Nhâm nhi 5 món ăn vặt ngày thu
Có nhiều món ăn vặt ngon mà chị em có thể làm để đãi bạn bè và gia đình trong những ngày thu mát mẻ.
Nộm bò khô
Món nộm bò khô với đủ loại hương, vị mang lại cảm giác thật tuyệt vời khi thưởng thức.
Nguyên liệu:
- Bò khô: 50 gr
- Đu đủ, cà rốt
- Lạc rang, rau mùi, húng bạc hà, kinh giới
- Nước mắm, dấm, đường, tỏi
Cách làm:
- Đu đủ, cà rốt gọt sạch vỏ, bào sợi rồi ngâm với 1 nhúm nhỏ muối và 1 ít giấm.
- Pha nước mắm làm nộm với tỉ lệ 3 giấm – 2 đường – 1 mắm – 1 nước, rồi thêm tỏi và ớt bằm nhỏ.
- Lạc rang xát sạch vỏ và giã dập, không nên giã nát quá.
- Các loại rau nhặt và rửa sạch, vẩy qua cho ráo nước. Sau đó bày các loại rau, đu đủ, cà rốt, thịt bò khô và rắc lạc lên trên.
- Ta đã có đĩa nộm bò khô ngon miệng.
- Trước khi ăn nộm bò khô các bạn nhớ rưới nước mắm đã pha rồi trộn đều các nguyên liệu và thưởng thức.
Chú ý: Nên trộn nộm với nước mắm đã pha ngay trước khi ăn để lạc không bị ỉu, đu đủ cà rốt được giòn.
Chẳng cần phải ra ngoài hàng mà ngay tại nhà chị em cũng thể thưởng thức món chân gà nướngthơm ngon, nóng hổi do chính tự tay mình chế biến. Món ăn chân gà không chỉ có chị em thích ăn vặt mê mẩn mà các ông xã cũng vô cùng ưng thuận.
Nguyên liệu:
- Chân gà to: 400 gr
- Mật ong: 1 thìa
-Nước mắm: 1 thìa – Hạt nêm: 1 thìa – Dầu hào: 1 thìa – Dầu ăn: 2 thìa
- Tỏi băm nhỏ: 1 thìa
Video đang HOT
Cách làm:
- Chân gà sau khi mua về các bạn ngâm 10 phút với nước muối pha loãng rồi bóp rửa thật sạch, đem chần qua với nước có thả vài lát gừng cho thơm, vớt ra để ráo.
- Pha nước sốt để ướp gà gồm các gia vị ở phần nguyên liệu, quấy đều cho các gia vị tan và hòa quyện vào nhau.
- Ướp với chân gà trong khoảng 30 phút -1h cho ngấm.
- Nếu nướng chân gà bằng than hoa thì các bạn dùng que nhọn xiên vào từng chiếc chân gà để cầm nướng cho dễ. Nếu dùng lò nướng thì các bạn xếp chân gà vào khay rồi cho vào lò nướng xém. Vì chân gà đã được chần qua nên các bạn đừng lo vấn đề thịt bị khô nhé.
Chấm chân gà nướng mật ong với tương ớt hoặc hỗn hợp muối chanh ớt, ăn kèm sung muối rất hợp.
Ốc cau hấp sả
Ốc cau hấp sả nóng hổi, hương thơm của sả quyện trong vị ngọt của ốc tạo nên sự hấp dẫn rất riêng. Nếu không có ốc cau bạn có thể mua các loại ốc khác và chế biến tương tự nhé!
Nguyên liệu:
- 1kg ốc cau
- 6 nhánh sả
- ớt, gia vị, chanh
Cách làm:
- Ốc cau mua về rửa sạch, ngâm nước trong vòng 30 phút với ớt để ốc ra sạch nhớt. Rửa sạch lại và để ráo
- Sả rửa sạch, chẻ nhỏ. Xếp 1 lớp sả vào nồi hấp, sau đó đổ ốc lên trên và cuối cùng cho nốt phần sả còn lại lên bề mặt ốc để khi hấp ốc thơm mùi sả.
- Cho nồi lên bếp và hấp vòng vòng 20 phút là được. Tắt bếp và cho ốc cau hấp sả ra đĩa dùng nóng. Các bạn không nên hấp lâu sẽ khiến ốc dai và mất đi vị ngọt của thịt ốc.
- Món ốc cau hấp sả được nhiều người ưa thích vì cách chế biến đơn giản, ăn thơm ngon và có vị ngọt của thịt ốc. Món ốc cau hấp sả sẽ trở nên đậm đà hơn khi ăn kèm với chén chanh muối ớt mù tạt. Thịt ốc giòn giòn, hơi dai nhưng lại có vị ngọt rất ngon quyện với vị cay cay của mù tạt sẽ làm bạn thích thú.
