“Nhắm mắt thấy mùa hè” tranh tài tại Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội
Bộ phim điện ảnh “Nhắm mắt thấy mùa hè” sẽ chính thức đại diện Việt Nam tranh tài với 11 tác phẩm khác đến nhiều quốc gia có nền điện ảnh phát triển.
Một trong những nét mới của Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội năm nay (26 -31/10/2018) ( HANIFF V), ngoài phim chiếu khai mạc như thường lệ còn có phim chiếu bế mạc.
Shoplifters – Gia đình trộm cắp, của Nhật Bản được chọn chiếu khai mạc, A Fantastic Woman – Người phụ nữ tuyệt vời của Chile khép lại đại tiệc phim quốc tế đặc sắc của HANIFF V.
Ban tổ chức HANIFF V 2018 đã công bố danh sách phim dài và phim ngắn dự thi đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, bộ phim điện ảnh “Nhắm mắt thấy mùa hè” sẽ chính thức đại diện cho Việt Nam tranh tài với 11 tác phẩm khác đến nhiều quốc gia có nền điện ảnh phát triển.
Một cảnh phim “Nhắm mắt thấy mùa hè”.
“Nhắm mắt thấy mùa hè” của đạo diễn Cao Thúy Nhi và một ê-kíp làm phim trẻ U3. Một tác phẩm đầu tay trong trẻo, nữ tính và giàu cảm xúc. Cùng hỗ trợ cho cô để xây dựng bộ phim là một ê kíp trẻ tuổi nhưng chắc tay, từ quay phim đến thiết kế bối cảnh, nhạc nền, ca khúc chủ đề, trang phục… đều khá đồng nhất với một “concept” đương đại và xuyên suốt.
Đây là phim độc lập được quay tại Nhật Bản và công chiếu tại tất cả hệ thống chiếu rạp cả nước vào tháng 5 vừa qua. Câu chuyện phim là hành trình tâm lý của hai nhân vật, kể về tình yêu của hai bạn trẻ người Nhật và Việt khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa.
Đan xen vào đó là những tình cảm gia đình, cha con. Những con người có xuất phát điểm khác nhau nhưng hội tụ cùng nhau tại thị trấn Higashikawa và viết lên câu chuyện với thông điệp mang đậm hơi thở cuộc sống. Đúng như câu “tagline”: “Anh đến đây để quên đi một người, còn em đến đây để nhớ về một người”.
Phim kể hành trình của cô gái Việt Nam có tên Nhật Hạ (Phương Anh Đào) đến thị trấn Higashikawa ở vùng Hokkaido để tìm lại người cha (Công Ninh) đã rời bỏ Việt Nam từ khi cô còn nhỏ.
Và trên chuyến hành trình đó, cô tình cờ gặp Akira (Takafumi Akutsu), một chàng thanh niên Nhật đam mê nhiếp ảnh đang chạy trốn đến thị trấn này để quên đi một người…
Những cuộc gặp gỡ tình cờ, những hồi ức ngọt ngào và chua xót, những bí mật ẩn giấu và chờ khám phá… đã dẫn dắt họ bước vào một cuộc hành trình mà dần dần hai con người xa lạ về văn hóa, khác biệt về ngôn ngữ này trở nên đồng điệu tâm hồn với nhau.
Video đang HOT
Phim chỉn chu đến từng bối cảnh, toàn bộ cảnh quay tại Nhật Bản đều được thực hiện tại thị trấn Higashikawa, Hokkaido. Những cảnh quay thu trọn vẻ đẹp của vùng Hokkaido như hồ nước tĩnh lặng, con đường yên bình xuyên qua thị trấn, ngọn núi với những cột khói trắng, cánh đồng hoa hướng dương, cảnh hoàng hôn đỏ ối lúc mặt trời sắp lặn phủ ánh vàng khắp vùng đồng quê… đều để lại những khung hình ảnh đẹp dịu dàng , tươi sáng, thể hiện rõ nét sự nguyên sơ, trong lành của bối cảnh nơi đây “Nhắm mắt thấy mùa hè” được xem là dấu ấn đáng nhớ của phim Việt 2018.
