu hút được sự chú ý của đông đảo những người tò mò. Thậm chí ông Fenn còn xuất bản 1 bài thơ dài 24 dòng trong đó có chứa 9 manh mối dẫn đến điểm cuối cùng nơi cất giấu kho báu. Năm 2011, cuộc truy tìm kho báu bắt đầu sau khi thông tin được lan rộng. Nhiều người cho rằng việc truy tìm kho báu này quả thực lãng phí thời gian nhưng có rất nhiều người đã tham gia trải nghiệm tìm kiếm kho báu này. Có không ít thợ săn đã bỏ mạng khi truy tìm kho báu này vào năm 2015 - 2016. Vào tháng 1/2016, một người đàn ông 54 tuổ.i tên là Randy Bill đã biến mất trong một cuộc truy tìm kho báu ở New Mexico, nửa năm sau người ta mới tìm thấy xác của ông ta.
Phải mãi đến năm 2020, sau 10 năm ròng rã truy tìm kho báu, 1 người đàn ông đã tìm ra nó. Anh ta đã đăng ảnh chiếc rương đồng chứa đầy tiề.n vàng lên mạng xã hội.
Sau đó đem chiếc rương kho báu này đến gặp Fenn, chủ nhân ban đầu của nó, anh đã phàn nàn với Fenn rằng: "Kho báu thực sự quá khó tìm".Fenn cười và nói: "Rương báu đương nhiên khó tìm, nhưng rồi cũng sẽ tìm được, giống như cuộc đời của chúng ta, chỉ khi trải qua rồi mới biết khó có được."
Con rể lớn tuổ.i hơn cả bố vợ, ngày cưới gọi 1 tiếng "bố" thì nhận phản ứng bất ngờ Mối tình này gây tranh cãi ngay từ khi xuất hiện. Nhiều người thường nói trong tình yêu thì không có cách biệt tuổ.i tác, chiều cao... chỉ cần tình yêu của 2 người là đủ. Thế nhưng, không phải gia đình nào cũng thoáng và chấp nhận cho con gái yêu đương với người đàn ông lớn hơn 20-30 tuổ.i, thậm chí...