Bánh xèo
Nguyên liệu:
- Bột bánh xèo: 1 gói 400 g – Bột nghệ
- Tôm: 150 g – Thịt ba chỉ: 150 g
- Nấm hương: 10 cái – Hành hoa – Giá đỗ: 100 g – Cà rốt: 1 củ – Đỗ xanh cà vỏ: 50 g
- Nước lọc: 500 ml
- Dầu ăn, nước mắm, ớt, rau diếp, rau thơm các loại
Cách làm:
- Cho gói bột bánh xèo vào âu sạch cùng 1 thìa cà phê bột nghệ.
- Đổ 500 ml nước vào âu cùng hành lá thái nhỏ. Đánh đều để khoảng 30 phút trước khi đổ bánh.
- Tôm, thịt rửa sạch. Thịt thái mỏng, nấm hương ngâm nở, cắt bỏ chân thái sợi.
- Cho 1 ít dầu ăn vào chảo rồi cho thịt vào xào tiếp đến cho tôm vào xào cùng nấm hương. Nêm thìa bột nêm rồi cho tôm thịt ra bát.
- Đậu xanh vo sạch, ngâm nước khoảng 30 phút rồi cho vào chõ hấp chín. Giá đỗ rửa sạch để ráo, cà rốt gọt vỏ bào sợi.
- Láng đều 2-3 muôi bột bánh xèo, vừa láng vừa cầm tay cầm của chảo lắc đều để hỗn hợp bánh xèo đều khắp chảo.
- Xếp lên bề mặt một vài con tôm, thịt, thêm đỗ xanh, giá đỗ, cà rốt rồi đậy kín nắp chảo.
- Đun lửa lớn từ 3-4 phút dùng muôi gấp bánh xèo làm đôi, rán đến khi phần vỏ vừa ý thì tắt bếp gắp bánh xèo ra đĩa.
- Lần lượt làm như vậy cho đến khi hết bột bánh và phần nhân. Ăn kèm với nước mắm chua ngọt, cà rốt và các loại rau ăn kèm.
Nguyên liệu:
- Cốm khô: 300 gr – Đậu xanh đã cà vỏ: 50 gr
- Đường: 80 gr – Vừng rang chín: 3 thìa ăn cơm – Bột nếp: 3 thìa ăn cơm
- Dầu ăn: 1 thìa ăn cơm – Nước hoa bưởi: vài giọt – Nước: 300 ml
- Lá nếp: vài lá
Thực hiện:
- Đậu xanh ngâm nước cho nở mềm trong vòng 3 tiếng, đem hấp chín. Cho đậu vào máy xay sinh tố cùng một ít nước và 30 gr đường rồi xay thật nhuyễn.
- Cốm nhặt bỏ những hạt xấu, rửa qua nước cho sạch. Ngâm cốm với nước lạnh trong vòng 1 tiếng cho cốm nở mềm. Lượng nước ngâm cốm cao hơn bề mặt cốm một tí xíu.
- Cho phần đậu xanh đã xay nhuyễn, dầu ăn và chỗ bột nếp vào chảo chống dính. Đặt chảo lên bếp sên nhỏ lửa cho đến khi đậu xanh trở lên khô ráo thì rắc một nửa chỗ vừng và vài giọt nước hoa bưởi vào. Dùng đũa đảo đều để vừng và nước hoa bưởi trộn đều vào đậu, rồi cho đậu ra một cái bát.
- Cho 300 ml nước cùng 50 gr đường và lá nếp vào chảo. Đun cho tan đường thì cho cốm vào xào ở mức lửa nhỏ. Dùng đũa quấy đều để cốm không bị bén chảo. Khi cốm trở lên khô ráo, các hạt cốm đã gần như tan hết, ăn thử thấy cốm rất dẻo, không còn lẫn những hạt cốm còn rắn nữa là được. Trong lúc xào nếu thấy cốm còn lẫn những hạt rắn mà nước đã khô thì có thể chế thêm chút nước.
- Xoa dầu ăn vào tay cho khỏi dính rồi nặn một ít cốm thành hình vuông (nên nặn thật mỏng). Đặt miếng cốm vào một miếng màng bọc thức ăn rồi xúc một ít nhân đậu xanh dàn đều vào giữa miếng cốm. Sau đó nặn một miếng cốm tương tự đặt chồng lên trên. Cuối cùng là rắc một chút vừng vào bề mặt của chiếc bánh cốm.
- Nắn lại các mép của bánh cho đẹp hơn rồi gói lại.
- Nếu muốn bánh cốm được đẹp và mịn màng hơn thì nên dùng khuôn vuông để tạo hình bánh.
Chúc các bạn ngon miệng nhé!
Theo MNMN
Những món 'lai rai' cho chiều thu se lạnh
Khi tiết trời se lạnh, các món "phỏng tay" và nhâm nhi được lâu như ốc, chân gà nướng, bánh xèo... chắc chắn sẽ khiến nhiều người phải thèm thuồng, nhung nhớ.