Ngoài “Nhắm mắt thấy mùa hè” của Việt Nam, còn có 11 tác phẩm điện ảnh xuất sắc nhất đến từ nhiều quốc gia trên thế giới như: “Student A”- Học sinh hạng A (Hàn Quốc), “Anna Karenina: Vronsky’s Story- Anna Karenina”- Chuyện kể của Vronsky (Nga), “Silent Night”- Đêm yên tĩnh (Ba Lan), “The Dark room”- Căn buồng tối (Iran), “Pupa” (Ấn Độ), “First law: A Shaman’s tale”- Luật đầu tiên: Câu chuyện của Pháp sư (Argentina), “Signal rock”- Tín hiệu trên vách núi (Philippines), “Eva” (Pháp), “The Wild pear tree” (Thổ Nhĩ Kỳ/Pháp/Đức), “The Name”- Cái tên (Nhật Bản) và”Pale folk” (Serbia).
Ngoài ra, phim ngắn dự thi HANIFF V 2018 có 16 quốc gia tham dự, đây đều là những quốc gia có nền điện ảnh phát triển như: Pháp, Nhật Bản, Iran, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Singapore…
Với 40 phim, trong đó có 10 phim Việt Nam (gồm những phim tài liệu, phim hoạt hình từng đoạt giải Bông Sen Vàng, Bạc, bằng khen tại LHP Việt Nam 20 được tổ chức tại Đà Nẵng năm 2017), đã được tuyển chọn kỹ lưỡng, mang đậm bản sắc văn hóa của từng quốc gia hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cung bậc cảm xúc, đáp ứng sự mong đợi của khán giả yêu điện ảnh.
Phim chiếu khai mạc “Shoplifters” của đạo diễn Hirokazu Kore-eda là câu chuyện về một gia đình làm nghề trộm vặt. Dù biết việc làm của mình là không đúng nhưng các thành viên trong nhà đều nỗ lực yêu thương nhau. Đây cũng là cách để họ vượt qua điều kiện sống khó khăn. Phim là câu trả lời cho câu hỏi: Điều gì khiến một gia đình trở thành gia đình?
Không chỉ là tác phẩm giành giải Cành cọ Vàng danh giá tại LHP Cannes 71, “Shoplifters”, trình chiếu bắt đầu tại Nhật vào ngày 8/6/2018, thành công cả về thương mại lẫn nghệ thuật và trở thành một trong những phim có doanh thu cao nhất năm tại thị trường Nhật với 37,8 triệu USD tiền vé. Tại Trung Quốc phim đạt doanh thu 15 triệu USD.
Tờ The Hollywood Reporter (Mỹ) gọi là: “Màn trình diễn ấn tượng chưa từng thấy với một phim nghệ thuật thuần khiết.” Trong suốt sự nghiệp của mình, nhà làm phim Kore-eda Hirokazu luôn quan tâm đến mối quan hệ gia đình, đặc biệt là tình cha- con, như thể họ đang nắm giữ chìa khóa để giải mã linh hồn của xã hội Nhật Bản.
Và trong “Shoplifters”, tiếng Nhật: “Manbiki Kazoku”, hiểu theo nghĩa đen là Shoplifting Family- Gia đình trộm cắp, tình cha con một lần nữa đã thể hiện được điều đó.
Bộ phim đã đem đến sự tương phản giữa những cảm xúc lạnh lùng về hành vi đúng đắn của xã hội với sự ấm áp và hạnh phúc của một gia đình kém trung thực, nơi tiền bạc được chắt chiu và tất cả các phương cách kiếm tiền đều được phép, kể cả việc dẫn trẻ em đi ăn trộm.
Sau khi giành giải Cành cọ Vàng LHP Cannes lần thứ 71 vào tháng 5/2018, “Shoplifters”tiếp tục trình chiếu tại nhiều LHP Quốc tế khác, trong đó mới nhất là LHP Quốc tế Toronto, Canada vào tháng 9/2018 và sẽ ra mắt khán giả thủ đô Hà Nội trong khuôn khổ HANIFF V.
Phim cũng là đại diện của Nhật Bản tham dự vòng loại Oscar- Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất Oscar 91 năm 2019.
