Nhầm tưởng ma túy tổng hợp không gây nghiện
Nhiều thanh thiếu niên đến Bệnh viện Tâm thần TP HCM khám vì cơn rối loạn hành vi, cho rằng dùng ma túy tổng hợp “không gây nghiện, lại chứng tỏ khả năng đam mê bất tận”.
Kết quả là họ không còn khả năng tập trung học, không hiểu bài vì tiếng nói ảo trong đầu, ý tưởng tự cao, ảo thị gây sợ sệt tới mức hoảng loạn đập phá, gây hấn đánh người. Họ được cha mẹ đưa tới khám thường vì bỏ học, nghề nghiệp dang dở… Nếu họ được bạn gái đưa tới thì thường thêm lý do suy giảm khả năng quan hệ tình dục…
Thanh thiếu niên dễ “bị dụ dỗ”, “thử sức mạnh” và “xả stress” với ma túy. Nghiện ma túy là một căn bệnh mạn tính, kéo dài và tái phát của não bộ, thể hiện các cơn xung động hành vi (hung hăng bất chấp chuẩn mực bình thường, kể cả gây tội ác) nhằm tìm kiếm ma túy để sử dụng, dù biết rằng sẽ dẫn đến hậu quả xấu về sức khỏe bản thân, biết sẽ bị thiệt thòi trong quan hệ gia đình và xã hội, biết rằng có thể bị trừng phạt…
Tư vấn điều trị tại cơ sở điều trị Methadone xã hội hóa. Ảnh: MCMS
Câu hỏi đặt ra là tại con người ta cứ lạm dụng và cứ nghiện? Khoa học đã nhận định nghiện là bệnh của não vì các chất gây nghiện làm thay đổi cấu trúc của tế bào và hoạt động lâu dài của chúng, do đó có thể dẫn đến nhiều thương tổn như tế bào thần kinh bị hủy hoại với hậu quả rối loạn hành vi. Hậu quả thường gặp là loạn thần (có triệu chứng hoang tưởng ảo giác và hành vi bất thường) đối với các các chất dạng thuốc phiện (heroin) và các ảo giác thị giác chi phối hành vi, tấn công hành hung, đập phá, thậm chí giết người, tự sát khi sử dụng các chất ma túy tổng hợp (methamphetamine, mephedrone…).
Có sự khác nhau giữa lạm dụng và phụ thuộc (hay nghiện) ma túy.
Lạm dụng gồm các triệu chứng và thường xảy ra trong những bối cảnh sau đây:
- Thất bại trong việc thực hiện một vai trò bắt buộc nào đó.
- Có trục trặc liên quan luật pháp.
- Dùng ma túy trong tình trạng mạo hiểm.
Video đang HOT
- Tiếp tục sử dụng dù đang có khó khăn trong quan hệ gia đình xã hội.
Các triệu chứng của nghiện ma túy là:
- Dùng ma túy số lượng nhiều hơn mong muốn.
- Không thể ngưng hay giảm liều ma túy.
- Phải mất nhiều thời gian hoạt động để kiếm tiền (từ công việc, nghề nghiệp chính đáng hay cùng bạn nghiện lừa đảo, trộm cắp) để mua ma túy.
- Tiếp tục sử dụng dù biết sức khỏe kém đi cùng các quan hệ xã hội càng ngày càng trở nên xấu.
Nghiện ma túy luôn xảy ra tình trạng phải tăng liều sử dụng để đạt tới hiệu quả mong muốn (gọi là phê ma túy).
Về điều trị, thời gian nghiện càng dài càng phải dùng ma túy liều cao hơn và càng nhiều triệu chứng rối loạn tâm thần, rối loạn hành vi cư xử, càng suy giảm khả năng nhận thức, trí nhớ. Từ đây có thể nhận định điều trị nghiện là cực kỳ khó, đòi hỏi nhiều thời gian, nhưng vẫn có thể hiệu quả nếu hiểu thấu đáo về ma túy và hiểu nhau một cách thật sự khoa học.
Bác sĩ Phạm Văn Trụ
Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP HCM
Trưởng Nhóm hỗ trợ chuyên môn Chương trình Methadone TP HCM
Theo VNE
Điện thoại thông minh hủy hoại sức khỏe bạn như thế nào
Bạn có thường cảm thấy cứng và đau ở các ngón tay, cổ tay? Có thể đó là do thói quen sử dụng điện thoại thông minh trong thời gian quá dài.