1. Ốc luộc
Thời tiết này, chỉ cần nghĩ tới làn khói bốc nghi ngút từ bát ốc luộc, nhớ đến cái vị nước mắm cay ngọt thơm mùi gừng, sả, lá chanh là những cô nàng mê quà vặt đã muốn xuýt xoa.
Được coi là món "tanh" thơm-ngon-bổ-rẻ nhất nên ốc luộc ở Hà Nội rất nhiều, phố nào cũng có, chợ nào cũng bán. Về chiều tối là "giờ hoàng đạo" của các tiệm ốc. Kì thực, ăn ốc luộc trong nhà hàng không bao giờ "đã" bằng ngồi ngoài vỉa hè thênh thang. Cảm giác vừa chấm mút vừa xuýt xoa vì con ốc nóng, tận hưởng như cơn gió mát lạnh quả thật tuyệt vời.
Các địa chỉ cho món ốc luộc: số 1 Đinh Liệt, dốc Hàng Than, phố Lương Định Của số 4 Thụy Khuê.
2. Chân gà nướng
Bất chấp các phóng sự về "chân gà Trung Quốc" thì chân gà nướng vẫn là một trong những món khoái khẩu nhất của người Hà Nội. Cũng chẳng có gì làm lạ, không chỉ lôi cuốn các chị em bởi làn khói thơm lừng, hấp dẫn cùng vị ngọt ngào từ mật ong tẩm ướp, món chân gà nướng còn quyến rũ được cả các đấng mày râu - những người thích lai rai, "gắm nhấm".
Thế nên, dù mùa đông hay mùa hè, cứ tối đến các tụ điểm chân gà nướng đều rất nhộn nhịp. Và đặc biệt những ngày trời trở gió như thế này, các nam thanh nữ tú lại càng có hứng thú muốn được "offline" để cùng nhau thưởng những chiếc chân gà giòn-dai-ngọt-béo.
Các địa chỉ cho món chân gà nướng: Phố Lý Văn Phức (đông nhất là tiệm cuối phố), Chân gà nướng Mỹ Miều phố Phạm Ngọc Thạch, tiệm chân gà ở ngã 3 chợ Đuổi và Lê Đại Hành.
3. Nem lụi
Đây là một món ăn của Huế được du nhập vào Hà Nội và đã làm nức lòng các thực khách mê "cuốn cuốn, chấm chấm".
Có người bảo nem lụi giống như món giò của người Hà Nội, chỉ khác là nóng hơn và được cuốn chung cùng rau sống, bánh đa nem. Nhưng so sánh như thế thật khập khiễng. Nếu làm chuẩn, nem lụi không chỉ mềm ngọt như giò, món ăn còn thơm phức nhờ được lụi vào que xả rồi được nướng trên than hoa. Đó là còn chưa kể tới thứ nước lèo đậm đà, đặc biệt là bí quyết để tạo nên độ hấp dẫn cho món ăn. Tóm lại, nem lụi chắc chắn phải xếp vào đẳng cấp khác. Chả thế mà nó nổi tiếng khắp 3 miền và ở đâu cũng được thực khách ủng hộ nhiệt tình.
Tại Hà Nội, những quán bán nem lụi không nhiều, thơm ngon và nóng phỏng tay thì càng hiếm. Có lẽ chỉ một số nơi đạt khoảng 90% tiêu chuẩn trên, có thể kể dến như: quán Nem lụi Huế ở B18 Lương Định Của, Nét Huế (204b Hàng Bông), nhà hàng Diên Tường (102 H2 Thành Công).
4. Bánh xèo
Bánh xèo là món có nguồn gốc Nam Bộ, ra đến miền Bắc nó cũng được cải biên một chút để hợp với khẩu vị của người Hà Thành. Bánh xèo ở Hà Nội thường có nhân là giá đỗ, thịt bò, tôm. Ở đâu làm bánh xèo chuẩn thì vỏ phải mỏng, giòn tan mà không ngấm dầu mỡ, đồng thời nước chấm phải ngon.
Bánh xèo cũng thuộc họ nhà "cuốn chấm", ăn rất vui tay, vui miệng. Mùa hè bánh xèo có thể làm người ta có cảm giác hơi ớn ngấy nhưng cứ trời trở gió thế này, món ăn lại là lựa chọn số 1 để các bạn cùng nhau vừa nhâm nhi vừa chém gió rôm rả.
Những địa chỉ bánh xèo ngon: 22 Hàng Bồ, 29 Tôn Đức Thắng.
HOÀNG NHI
Theo Infonet
10 món ngon không thể bỏ qua ở Hà Nội Ẩm thực Hà Nội với nét tinh tế đặc trưng níu chân du khách, khiến ai đi xa cũng phải nhớ về. Ẩm thực Hà Nội là một trong những nét quyến rũ du khách khắp nơi đổ về mảnh đất ngàn năm văn hiến. Món ăn nổi tiếng nhất ở Hà Nội là phở, song còn rất nhiều món khác từ sang...