Phim bế mạc “A Fantastic Woman”- Người phụ nữ tuyệt vời,của đạo diễn Sebastián Lelio từng giành Giải Oscar Phim nước ngoài xuất sắc nhất, Oscar lần thứ 90 năm 2018; Giải “Teddy Award- Best Feature Film”- Giải thưởng điện ảnh quốc tế dành cho các bộ phim có chủ đề cộng đồng những người đồng tính, được giới thiệu bởi Ban giám khảo độc lập của LHP Berlin cho đạo diễn Sebastián Lelio và Giải “Gấu Bạc” cho biên kịch Sebastián Lelio, Gonzalo Maza cũng tại LHP Berlin 2017; Giải Phim nước ngoài xuất sắc nhất- Giải Tinh thần độc lập năm 2018.
Phim kể câu chuyện về Marina và Orlando yêu nhau và cùng lên kế hoạch cho tương lai. Marina vừa làm công việc bồi bàn vừa nuôi giấc mơ trở thành ca sỹ.
Orlando lớn hơn cô 20 tuổi và sở hữu một công ty in ấn. Một buổi tối, sau lễ kỷ niệm sinh nhật của Marina, Orlando đổ bệnh nặng. Lúc Marina đến phòng cấp cứu thì anh đã qua đời. Các bác sĩ và gia đình Orlando nghi ngờ cô dính líu đến cái chết của anh.
Marina là một người phụ nữ chuyển giới và đối với hầu hết thành viên trong gia đình Orlando thì thiên hướng tình dục của cô là sai thậm chí là hư hỏng. Marina đã dành cả đời tranh đấu để được là chính mình – một người phụ nữ mạnh mẽ, thẳng thắn và… “fantastic” – tuyệt vời.
Giờ đây, thay vì chỉ đơn giản là được phép thương tiếc người đàn ông có ý nghĩa rất nhiều với mình, Marina buộc phải biện minh cho sự tồn tại của chính cô.
Cùng với đồng biên kịch Gonzalo Maza, đạo diễn Sebastian Lelio đã vẽ nên bức chân dung một phụ nữ chuyển giới nỗ lực đi tìm bản thân và cảm xúc của mình. Và hành trình của người phụ nữ tuyệt vời đó đã được thuật lại trong một bộ phim tuyệt vời.
Được biết, toàn bộ phim chiếu tại HANIFF V 2018 sẽ chiếu miễn phí để giới thiệu tới công chúng tại một số cụm rạp như Trung tâm Chiếu phim Quốc gia – 87 Láng Hạ; rạp Tháng Tám- 45 Hàng Bài; rạp Kim Đồng – 19 Hàng Bài; cụm rạp chiếu phim CGV Vincom Center – 54A Nguyễn Chí Thanh; cụm rạp chiếu phim BHD Star Vincom – số 2 Phạm Ngọc Thạch; rạp Ngọc Khánh. Vé mời được phát tại các cụm rạp trên.
Poster LHP Quốc tế Hà Nội 2018.
Lễ Khai mạc và Lễ Bế mạc- Trao giải của HANIFF V 2018 sẽ được tổ chức tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội.
Lễ Khai mạc được truyền hình trực tiếp vào 20h00 ngày 27/10/2018 trên kênh VTV2, lễ Bế mạc – Trao giải được truyền hình trực tiếp vào 20h00 ngày 31/10/2018 trên kênh VTV1
Theo vov.vn
Điều đặc biệt của phim Việt Nam duy nhất dự Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội 2018
Tại liên hoan phim quốc tế hà nội 2018 sẽ có 40 phim ngắn, 12 phim dài của các quốc gia và vùng lãnh thổ tranh giải.
Một cảnh trong phim "Nhắm mắt thấy mùa hè".
Đáng chú ý, phim truyện dài duy nhất đại diện việt nam tranh giải là "Nhắm mắt thấy mùa hè", tác phẩm điện ảnh đầu tay của nữ đạo diễn Cao Thúy Nhi, lại có tới 90% bối cảnh quay ở nhật bản, ê-kíp làm phim phần lớn là người trẻ tuổi theo đuổi dòng phim độc lập.
Dấu ấn trẻ và mới
"Điện ảnh - Hội nhập và phát triển bền vững" là chủ đề của Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ năm được tổ chức từ ngày 27 đến ngày 31-10-2018 tại Hà Nội. Theo thông tin từ Cục Điện ảnh, dự kiến sự kiện sẽ thu hút gần 1.200 đại biểu và khách mời, trong đó có gần 200 khách quốc tế.
