Nhâm Hoàng Khang từng bẻ khóa trái phép nhiều iPhone
Trước đây, hacker Nhâm Hoàng Khang là một cá nhân có tiếng trong cộng đồng người dùng iPhone.
Nhâm Hoàng Khang sống và làm việc tại TP.HCM. Năm 2018, được biết đến là một lập trình viên, người đứng sau các ứng dụng dành cho người dùng iPhone
Cụ thể, Nhâm Hoàng Khang là người đưa eSIM vào iPhone lock, biến máy khóa mạng thành model quốc tế. Đồng thời, người này còn là quản trị viên của một cộng đồng người dùng iPhone khóa mạng lớn. Nhóm này thường chia sẻ các thủ thuật gian lận gói cước bằng cách mở khóa iPhone.
Chân dung hacker Nhâm Hoàng Khang.
Chia sẻ với Zing, một kỹ thuật viên điện thoại ngụ tại TP.HCM cho biết Nhâm Hoàng Khang là một người có tiếng trong giới làm phần mềm trên các dòng iPhone.
Video đang HOT
“Khang là người làm ra phần mềm mBybass , dùng để bẻ khóa các máy iPhone dính iCloud. Công cụ của Nhâm Hoàng Khang có thể giúp mở khóa thiết bị mà vẫn có thể nghe gọi, nhắn tin”, kỹ thuật viên điện thoại này cho biết.
Phần mềm “ mBypass” do Nhâm Hoàng Khang tạo ra để bẻ khóa iCloud trên iPhone.
Việc bẻ khóa iCloud hay mở khóa trái phép iPhone lock là hoạt động phi pháp mà Apple đau đầu trong suốt nhiều năm qua. Giữa tháng 9, Muhammad Fahd, một người đàn ông Pakistan đã bị kết án 12 năm tù vì cài đặt phần mềm độc hại vào các máy tính nội bộ của AT&T, để mở khóa trái phép gần 2 triệu chiếc điện thoại có liên quan đến nhà mạng này.
Các mẫu điện thoại iPhone thường được nhà mạng hỗ trợ giá bán với điều kiện đi kèm là các hợp đồng gói cước. Thủ đoạn này sẽ khiến người dùng không bị ràng buộc bởi nhà mạng và vẫn sở hữu những chiếc iPhone trợ giá.
Ngoài ra, Nhâm Hoàng Khang còn là một hacker. Gần đây, người này gây chú ý sau những lùm xùm trên mạng xã hội, Nhâm Hoàng Khang xâm nhập dữ liệu cá nhân liên quan đến vụ việc sao kê của các cá nhân, tổ chức từ thiện.
Ngày 4/10, Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an cho biết cơ quan điều tra đã bắt giữ Nhâm Hoàng Khang (34 tuổi, trú TP.HCM) để điều tra về hành vi Cưỡng đoạt tài sản.
Theo thông tin ban đầu, hacker này bị bắt tại TP Cần Thơ sau khi cơ quan điều tra nhận đơn tố giác cho rằng Khang có hành vi xâm nhập dữ liệu mạng máy tính rồi tống tiền. Nhâm Hoàng Khang bị cáo buộc xâm nhập vào mạng máy tính của một số cá nhân và tống tiền khoảng 400 triệu đồng. Cảnh sát thu giữ một số máy móc, thiết bị và đang kiểm tra, làm rõ.
Dịch vụ 'bẻ khóa' esim cho iPhone khóa mạng nở rộ
Nhiều cửa hàng sửa chữa iPhone hiện cung cấp dịch vụ "bẻ khóa" esim cho các mẫu iPhone "lock" với giá từ 350.000 đồng.
Apple bắt đầu hỗ trợ esim trên các mẫu iPhone ra mắt từ năm 2018, gồm XS, XS Max, XR, sau đó là loạt iPhone 11, iPhone SE (2020) và gần đây là iPhone 12. Tại Việt Nam, chỉ có các model chính hãng và máy quốc tế mới có thể dùng esim này, còn iPhone lock thì không. Hiện tại, một số cửa hàng bán hàng đồ Apple xách tay đã "bẻ khóa" được esim cho các mẫu iPhone trên với giá từ 350.000 đến 500.000 đồng.