Bạn và chiếc điện thoại thông minh thật khó để tách rời. Một khảo sát gần đây cho thấy 66% người dùng cảm thấy sợ hãi nếu phải tách rời chiếc điện thoại thông minh của họ. Tuy nhiên, sự gần gũi giữa con người và chiếc điện thoại thông minh mang lại tác động tiêu cực cho sức khỏe. Dưới đây là cách mà điện thoại thông minh phá hủy sức khỏe của bạn, theo Huffington Post.
Ảnh: medicmagic.
1. Thính giác
Nghe nhạc với một chiếc điện thoại thông minh thông qua tai nghe khá thú vị, đặc biệt là nghe nhạc trong lúc rảnh rỗi. Nhưng hãy cẩn thận khi thiết lập âm lượng. Nếu âm lượng quá lớn sẽ gây tổn thương cho tai của bạn. Không được kiểm soát, thói quen nghe nhạc ở âm lượng cao có thể làm mất thính giác của bạn.
2. Vi trùng và vi khuẩn
Điện thoại thông minh là nguồn vi trùng và các bệnh từ phòng tắm. Một tạp chí y học quốc tế đã thông báo rằng nhiều người dùng điện thoại thông minh trong phòng tắm. Kết quả là vi khuẩn và vi trùng trong phòng tắm sẽ chuyển sang điện thoại thông minh của bạn.
3. Cứng ngón tay
Bạn có thường cảm thấy cứng và đau ở các ngón tay, cổ tay? Nếu vậy, có thể đó là do thói quen sử dụng điện thoại thông minh trong thời gian quá dài, bao gồm trò chuyện, cập nhật trạng thái của bạn trên Facebook hoặc Twitter, hoặc nhắn tin.
4. Đau cổ
Bấm điện thoại quá nhiều có thể gây ra đau cổ. Bạn có thể bị đau lan thậm chí lên vai và đầu. Vì sao điện thoại thông minh của bạn lại gây ra điều này? Đó là vì cổ của bạn không được để ở đúng tư thế khi bạn liên tục cúi mặt xuống và tập trung vào màn hình trong một thời gian dài.
5. Gây nghiện
Tỷ lệ người bị nghiện điện thoại thông minh là khá cao, ở mức 66%. Nhiều người sợ mất hoặc bị tách rời chiếc điện thoại của họ. Kết quả là bất cứ nơi nào họ đi, họ không bao giờ quên mang điện thoại thông minh theo bao gồm cả vào nhà vệ sinh. Vì vậy, vi trùng và vi khuẩn gây bệnh trong điện thoại thông minh tiếp tục phát triển.
6. Bức xạ
Người sử dụng điện thoại thông minh cũng sẽ được tiếp xúc với bức xạ không lành mạnh. Tin xấu là nhiều người vẫn thích ngủ bên cạnh "dế" của họ. Bạn nên đi ngủ với chiếc điện thoại thông minh đã tắt máy và đặt xa vị trí ngủ.
7. Khó ngủ
Trước khi đi ngủ, bạn luôn luôn kiểm tra điện thoại thông minh của mình? Nếu câu trả lời là có, có thể bạn sẽ cảm thấy khó ngủ và cuối cùng cảm thấy kiệt sức vào sáng hôm sau. Điều này khá hợp lý bởi vì ánh đèn LED từ điện thoại thông minh sẽ làm gián đoạn việc sản xuất melatonin, chất giúp tạo giấc ngủ ngon hơn. Tất nhiên đây là một thói quen xấu nên được dừng lại.
8. Hội chứng rung điện thoại
Hội chứng này là cảm nhận của nhiều người nghiện điện thoại thông minh. Họ thường cảm thấy rung rung như một dấu hiệu của các cuộc gọi đến hoặc tin nhắn, mặc dù điện thoại thông minh không xảy ra những hoạt động trên.
9. Triệu chứng cai nghiện
Cũng giống như rượu hay ma túy, nếu chủ sở hữu điện thoại thông minh bị cách ly với chiếc điện thoại yêu quý, họ sẽ xuất hiện triệu chứng cai nghiện bao gồm lo lắng, trầm cảm cấp tính.
Quỳnh Trang (Theo medicmagic)
Mối nguy phải đối mặt khi phẫu thuật thẩm mỹ Thay đổi cấu trúc cơ thể nghĩa là bạn đang làm xáo trộn sự cân bằng tự nhiên, có thể bị đau lưng hay béo ra, thậm chí đâm nghiện phẫu thuật thẩm mỹ. Chúng ta liên tục cố gắng thay đổi ngoại hình qua quần áo, kiểu tóc, màu tóc hay phụ kiện. Một số người muốn thay đổi vĩnh viễn cấu...