Bộ phim "Nhắm mắt thấy mùa hè" trước khi công chiếu chính thức tại Việt Nam vào tháng 5-2018 đã được giới thiệu tại Nhật Bản. Nhân vật chính của phim là Nhật Hạ, một cô gái trẻ trung, năng động và yêu thích nghệ thuật nhiếp ảnh. Sau biến cố gia đình, cô quyết định sang Nhật Bản tìm tung tích người cha thất lạc nhiều năm. Trong ký ức của người con, cha mình là người yêu nhiếp ảnh đến nỗi quên cả gia đình, thậm chí sẵn sàng từ bỏ vợ con để đến đất nước xa xôi chinh phục đam mê cá nhân. Nhờ hành trình tới xứ sở hoa anh đào, Nhật Hạ tình cờ gặp gỡ một chàng trai Nhật Bản lạnh lùng, ít nói. Run rủi, chàng trai ấy từng quen biết, là học trò của cha cô. Càng đi sâu tìm hiểu, cô gái trẻ càng phát hiện nhiều sự thật không như mong đợi.
Đây là bộ phim tâm lý, tình cảm với những câu chuyện giản dị về tình yêu, niềm tin, trách nhiệm cuộc sống. Mạch phim có tiết tấu chậm rãi, đời thường, dễ nắm bắt, không đi sâu khai thác từng nhân vật mà chú trọng gợi mở cảm xúc, nhận thức của người xem thông qua việc sắp đặt các chi tiết nhỏ được cài cắm tinh tế, lô-gích. Chủ đề thiên nhiên trong bộ phim cũng rất đáng quan tâm khi phác họa một bức tranh phong phú, tươi mới, nhiều chuyển biến của cuộc sống. Tình yêu nam nữ được đề cập trong "Nhắm mắt thấy mùa hè" vừa là thứ tình cảm mơ hồ trong quá khứ mà con người đang cố gắng quên đi, vừa là thứ tình cảm không tên, chớm nở, vừa có cả những tình bạn thuở học trò trong trẻo thơ ngây... Điểm hấp dẫn nhất trong phim xoay quanh những câu hỏi về niềm tin, cách những con người bước qua hành trình từ che giấu, chối bỏ bí mật cá nhân đến đối diện, trưởng thành. Về mặt diễn xuất, dàn diễn viên trong phim thể hiện tương đối trọn vẹn vai diễn, bất đồng ngôn ngữ được xử lý khéo léo, tránh được sự gượng gạo, không ăn nhập như một số bộ phim Việt Nam mời diễn viên nước ngoài tham gia.
Xét một cách tổng thể, đây là nỗ lực đáng ghi nhận ở đội ngũ những người làm phim còn trẻ, sẵn sàng theo đuổi dòng phim độc lập. Trước thềm liên hoan phim và đón nhận thông tin tác phẩm đầu tay sẽ là bộ phim dài duy nhất trong nước được chọn tranh giải, nữ đạo diễn Cao Thúy Nhi chia sẻ: "Chúng tôi đã chọn phong cách phim rất khác so với xu hướng phim Việt Nam thường thấy là nhẹ nhàng, trong lành, nhiều màu sắc, phong cách, đồng thời chấp nhận sự thách thức từ phía khán giả. Chính xác hơn, có thể gọi đó như một phép thử cho cả khán giả lẫn chúng tôi để chúng tôi bước tiếp những bước đi dài thay vì đi nhanh". Đạo diễn trẻ này cho biết, nội dung phim bắt nguồn từ một câu chuyện có thật của một nhà sản xuất phim, cô đã từ chối tới ba lần khi được đề nghị làm đạo diễn và cuối cùng tự cho mình cơ hội thử nghiệm. Nhóm cốt lõi làm nên tổng thể bộ phim này gồm chín người trẻ tuổi, họ cùng nhau xây dựng kịch bản và mọi vấn đề lớn nhỏ liên quan tới phim. Với những người trẻ tuổi, đó là thử thách không hề nhỏ, buộc họ phải kiên trì, nỗ lực mỗi ngày.
Riêng đạo diễn phim, trong hai năm thực hiện dự án, cô đã không làm được việc gì khác.