Sau khi thêm esim bằng thủ thuật, mẫu iPhone XS Max khóa mạng có thể dùng esim như bản quốc tế.
Theo một kỹ thuật viên sửa điện thoại, bản chất của việc "bẻ khóa" esim là tạo một server ảo giống server của Apple nhằm đánh lừa iPhone. Việc mở khóa có thể chia thành 5 bước: cài đặt proxy thủ công cho mạng Wi-Fi; truy cập một địa chỉ website để tải tập tin cấu hình esim; cài đặt tập tin này và kích hoạt chứng chỉ đáng tin cậy; gửi mã QR của esim để chủ cửa hàng đăng ký hệ thống; và cuối cùng là cài đặt esim như máy quốc tế.
Theo người này, trong 5 bước trên, bước thứ 4 là quan trọng nhất. Ở phần này, chủ cửa hàng sẽ bán một mã gồm 6 chữ số - gọi là mã OTP - với giá từ 350.000 đến 500.000 đồng - để kích hoạt mã QR của esim sắp thêm thông qua một website riêng.
Để có mã QR của esim, người dùng phải đăng ký với nhà mạng. Mã QR của esim sẽ được lưu vào server riêng. Việc cuối cùng là thêm esim như một chiếc iPhone bình thường bằng cách mở camera, quét lại mã QR và thực hiện các bước theo hướng dẫn trên máy.
Thử nghiệm với chiếc iPhone 11 Pro khóa mạng mua từ Nhật Bản, sau khi thêm esim, các tính năng trên máy không khác nhiều so với phiên bản bán tại Việt Nam hoặc xách tay quốc tế. Việc thực hiện cuộc gọi, nhắn tin, hay thậm chí cập nhật phần mềm iOS đều bình thường. Tuy nhiên, việc nhận sóng không ổn định.
Những chiếc máy thêm esim dạng này có thể thành "cục chặn giấy" nếu bị khôi phục cài đặt gốc. "iPhone lock hiện nay vẫn phụ thuộc vào mã ICCID. Khi khôi phục cài đặt gốc, ICCID sẽ bị vô hiệu hóa, khi đó máy sẽ chọn esim để kích hoạt (active). Do esim này được thực hiện bằng thủ thuật, quá trình không thể thực hiện và iPhone có thể bị treo", kỹ thuật viên này giải thích. "Để khắc phục, người dùng cần xóa esim trước khi khôi phục gốc cho máy và thêm lại từ đầu".
Việc thêm esim cho iPhone lock khá rườm rà và tiềm ẩn rủi ro. Ngoài việc sóng không ổn định, người dùng có thể gặp phiền phức nếu vô tình khôi phục cài đặt gốc cho máy. Ngoài ra, người dùng có thể bị lừa mua mã OTP trực tuyến nếu chẳng may gặp những nơi làm ăn gian dối.
iPhone khóa mạng là sản phẩm chỉ dùng cho một số thị trường nhất định, xuất hiện ở Việt Nam dưới dạng xách tay. Trước đây, loại iPhone này từng được ưa chuộng vì giá bán rẻ hơn so với máy quốc tế, nhưng nay không còn được yêu thích do giá cao, khó cập nhật iOS mới và nhiều lỗi.
iOS 14.7 vừa ra mắt đã gặp sự cố Apple vừa phát hành bản cập nhật iOS 14.7 mới nhất đến người dùng các mẫu iPhone tương thích, tuy nhiên nó đã dẫn đến ít nhất một sự cố cho người dùng. iOS 14.7 hiện đã được triển khai đến nhiều người dùng iPhone tương thích Theo PhoneArena , một trong những lỗi xuất hiện trên iOS 14.7 liên quan đến một...