Nói về những khó khăn với người làm phim độc lập, Cao Thúy Nhi cho hay: "Cái khó đầu tiên đó là tìm nguồn đầu tư bởi nếu không tìm được thì chúng tôi phải tự chi tiền. Dự án này là một thí dụ. Do không thỏa hiệp được với nhà đầu tư, đội ngũ làm phim chúng tôi quyết định tự bỏ tiền túi. Thứ hai là đưa phim đến gần khán giả. Điều này nghịch lý ở chỗ, càng muốn gần khán giả thì càng không thể chú trọng quá mức vào doanh thu trong khi toàn bộ chi phí mình đã bỏ".
Quảng bá đất nước theo cách riêng
Với bộ phim dài duy nhất dự giải Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội 2018 lại có bối cảnh quay chủ yếu ở Nhật Bản, nội dung và hình ảnh không mang đậm bản sắc Việt, rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra cho sự kiện này hướng tới nội dung quảng bá đất nước, con người và văn hóa Việt Nam. Trả lời vấn đề nêu trên, bà Ngô Phương Lan - Cục trưởng Cục Điện ảnh, Giám đốc Liên hoan phim nhấn mạnh: "Nhiệm vụ quảng bá Việt Nam tới bạn bè quốc tế là rất quan trọng, cho nên cần được xét ở bình diện lớn chứ không phải chỉ qua một bộ phim trong nước dự thi. Ngay cả việc chúng ta nỗ lực chọn được những bộ phim quốc tế chất lượng, đã đoạt giải danh tiếng, mời các đoàn làm phim ấy sang tham dự cũng là cách quảng bá tốt. Thí dụ, lần này sẽ có phim của Nhật Bản đoạt giải Cành cọ vàng Liên hoan phim Can 71, phim của Chi-lê giành giải Ô-xca - Phim nước ngoài hay nhất, phim Hun-ga-ri đã đoạt giải Gấu vàng - Liên hoan phim Béc-lin".
Theo bà Ngô Phương Lan, bộ phim Việt Nam dự giải đã đạt được những tiêu chí cơ bản nhất do Hội đồng bình chọn, xem xét và bỏ phiếu kín đồng thời cũng phù hợp với chủ đề "Điện ảnh - Hội nhập và phát triển bền vững". Những năm gần đây, chủ đề làm phim độc lập đã được bàn luận, giới thiệu ở quy mô hội thảo trong các kỳ liên hoan phim. Bộ phim Việt Nam tranh giải năm nay hẳn sẽ góp phần đẩy mạnh đề tài này ở cấp độ sâu rộng hơn, cụ thể hơn. Chia sẻ thêm về nỗ lực nâng cao chất lượng của liên hoan phim, Cục trưởng Ngô Phương Lan cho rằng, ngoài công tác tuyển chọn, những năm qua, ban tổ chức đã mở thêm hoạt động trại sáng tác tài năng trẻ, chợ dự án phim, tổ chức nhiều hội thảo nghề nghiệp chuyên sâu và một trong những nội dung được tập trung quảng bá chính là giới thiệu nét đặc sắc trong bức tranh tổng thể về điện ảnh Việt Nam, mời đồng nghiệp quốc tế xem phim, thưởng thức nền điện ảnh nước nhà. Bà Ngô Phương Lan nhấn mạnh, trên thực tế, nhờ vào nhiều liên hoan phim danh tiếng như Can của Pháp, Vơ-ni-dơ của I-ta-li-a mà những địa danh này càng trở nên nổi tiếng về văn hóa, du lịch. Việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chọn Hà Nội, Thủ đô nghìn năm văn hiến, vốn đã nói lên ý nghĩa đặc biệt trong giới thiệu những nét đặc sắc về văn hóa, đất nước, con người Việt Nam, đồng thời tạo cơ sở phát triển thêm nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ.
Theo nhanhdan.com.vn
Hé lộ phim Việt duy nhất tranh giải tại Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội 2018 Bộ phim "Nhắm mắt thấy mùa hè" đã trở thành phim Việt duy nhất tranh giải tại Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội 2018 (HANIFF 2018) hạng mục phim truyện dài. Hình ảnh trong phim "Nhắm mắt thấy mùa hè". Nguồn: BTC. Theo Ban tổ chức, năm nay, 40 bộ phim ngắn và 12 bộ phim dài của các quốc gia và...